Chàng ‘lái lợn’ thành ông chủ trang trại
Chỉ với kinh nghiệm giúp mẹ mua lợn về thịt, sau một năm quyết tâm đầu tư cho chăn nuôi, trang trại lợn của ông chủ trẻ ở Lạng Sơn cho lãi gần 300 triệu đồng.
Những ngày này, anh Nguyễn Ngọc Anh, 28 tuổi, trú tại Thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn đang cùng thợ xây mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình.
Học xong cấp 3, chàng trai nông thôn nhập ngũ rồi về địa phương làm kinh tế, những lúc có thời gian anh hộ mẹ quản lý quầy thịt lợn trong chợ và hay đến nhà dân mua lợn nên mọi người vẫn trêu là “lái lợn”. Tiếp xúc nhiều với các lái buôn lợn, Anh thấy trên địa bàn tỉnh nhu cầu lợn thịt sạch hàng ngày khá cao, trong khi đã quen nhiều mối làm ăn nên nảy sinh ý định chăn nuôi lợn.
Ngọc Anh đang chăm sóc đàn lợn trong trang trại. Ảnh: Hồng Vân
Nghĩ là làm, giữa năm 2015, Ngọc Anh vay mượn tiền đầu tư xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi rộng gần 1.000 m2 cách xa khu dân cư. Ban đầu cũng có người nghi ngờ về khả năng thành công, nhưng anh không lung lay quyết tâm của mình. Anh xây khu chăn nuôi thành 2 tầng, tầng dưới nuôi nhốt hơn 100 con gà và tầng trên phân khu cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Thời gian cao điểm anh nuôi 20 nái lợn và hơn 200 lợn thịt.
“Trước khi xây khu nuôi lợn, tôi đã dành nhiều thời gian xuống các tỉnh miền xuôi tham quan, học tập kinh nghiệm từ mô hình trang trại thành công. Tôi tự tìm kiếm tài liệu, đọc kĩ về các chứng bệnh của lợn, cách phòng tránh, chăm sóc nuôi dưỡng chúng đúng khoa học. Bên cạnh đó, tôi liên hệ sẵn đầu ra khi lợn đủ cân xuất chuồng nên rất tự tin về tương lai của trang trại lợn mình làm”, Ngọc Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Để lợn khỏe mạnh, mau lớn việc vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh được anh đặt lên hàng đầu. Ảnh: Hồng Vân
Mùa hè Anh lắp thêm quạt, bạt chống nóng và tấm làm mát có quạt hút gió một đầu để tránh nóng cho đàn lợn. Mỗi ngày 2 lần, anh xuống chăm sóc cho đàn lợn ăn và tranh thủ tắm cho chúng. Sau khi tìm hiểu về các giống lợn, Ngọc Anh xuống công ty chọn mua giống lợn có đặc điểm phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương và tổ chức tiêm phòng bệnh cho lợn cẩn thận.
Những ngày đầu mới bắt tay vào làm, chỉ có 2 vợ chồng anh đánh vật cùng đàn lợn. Chuồng trại lúc nào cũng phải giữ vệ sinh để thông thoáng, sạch sẽ không có mùi hôi và không tạo môi trường phát sinh bệnh dịch.
Khách đến xem thấy lợn nhà Ngọc Anh hồng hào, khỏe mạnh đều dặn anh khi nào đến thời điểm xuất chuồng nhớ liên lạc. Người dân quanh vùng cũng tìm đến mua lợn con sau khi thấy trang trại chăn nuôi làm ăn khấm khá, lợn lớn nhanh.
Ngoài chăn nuôi bằng cám, Ngọc Anh còn thu mua ngô của bà con mỗi dịp mùa vụ để nghiền cho lợn ăn cùng. Những chủ thu mua lợn đều tự tìm đến trang trại và thị trường chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân trong tỉnh. Để tránh ảnh hưởng tới lứa lợn tiếp theo, anh không bán lẻ mà bán số lượng nhiều trong thời gian ngắn.
Hiện tại ông chủ mới 28 tuổi này đang xây dựng thêm một khu nuôi nhốt riêng lợn chửa và lợn đẻ. Thấy nhu cầu nuôi lợn của người dân địa phương khá cao, anh mở thêm cửa hàng bán vật tư chăn nuôi. Đồng thời, những người muốn học tập kinh nghiệm anh sẵn sàng chia sẻ và dẫn đi thăm quan khu chăn nuôi của mình. Ngọc Anh cho biết, chưa đầy một năm, trừ mội chi phí, trang trại lợn đã đem lại cho anh gần 300 triệu đồng tiền lãi.
Anh hy vọng, với số tiền có được anh sẽ mở rộng quy mô đầu tư thêm cho những dự án tiếp theo của mình. Chia sẻ bí quyết thành công, ông chủ trẻ nói ngắn gọn: “mình trẻ mình làm được mà”.
Theo Hồng Vân (VnExpress)
Muốn "gặp" lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng
Chỉ với 600 lợn nái nhưng ông Hưởng phải đầu tư đến 22 tỷ đồng. Nhờ chăn nuôi bài bản bằng quy trình nghiêm ngặt, ông Hưởng không phải lo đầu ra, không sợ dịch bệnh, doanh thu ổn định mỗi năm lên đến 18 tỷ đồng.
Cách ly 3 ngày trước khi "gặp" lợn
Phải thuyết phục mãi chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Hưởng (thôn 3, xã Đăk Sin, huyện Đăk R'Lấp, Đăk Nông) đồng ý cho thăm trang trại. Nhưng mặc dù đã được sát trùng ngay từ ngoài cổng, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận được khu chuồng trại của ông Hưởng mà chỉ có thể xem qua màn hình theo dõi. Ông Hưởng bảo, không loại trừ bất kỳ ai, nếu muốn tiếp cận được khu vực chuồng trại thì phải qua phòng sát trùng và phải ở cách ly 3 ngày.
Chăm sóc lợn tại trang trại huyện Xuân Trường, Nam Định. Ảnh: Trọng Đạt
Cũng phải thôi, với mức đầu tư đến 22 tỷ đồng thì quy định nghiêm ngặt ấy là hết sức cần thiết. Theo ông Hưởng, ở trang trại của ông, không chỉ quy định trên mà tất cả các quy định khác đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Công nhân trước khi vào nhà máy, sau 3 ngày cách ly còn phải qua một lần sát trùng nữa và phải thay đồ riêng mới được tiếp cận chuồng trại. Không chỉ thế, công nhân ở khu sạch (khu vực lợn đẻ và mang thai) và công nhân ở khu bẩn (khu tiêm vaccine) cũng phải ăn ở và sinh hoạt tách biệt, không được tiếp cận với nhau.
Nói về việc chăm sóc, ông Hưởng cho biết, trang trại hiện có 20 công nhân, kỹ thuật viên và một bác sĩ thú y túc trực thường xuyên. Chế độ ăn uống của lợn đều theo một quy trình kỹ thuật đặc biệt. Tùy theo lứa tuổi, thể trạng mà lợn có một "sơ đồ" dinh dưỡng riêng. Cứ 3 ngày, mọi khu chuồng trại lại được sát trùng, 3 tháng lợn nái được tiêm vaccine 1 lần và tất cả lợn đều được tiêm đến 6 loại vaccine. Toàn bộ khu vực chuồng trại luôn được giữ ở 27 độ C bằng hệ thống làm mát tự động. "Tính ra, mỗi một nái lợn, tôi đầu tư đến 32 triệu đồng" - ông Hưởng cho biết.
Doanh thu khủng 18 tỷ đồng/năm
Ông Hưởng kể, năm 2006, ông bắt đầu nuôi lợn nái để sản xuất con giống. Với quy mô 60 nái và chăm sóc kỹ càng, trang trại của ông cho lợi nhuận khá cao. Năm 2012, qua tư vấn của Công ty CP chăn nuôi CP, ông quyết định kêu gọi những người xung quanh góp vốn đầu tư làm ăn lớn. Tin tưởng vào "tay nghề" của ông Hưởng, em trai ông cùng 5 người nữa đã quyết định góp vốn thành lập nên HTX Đồng Tiến, vay ngân hàng 6 tỷ đồng và góp thêm vốn để đầu tư vào trang trại.
Nhờ quy trình chăm sóc bài bản, hơn 3 năm qua trang trại của HTX Đồng Tiến luôn phát triển ổn định. Hiện mỗi tháng, trang trại xuất bán khoảng trên dưới 1.000 lợn giống, với trọng lượng từ 20-25kg/con. Giá bán tùy theo trọng lượng, trong đó, 20kg đầu được mua đúng giá cam kết của Công ty CP chăn nuôi CP, mỗi kg tiếp theo được tính theo giá ưa đãi. "Nếu trước đây, mỗi nái cho 5 lứa/3 năm thì nay với quy trình chăm sóc đặc biệt, mỗi nái có thể sinh sản 2,4 lứa/năm, số con giống cũng tăng lên, trung bình 10 lợn giống/lứa. Số con giống này đều được Công ty CP chăn nuôi CP bao tiêu toàn bộ. Hiện chúng tôi chưa thể tính toán được lợi nhuận vì đang trong quá trình hoàn vốn, song nếu tính doanh thu thì được khoảng 18 tỷ/năm"- ông Hưởng cho biết.
Cũng theo ông Hưởng, chỉ trong vòng 2 năm nữa, Đồng Tiến sẽ thu hồi hết vốn. Sắp tới, HTX này sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô lên đến 1.800 lợn nái. "Với quy trình chăn nuôi như hiện nay, chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề dịch bệnh trên đàn lợn. So với cách chăn nuôi trước đây thì mặc dù đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng chúng tôi tin lợi nhuận thu về cũng không hề nhỏ"- ông Hưởng nói.
Theo Danviet
10 năm biến đầm hoang thành trang trại vàng Sau hơn 10 năm khai phá đầm hoang, anh Phạm Văn Cảnh ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã gây dựng nên trang trại thu nhập lên đến 16 tỷ đồng/năm. Anh Cảnh kể: "Năm 2005, không ít người bảo tôi sướng không biết hưởng lại từ thị trấn chui rúc ra đầm hoang nước lạnh. Nhưng tôi...