Chẳng lẽ tôi lại chịu thua?
Họ đã cạn tàu ráu máng như vậy, chẳng lẽ tôi lại chịu thua? Con trai tôi muốn “đòi lại công bằng cho mẹ” nên đã gây gổ với cả nhà nội. Cháu đã gọi các cô, các bác là “những kẻ giả dối” và thề không bao giờ bước chân về đó nữa. Phản ứng của cháu bộc phát khi nó nghe cô Ba bảo rằng mẹ nó là “cái đồ xách giỏ theo trai, thứ con dâu không cưới hỏi” thì tư cách gì mà “dẫn xác” về đòi thừa kế?
16 tuổi, bé Minh đã biết nhìn nhận đâu là tốt xấu; ai nói thật, ai chỉ giả dối bề ngoài. Nó biết tôi không dẫn anh em nó về để chia thừa kế khi ông nội mất mà đơn giản chỉ là để chịu tang ông dù khi còn sống, ông không hề nhìn nhận mẹ nó, không hề nhìn nhận anh em nó.
Ngày Thịnh dẫn tôi về ra mắt gia đình, khi biết tôi tuổi con mèo, ba anh đã kiên quyết không chấp nhận: “Cưới nó về để cho tao chết à?”. Ông cụ tuổi con chuột, Thịnh cũng tuổi chuột, nếu cưới tôi về, cả hai sẽ bị mèo vồ…
May mà má anh thương con nên âm thầm ủng hộ. Dù đang bệnh nặng, bà cũng lặn lội từ Sa Đéc lên Sài Gòn để gặp ba mẹ tôi, xin phép cho chúng tôi lấy nhau. Nhìn cảnh đó, ba mẹ tôi không kềm lòng được và đồng ý. Tuy vậy, sau đó, ba nói riêng với tôi: “ Thôi thì tụi con đã quyết, ba mẹ không cấm cản nhưng nuôi con tới từng tuổi này mà không được gả cưới đàng hoàng, ba mẹ đau lòng lắm“. Mẹ tôi cũng chỉ biết quay đi lau nước mắt…
Chúng tôi ra phường đăng ký kết hôn, ba mẹ tôi làm một mâm cơm cúng ông bà. Vậy là chúng tôi thành chồng vợ. Thời gian đầu, tôi ở chung với ba mẹ, khoảng nửa năm sau khi hai đứa xin được việc làm ổn định thì ra riêng. Chúng tôi thuê một căn phòng nhỏ 20m2 trong một con hẻm ở đường Lý Chính Thắng, quận 3. Thịnh bảo: “Giờ tụi mình chỉ còn lo mỗi một chuyện là ráng làm kiếm tiền thật nhiều và… kiếm thêm mấy đứa con nít cho vui cửa, vui nhà…”.
Nhưng chúng tôi chưa kịp thực hiện kế hoạch sinh con thì bệnh của má anh trở nặng. Các anh chị chồng viện lý do chúng tôi ở thành phố, gần bệnh viện, thuận tiện cho việc chăm sóc mẹ nên bảo chồng tôi đón bà về ở cùng. Tôi thấy cũng có lý nên vui vẻ đoán mẹ về ở chung. Suốt 3 năm trời, một tay tôi chăm sóc bà. Các anh chị chồng thỉnh thoảng lên thăm thì cũng chỉ chơi giây lát rồi về. Chưa ai ở lại ngủ một đêm với má.
Trước khi má chồng tôi mất mấy hôm, bà nắm chặt tay tôi, giọng nghẹn ngào: “ Má thiệt có phước mới gặp được con… Nếu không có con lo lắng mấy năm nay thì chắc má đi theo ông, theo bà rồi… Chỉ có điều này khiến má lấn cấn, chưa yên… Con về thưa với anh chị sui bỏ qua cho ba con… Còn mấy anh chị của con, tụi nó cũng thưa thớt nên con đừng để bụng làm gì. Con cứ nghĩ má thôi, đừng buồn… Ai ăn ở sao thì có ông trời biết con à…”.
Má chồng tôi mất 1 năm thì tôi sinh thằng Minh. Tính ra từ khi lấy chồng đến khi sinh con gần 5 năm tôi chưa một lần về quê chồng. Lúc thằng Minh 6 tháng, mấy người bạn thân của anh xúi: “ Bây giờ có con cái rồi, chắc ông già hết giận. Hai người cứ ẳm thằng nhóc về đại đi…”. Tuy rất sợ nhưng tôi cũng nghe lời, lòng thầm van vái trời phật và má tôi phù hộ…
Video đang HOT
Tôi về không phải để tranh giành vì tôi không thiếu thốn thứ gì để phải tranh giành (Ảnh minh họa)
Thế nhưng mọi việc diễn ra lại không như ý muốn. Vừa nghe Thịnh giới thiệu: “ Thưa ba, đây là vợ con của con…”, đang nằm võng, ba chồng tôi ngồi bật dậy gầm lên: “ Đi, đi ra khỏi nhà tao…”. Tôi giật bắn người, ẳm con vừa đi, vừa chạy. Tôi cứ chân không mà chạy cho đến khi mệt lã ngồi vật xuống vệ đường.
Lần đó tôi khóc tưởng đã mù mắt vì tủi hờn. Thậm chí tôi còn muốn ly dị để trả Thịnh về cho ba anh. Thế nhưng, khi bình tâm lại, tôi cất nỗi buồn vào lòng, tự nhủ, không cho về thì thôi. Rồi tôi nhớ lời má chồng tôi nói khi xưa: “ Tụi con đã chọn lựa thì phải ráng mà ăn ở cho thiên hạ không chê cười, nếu không người ta lại đổ thừa mèo chuột…”. Nghĩ vậy mà tôi nguôi ngoai nỗi buồn.
Khi thằng Minh lớn một chút, tôi cho nó theo ba về nội mỗi dịp giỗ, tết; sau này khi tôi sinh bé Nhung thì cũng vậy. Ông nội ngoài mặt không nhìn cháu chứ trong bụng rất thương, tôi cũng được an ủi phần nào…
Tuy vậy, thằng Minh không thấy mẹ cùng về nội thì thắc mắc. Tôi chỉ có mỗi một cách nói dối con là mình quá bận. Lớn thêm chút nữa, nó thấy quan hệ giữa mẹ và nhà nội có điều gì đó bất thường nên tự tìm hiểu và biết đầu đuôi mọi chuyện. Có lần nó bảo tôi: “Mẹ không về, con cũng không muốn về”. Tôi rầy con đừng xen vào chuyện người lớn, ai có phận sự của người ấy. Phận sự con là cháu nội thì con cứ làm tròn bổn phận của mình.
Cách đây 2 năm, đến lượt ba chồng tôi bệnh. Tôi nói với Thịnh: “ Anh đón ba lên trên này đi, dù sao thì ở trên này có bệnh viện, có bác sĩ giỏi cũng tốt hơn”. Anh ôm lấy tôi, chảy nước mắt: “ Cám ơn em”.
Khi đó ba tôi đã yếu. Có lẽ đối với ông, khi gần đất xa trời thì cái chuyện mèo chuột kỵ tuổi không còn là quan trọng. Dù vậy, ông cũng ngại ngùng khi phải đối diện với đứa con dâu mà bao nhiêu năm nay ông không nhìn nhận. Tôi phải về tận nơi để đón ông lên.
Được hơn 1 năm thì ông mất.
Xong đám tang tôi chuẩn bị trở lên Sài Gòn thì các anh chị em chồng tôi mở cuộc họp gia đình để phân chia tài sản mà ba má chồng tôi để lại. Đến lúc đó, tôi mới biết số tài sản mà ba má tôi để lại là không nhỏ, gồm nhà cửa, ruộng vườn, vàng và tiền tiết kiệm. Đặc biệt, trong ngăn tủ của ba chồng tôi, còn có một tờ giấy viết tay, không biết ba tôi viết từ khi nào nhưng trong đó nói rõ, số vàng và tiền tiết kiệm ba má để lại cho chồng tôi và các con tôi.
Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuyện cự cãi, xúc phạm lẫn nhau giữa các anh chị và chồng con tôi. Khi nghe thằng Minh nói với cô, bác của nó như vậy, tôi đã mắng con: “ Không được hỗn!”.Nhưng trong thâm tâm, tôi thấy nó nói đúng. Tôi về không phải để tranh giành vì tôi không thiếu thốn thứ gì để phải tranh giành.
Thế nhưng họ đã cạn tàu ráu máng như vậy, chẳng lẽ tôi lại chịu thua? Mọi người xúi tôi kiện ra tòa để đòi lại phần tài sản mà ba má chồng cho mình. Ai cũng bảo nếu kiện, chúng tôi chắc chắn thắng. Thế nhưng điều khiến tôi lấn cấn trong lòng là chồng tôi. Anh đã rất buồn vì anh em mình cư xử không ra gì, giờ tôi lại đổ dầu vô lửa nữa thì người đau khổ nhất chính là anh.
Còn các con tôi nữa, dù sao thì họ cũng là ruột thịt của chúng, đưa nhau ra tòa có hay ho gì đâu? Không khéo lại làm trò cười cho miệng đời…
Theo 24h
Chú chó Belarus được thừa kế gần 1 triệu USD
Một chú chó sống ở Budochka, một làng nhỏ của Belarus vừa được thừa kế số tài sản kếch xù từ một cụ ông người Mỹ.
Báo Respublika hàng ngày nước này đưa tin, chú chó may mắn có tên là Zhulik, 10 tuổi, đã được thừa kế khoản tiền từ công dân Mỹ John Fyodorov. Ông Fyodorov được sinh ra ở Budochka nhưng chuyển đến Mỹ sau Thế chiến II.
Theo Vasily Potapov, chủ sở hữu của chú chó, ông Fyodorov từng về thăm lại ngôi làng nhỏ Budochka năm 2007.
Tại đây, khi bắt gặp Zhulik, Fyodorov cho biết, chú chó đã gợi lại trong ông những ký ức sâu đậm, không thể quên về cún cưng Valet đã chết trong những năm 1950 của ông.
Hình minh họa
Thời điểm đó, Valet bị ốm và để chữa trị cho nó phải tốn một khoản chi phí rất đắt đỏ. Tuy nhiên, lúc đó ông Fyodorov lại có công chuyện gấp và phải dùng số tiền tiết kiệm ít ỏi để mua vé tàu tới Sacramento.
Do đó, ông đã không thể cứu chữa cho cún cưng. Cuối cùng, Valet chết còn ông Fyodorov không thể tha thứ cho bản thân mình khi để mất đi người bạn thân thiết nhất.
Luật sư Maria Protasenya ở Minsk xác nhận, một tài khoản ngân hàng đặc biệt được mở cho chú chó Zhulik và trong đó hiện có 993.700 USD. Theo ý nguyện cuối cùng của ông Fyodorov, chú chó Zhulik sẽ được sống trong một phòng riêng với giường nệm êm ấm, trang bị TV màn hình phẳng.
Ngoài ra, chú chó được cho ăn 3 bữa thịnh soạn/ngày đồng thời được đi dạo ở nơi thoáng đãng, ngát hương hoa 2 lần/ngày, du lịch 1 lần/năm tới bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính chú chó sẽ lựa chọn địa điểm du lịch cho bằng bằng cách chõ mõm vào bản đồ.
Theo Tinngan
Chó bỗng dưng được thừa kế 1 triệu USD Một chú chó từ một ngôi làng nhỏ ở Belarus đã được thừa kế gần 1 triệu USD từ một công dân Mỹ. (Ảnh minh họa) Con chó 10 tuổi tên gọi Zhulik đã may mắn được thừa hưởng tài sản kếch xù từ ông John Fyodorov, người sinh ra tại làng Budochka nhưng di cư tới Mỹ sau Thế chiến II và...