Chàng kỹ sư điện tử mở phòng khám sản khoa
(Zing) – Mỗi lần đi chơi, bạn bè thỉnh thoảng lại đùa Chung: “Ông về đi tư vấn sinh đẻ ở phòng khám nhà ông đi”, Chung chỉ cười đáp lại: “Rồi, đợi đấy, đến lúc các ông cưới vợ, sinh con, xem các ông sẽ tìm đến ai đầu tiên”.
Đang thành công thì bỏ việc, và thất bại
Trẻ, cao to, đẹp trai, ăn mặc và nói chuyện khá là phong cách, sẵn sàng lang thang lượn lờ đủ trò khi đám bạn alô, nhưng “ông chủ trẻ” Nguyễn Thành Chung lại đang đóng vai trò phụ trách, điều hành mọi vấn đề về kinh doanh của một phòng khám chuyên khoa sản. Phòng khám chuyên khoa ngoại sản An Sinh, với trang bị hiện đại và một đội ngũ y bác sĩ tận tâm có địa chỉ tại số 91, phố Đốc Ngữ.
Nguyễn Thành Chung – kĩ sư máu mê kinh doanh
“Tôi là một người học về kĩ thuật, nhưng lại đam mê kinh doanh, đã từng thành công, đã từng thất bại. Lần này, tôi tin mình sẽ thành công, nhưng giờ đây, thành công về mặt kinh doanh không phải mục tiêu hàng đầu của tôi”, Chung mở đầu câu chuyện một cách tự tin như vậy.
Sinh năm 1983, chàng trai trẻ Nguyễn Thành Chung đã có 5 năm rưỡi mài đũng quần ở giảng đường khoa điện tử – viễn thông Học viện kĩ thuật Quân sự. Ra trường với tấm bằng kĩ sư cùng một lô những kinh nghiệm về các loại máy móc khác do thích tìm tòi nghiên cứu và thích “phá”, nhưng Chung lại dấn thân vào kinh doanh. Năm 2006, Chung thi tuyển và ngay lập tức đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ phận máy ảnh kĩ thuật số – máy in của Canon Lê Bảo Minh. Thời điểm đó, Canon mới chỉ triển khai thương hiệu ở miền Nam và Chung là người đầu tiên phát triển, mở rộng kinh doanh máy ảnh KTS Canon ở miền Bắc. Sau 3 năm, Chung đột ngột bỏ vị trí làm đáng mơ ước với nhiều người. Hỏi, Chung giải thích đơn giản: “Tôi muốn tìm một thử thách mới cho mình, vậy thôi. 3 năm làm Trưởng bộ phận ở Canon, tôi học được rất nhiều điều, kiến thức về máy móc, sự tự lập trong kinh doanh, quan hệ khách hàng. Tôi cũng thích thay đổi nữa, nên quyết định nghỉ”.
Tiếp theo, Chung mở sang một hướng rất khác, chung vốn với 2 người bạn mở một nhà hàng mang tên Giếng Làng ở bên hồ Ngọc Khánh. Chung và bạn bè còn dự định biến “Giếng Làng – Láng Giềng” thành một chuỗi nhà hàng có thương hiệu. Bao công sức bỏ ra, một nhà hàng to đẹp được khai trương, thế nhưng sau khoảng 3 tháng thì ngừng hoạt động. “Mình định hướng sai, nhà hàng kinh doanh kém hiệu quả, thương hiệu khó mà phát triển được. Đây là một thất bại, nhưng từ đó tôi học được nhiều thứ”, học từ những thất bại, đó chính là bí quyết của Chung.
Mẹ phụ trách chuyên môn, con phụ trách kinh doanh
Video đang HOT
“Nhiều người được gia đình đầu tư, chỉ việc làm, còn tôi chung vốn với mẹ tôi đấy, trách nhiệm và vất vả lắm đấy chứ”, việc kinh doanh “con đầu tư vốn cho mẹ” của Chung khác hẳn với các những “cậu ấm” kinh doanh gia đình khác. Ý tưởng xây dựng một phòng khám chuyên khoa sản là của Chung, và tất cả những công việc chuẩn bị được anh tính kĩ và tiến hành trong khoảng thời gian 2 năm.
Mẹ là thầy thuốc ưu tú Lê Thị Mùi, đại tá, nguyên trưởng khoa sản Bệnh viện quân đội 354. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành, cô Lê Thị Mùi vốn có tiếng trong việc điều trị vô sinh. Nhưng tất cả việc chuẩn bị, mua sắm thiết bị máy móc đều do Chung tiến hành, với kiến thức về máy móc của 1 kĩ sư.
Chung nói: “Tôi vốn không có nhiều kiến thức về chuyên môn, nhưng lại hiểu nhiều về máy móc. Những ngày đầu rất vất vả, tôi phải tự mày mò, tham khảo rất nhiều tài liệu, tham khảo từ các cô các chú, nhờ sự tư vấn của anh em bạn bè”.
Chiếc máy siêu âm chuẩn đoán hình ảnh 4D dùng trong chuyên khoa sản có giá 60.000 USD cùng rất nhiều thiết bị đắt tiền khác đều do anh cẩn thận lựa chọn và mua về. Bên cạnh đó là việc tổ chức con người, nhân sự cho phòng khám, việc điều hành để phòng khám có thể hoạt động tốt, Chung làm tất cả những gì để mẹ có thể yên tâm tập Chung vào chuyên môn.
Tháng 6 năm ngoái, phòng khám chuyên khoa sản An Sinh đã ra đời, với đội ngũ bác sỹ tư vấn gồm 7 người, cùng 5 y tá. Ngoài bác sỹ Lê Thị Mùi, phòng khám còn có 2 bác sỹ thường trực, và 2 bác sỹ cộng tác viên đều là những bác sỹ trưởng khoa, có tên tuổi trong ngành ngoại sản. Sau bao tâm huyết của cả 2 mẹ con, phòng khám đã hoạt động tốt với lượng bệnh nhân ổn định.
Anh chàng đẹp trai với vai trò nhà tư vấn “bất đắc dĩ”
“Phòng khám đa khoa ở Hà Nội đã có nhiều, nhưng phòng khám chuyên khoa sản với những người có chuyên môn cao thì chưa nhiều. Tôi chưa dám khẳng định sự thành công, bởi để phòng khám hoạt động hiệu quả thì cần một thời gian rất dài”, đó là chia sẻ của Chung về mặt kinh doanh. Nhưng giờ anh lại nghĩ khác “Hoạt động liên quan đến lĩnh vực sức khỏe con người thì phải có cái tâm, ngoài mục tiêu kinh doanh, tôi còn muốn hướng đến những điều khác”.
Thành Chung tại phòng khám sản khoa An Sinh
Mọi vấn đề về chuyên môn đã có đội ngũ bác sỹ, tất nhiên không phải việc của một người “ngoại đạo” như Chung. Trong quá trình điều hành phòng khám, anh phải tiếp xúc với khách hàng để lấy ý kiến, điều chỉnh những cái được và chưa được của phòng khám An Sinh. Thành ra, anh lại trở thành một nhà tư vấn tâm lý “bất đắc dĩ”.
Những người sắp làm bố làm mẹ, đa phần đều trẻ lại dễ chia sẻ với…một anh chàng chưa vợ có nụ cười thân thiện. Từ những kiến thức tự học được, Chung lắng nghe và tư vấn cho họ , chia sẻ sự boăn khoăn và niềm hạnh phúc của họ như một người bạn. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đến với phòng khám, sau khi có bầu đã không giấu được niềm hạnh phúc lớn lao, sự phấn khích tột độ, và đó là điều làm Chung vui nhất. Rồi cả những cô cậu trẻ trót dại được bố mẹ đưa đến phòng khám đều được anh khuyên đưa đến những bệnh viện lớn. “Với những bác sỹ chuyên khoa thì có thể đó là một điều bình thường, vì bao nhiêu năm trong nghề họ đã quen, còn với mình, mọi thứ luôn để lại nhiều cảm xúc. Kinh doanh là một chuyện, nhưng làm cái gì cũng phải có cái tâm, mà thành công rồi cũng đến từ điều ấy”, đó chính là điều mà anh luôn tâm niệm.
Những phút rảnh rỗi hiếm hoi, đang đi cafe với bạn bè lại thấy Chung nghe điện thoại rồi chạy đi lấy một loại thuốc nào đó. Mà cũng đúng phong cách trẻ, cứ bạn bè người thân là Chung lại tư vấn, khám miễn phí trong những lần đầu. “Ông chủ” trẻ Thành Chung cười tươi với đám bạn: “Tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm để dành đến lúc lấy vợ rồi đấy, còn các ông, cứ vợ có bầu thì dẫn đến gặp tôi. Tôi sẵn sàng mời các ông một chầu cafe để chúc mừng”.
Quang Thái
Những người trẻ đam mê ngôn ngữ kí hiệu
(Zing) - Hương - thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: "Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê".
NNKH xuất phát từ cuộc sống và được chính những người câm điếc sáng tạo ra. Quốc gia đầu tiên phát triển NNKH một cách toàn diện và hoàn chỉnh là nước Pháp. Tuy nhiên hiện nay ASL (NNKH Mỹ) mới là NNKH có người sử dụng nhiều nhất.
Ảnh minh họa
NNKH: Không chỉ của người khuyết tật
Những người khuyết tật câm, điếc không may mắn vì mất đi một trong những giác quan cần thiết để cảm nhận cuộc sống. Họ chỉ còn đôi mắt để thay thế cho giác quan bị hỏng đó. Và họ tìm đến NNKH - một ngôn ngữ để họ có thể giao tiếp với xã hội, với cuộc sống và quan trọng hơn cả...là giao tiếp với nhau. NNKH trở thành ngôn ngữ của những người khuyết tật.
Những người bình thường học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật, hay đơn giản là vì thích, vì đam mê. Họ hy vọng rằng ở một tương lai không xa người ta sẽ coi việc học NNKH là một việc bình thường, trở thành một thú vui thì lúc ấy xã hội sẽ mở rộng hơn với những người khuyết tật câm điếc. Họ sẽ có thể sống một cách có ích và chất lượng hơn.
Với mục đích là đưa NNKH phổ biến hơn với cộng đồng, giao lưu kết bạn CLB NNKH đã ra đời vào 10/2006 với những bước đi khó khăn đặc biệt là về kinh phí. Theo lời chia sẻ của chị Thảo - một trong những thành viên đầu tiên thành lập CLB, lúc mới đầu thành lập cái khó khăn nhất là kinh phí. Nhiều khi CLB muốn đi tình nguyện hoặc giúp đỡ các bạn khuyết tật có việc làm cũng vô cùng khó khăn.Tuy nhiên lúc mới đầu thành lập cũng được sự ủng hộ của báo chí nên đây là những thuận lợi đáng kể và là nguồn động viên lớn cho CLB".
CLB thu hút những người bình thường tham gia học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật. Hương - thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: "Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê vì mình có thể hiểu ngôn ngữ của họ, đến bây giờ thì mình có thể hy vọng nhiều hơn thế là mình có thể đi dạy lại cho các bạn về NNKH để NNKH trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống"
3 năm với những thăng trầm, có những khi tưởng chừng như câu lạc bộ bị đình trệ nhưng rồi với niềm đam mê và nhiệt huyết, tình yêu thương và lòng nhân ái, ban chủ tịch câu lạc bộ tiếp tục vực dậy những hoạt động của nhóm.
Sau một thời gian gián đoạn, gần đây CLB được khôi phục lại có thể nói là từ đầu. Chị Quỳnh hiện là chủ tịch CLB cho biết: "Mọi thứ đều mới bắt đầu nên chưa nói được gì, chị cũng vẫn đang theo học lớp K20, rất hy vọng có thể giúp được các bạn khuyết tật, hay đơn giản là có thể giao tiếp với họ". CLB NNKH từ khi thành lập đến nay đã tổ chức được 21 khóa học cho khoảng 400 người. Hiện nay CLB NNKH có tổ chức 2 lớp học tại giảng đường khoa xa hội học, ĐHKHXH&NV, là A20 và A21.
Tháng 12/2009 vừa qua, CLB có tổ chức buổi giao lưu chào mừng sinh nhật 3 tuổi. Có thể nói đây là một buổi tối ấm áp và tràn ngập tiếng cười cũng như tràn ngập tình yêu thương. Có bánh kem, có nến, có sân khấu và có những con người giao tiếp với nhau bằng NNKH. Có một cảm giác mà bất cứ ai tham gia đều cảm nhận được đó là họ như một gia đình với tất cả lòng nhiệt thành và tâm huyết. Ở đây các bạn không thể phân biệt đâu là người khuyết tật, đâu là người bình thường vì họ chung một ngôn ngữ - NNKH.
Hương Dương
Khi lễ phép bị coi là 'chảnh' Thầy cô vào lớp, nhiều sinh viên "chả thèm" đứng lên chào. Những bạn lễ phép đứng dậy thì nghe phía sau thì thầm: "Thằng này muốn làm nổi", "Chảnh quá hà!". Ảnh minh họa Đã ít dần những tiếng "thưa thầy, thưa cô" Còn bây giờ thì sinh viên rất tự tin, mạnh dạn trong lời nói, trao đổi, tiếp xúc với...