Chàng game thủ Bách Khoa Hà Nội tự tin tham gia cuộc thi nhan sắc, nhưng rồi lại hài hước thổ lộ “vì áp lực nên diễn hơi… đơ”
Chàng game thủ Hà Nội – Nguyễn Hồng Hải đã có những phút trải lòng về chuyến Nam tiến đầy cảm xúc để góp mặt tại “nhà chung” Miss & Mister Võ Lâm Truyền Kỳ 15.
Là một trong 2 đại diện từ tựa game VLTK Công Thành Chiến, chàng sinh viên năm 4 đại học Bách Khoa Hà Nội – Nguyễn Hồng Hải cũng chính là 1 trong 21 mảnh ghép của vòng Chung kết Miss & Mister Võ Lâm Truyền Kỳ 15 (Miss & Mister VLTK 15).
Hải cho biết bản thân mình khá may mắn khi được cả gia đình ủng hộ không chỉ trong việc chọn game làm phương tiện giải trí mỗi lúc rảnh rỗi mà còn cho cả chuyến Nam tiến tham gia Miss & Mister VLTK 15.
Việc rời Hà Nội để vào TP. HCM khiến Hồng Hải khá áp lực. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ BTC cũng như sự thân thiện của các thí sinh khác đã giúp anh chàng thoải mái hơn.
” Các thí sinh cực kỳ dễ thương làm mình có cảm giác mọi người không phải đi thi mà như đi cắm trại vậy “, Hải chia sẻ.
Nói về phần thi của mình ở vòng Chung kết, Hải có chút tiếc nuối khi chưa thực sự diễn tả trọn vẹn thần thái trước ống kính. “Một phần cũng vì áp lực nên trong các bộ ảnh, mắt mình nhìn hơi… đơ” . Thế nhưng, bù lại, bản tính vốn hoạt ngôn và linh hoạt nên ở các phần thi về giao tiếp, dù làm việc nhóm hay cá nhân thì Hải đều rất tự tin và thể hiện tốt.
Đồng hành gần như trọn vẹn trên hành trình Miss & Mister VLTK 15, Hải cảm thấy bản thân đã trưởng thành hơn so với ngày trước. Đặc biệt quá trình tham gia “nhà chung” tuy không quá dài nhưng chính là cơ hội để chàng game thủ Hà Thành học hỏi được nhiều kỹ năng mới: từ cách tạo dáng, chọn góc mặt để có tấm ảnh đẹp nhất, từng bước catwalk sao cho chuyên nghiệp trên sàn diễn đến cả năng lượng tích cực mà Hải cảm nhận được từ những người bạn.
Nhắc đến Nguyễn Chánh Tín – game thủ từ VLTK Mobile và cũng là Quán quân nam chung cuộc của Miss & Mister VLTK 15, Hải đánh giá: ” Anh Tín người cực kỳ chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi. Anh lúc nào cũng vui vẻ, hòa đồng và còn là người khuấy động không khí. Còn trong lúc làm việc thì anh luôn thể hiện sự nghiêm túc cao độ “.
Đây là điểm Hải thích nhất ở chàng Quán quân này. Đồng thời cũng thể hiện sự khâm phục và đồng tình rằng Tín “rất xứng đáng để dành danh hiệu Quán quân”.
Quá trình 3 tháng đã đi cùng Miss & Mister VLTK 15, “bây giờ nhìn lại, mình vẫn rất tự hào về hành trình đã đi qua vì đã cố gắng và nỗ lực hết sức. Bản thân mình cảm thấy may mắn khi vượt qua rất nhiều thí sinh tài năng khác để trở thành đại diện tựa game VLTK Công Thành Chiến đến với Chung kết”.
Video đang HOT
Miss & Mister VLTK 15 kết thúc cũng là lúc Hải phải tạm chia tay những người bạn mới quen để về với cuộc sống thường nhật. Cảm xúc vui buồn pha lẫn khi lần đầu anh chàng dám dấn thân và khám phá những điều mới mẻ của bản thân nhưng cũng không tránh khỏi bùi ngùi vì thời gian bên nhau chóng vánh.
” Mình chắc chắn sẽ quay lại TP. HCM để gặp lại các bạn thí sinh, những người đã truyền cho mình rất nhiều năng lượng và sự tích cực “, Hải quả quyết.
Chào chàng Mister của VLTK Công Thành Chiến, chúc Hải luôn vui và thành công. Biết đâu được trong thời gian tới, khán giả sẽ lại nhìn thấy chàng trai này trên sân khấu của một cuộc thi nhan sắc nào đấy. Lúc đó, chắc chắn mọi người sẽ vẫn nhớ và cỗ vũ như cách mà khán giả đã đồng hành cùng Hải ở chặng đường Miss & Mister VLTK 15 vừa qua.
"Ngồi mát ăn bát vàng, chơi game đợi donate khủng" liệu có phải nhận định chính xác về nghề streamer?
Nghề streamer đang ngày càng nở rộ, ai cũng nghĩ đây là công việc nhàn hạ. Sau đây là 3 áp lực mà các streamer phải đối mặt mỗi ngày.
Streamer là nghề đang nổi lên mạnh mẽ tại Việt Nam. Nếu như dạo trước người ta còn chẳng mặn mà với việc xem stream thì nay, nó đã trở thành hình thức giải trí thú vị khó bỏ.
Đã có rất nhiều những con người "trỗi dậy" từ ngành nghề mới nổi này như ViruSs, Độ Mixi, Bomman... Đặc điểm chung của những con người này là việc họ chơi game để kiếm tiền, rất nhiều tiền. Chính vì vậy mà streamer dần trở thành "điểm đến" mà rất nhiều người tìm hiểu và có mong muốn theo đuổi.
Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có những mặt trái của nó. Nếu như với bác sĩ thì là áp lực lên tính mạng, sức khỏe người khác, designer là deadline dồn dập, lập trình viên là sức khoẻ thì với streamer, họ cũng phải chịu những áp lực lớn ẩn giấu sau những nụ cười niềm nở.
Chưa được xã hội thực sự công nhận
Mặc dù streamer đang dần được đón nhận nồng nhiệt bởi giới trẻ nhưng đối với các bậc phụ huynh, đây cũng chưa phải là nghề nghiệp "ổn định".
Đúng là các streamer hiện tại có thu nhập rất tốt. Người ta hay lấy hình ảnh của Độ Mixi, ViruSs, PewPew, Xemesis ra như những ví dụ về việc làm streamer giàu như thế nào. Nhất là vừa qua, cộng đồng đã được chiêm ngưỡng biệt phủ, phòng stream mới và bộ sưu tập mô hình siêu khủng của "Tộc trưởng". Đó là niềm mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, con số những người làm được như vậy lại không nhiều, hay thậm chí có thể coi là hiếm.
" Các bạn cứ nhìn vào những cái người đang ở trên đỉnh mà nói thôi. Chứ còn những người ở dưới đáy thì làm sao, cái nghề này nó không đơn giản như các bạn nghĩ đâu. Rất nhiều bạn streamer trẻ còn không có đủ tiền phí sinh hoạt kia kìa", Độ Mixi từng nói trên stream.
Giờ giấc sinh hoạt, làm việc của các streamer cũng vô cùng thất thường. Vì đặc thù là ngành giải trí tương tác với khán giả nên bắt buộc các streamer phải "làm việc lúc mọi người được chơi và nghỉ ngơi lúc mọi người đi làm". Không hiếm thấy hình ảnh các streamer cày đêm ngủ ngày, làm việc từ 8h tối cho tới rạng sáng.
Độ Mixi xuất hiện trong bản tin của VTV. Chính từ đây, Tộc Trưởng đã phải hạn chế dần thói quen nói tục trên stream
Không chỉ vậy, streamer nhiều người nổi tiếng vì "chửi như hát hay". Vậy nên, trong con mắt của nhiều người thì streamer là người khiến cho giới trẻ nói chuyện ngày càng thiếu kiềm chế.
Có lẽ chính vì những lý do đó mà nhiều gia đình thực sự không mấy an tâm khi để con em theo đuổi nghề này.
Tưởng tự do nhưng mà liệu có đúng?
Nhiều người muốn làm streamer vì nghĩ rằng chỉ cần đơn thuần bật cái máy lên, chơi game, đợi donate hoặc quảng cáo là xong. Không áp lực, không cần thời gian biểu, không phải lo lắng doanh số như làm văn phòng hay là các ngành nghề khác. Nói nôm na, đó là " thích thì làm, không thích thì nghỉ".
Nhưng không, các streamer vẫn có những quy tắc phải tuân theo. Việc giờ giấc stream không theo một trình tự nào khiến cho người xem rất khó theo dõi, thậm chí là chán nản. Hơn nữa nếu ký hợp đồng với một nền tảng stream cụ thể thì sẽ bắt buộc phải "chạy KPI", ngồi một chỗ trước màn hình máy tính một thời gian dài. Họ cũng phải stream đủ số buổi đã đăng ký, không được tự ý quảng cáo nhãn hàng không được phép, phải đạt lượng view thế kia... quanh đi quẩn lại thì cũng không khác dân văn phòng là bao.
Vô cùng nhiều các nền tảng stream, công ty streamer - điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các streamer
Phần lớn mọi người đều tìm đến nghề streamer vì sở thích về game. Thế nhưng, lúc đi vào công việc nghiêm túc thực sự thì cái sự đam mê đó cũng dần hao mòn. Không ai thích ăn mãi một món cả, streamer lẫn người xem đều vậy. Cứ có game nào hot mới ra thì chắc chắn người làm nội dung cũng phải tiên phong mà thử nghiệm. Nhiều khi đó chỉ là chơi theo trend để view tốt hơn chứ không xuất phát từ sở thích.
Vấn đề "cơm áo gạo tiền" cũng sinh ra một áp lực vô hình. Thậm chí, nó còn ép các streamer lựa chọn "công nghiệp hoá" hay giữ lấy chất riêng. "Công nghiệp hoá" ở đây được hiểu là việc stream theo khuôn mẫu, chỉ định của bên phía công ty chủ quản.
Vì vậy, các buổi stream sẽ không còn được tính sáng tạo bay bổng hay thoải mái như thời còn là một streamer "tự do". Đổi lại, đa phần sự ổn định đó sẽ khiến cho các streamer đó có thu nhập khá hơn so với việc tự thân làm hết mọi thứ.
MV Stream Đến Bao Giờ của Độ Mixi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực
Hơn nữa, vì việc stream diễn ra liên tục đều đều mỗi ngày nên rất dễ rơi vào việc bị bí ý tưởng, nhạt dần và đều. Nếu Độ Mixi không có các chuyên mục bên lề như vlog, nói chuyện tâm sự mà vẫn chỉ chơi duy nhất CS:GO, PewPew nếu chỉ tiếp tục stream Dota 2 và bỏ qua những nội dung khác, ViruSs không làm nhạc, tham gia kinh doanh thì chắc chắn họ không thể nào có được vị trí đáng mơ ước của nhiều người như bây giờ.
Đời tư bị để ý quá nhiều, một sai lầm có thể dẫn tới hậu quả khôn lường
Chính vì việc là một người nổi tiếng với các khán giả trẻ nên các streamer cũng dần phải chịu luôn gánh nặng về quyền riêng tư. Vì đặc thù là ngành giải trí tương tác trực tiếp nên khả năng mắc sai sót trên stream là rất lớn. Đó có thể là lộ địa chỉ nhà, thông tin cá nhân, tin nhắn.
Chuyện họ yêu ai, đi cùng ai, làm gì, phát ngôn ra sao, mặc cái gì... luôn được để ý triệt để bởi các khán giả. Nếu streamer đó đủ nổi tiếng thì chỉ cần có một hành động "không vừa mắt" cộng đồng mạng, họ sẽ phải nhận một "quả bom truyền thông" vô cùng lớn. Điều đó đặc biệt đúng với các streamer có lượng fan hâm mộ lớn.
ViruSs trong video giải thích ngay sau sự việc của anh và Ngân Sát Thủ đã đi quá giới hạn chịu đựng
Chuyện chia tay giữa cặp đôi đình đám một thời là ViruSs và Ngân Sát Thủ đã khiến cho chính những người trong cuộc gặp không ít phiền toái. Sau bài post từ phía nàng Ngân Sát Thủ với nội dung giải thích về lý do đường ai nấy đi của hai người, rất nhiều phiền toái đã xảy ra.
Nhiều người đã đào bới từng câu nói, nghĩ ra đủ thứ thuyết âm mưu về chuyện tình giữa 2 streamer này. Để rồi kết cục là ViruSs vướng phải cuộc khủng hoảng truyền thông rất lớn.
Mina Young - tâm điểm của drama cách đây không lâu
Hay sự kiện gần đây nhất là Mina Young đã bị chính ông bầu Cao Lê Tuấn Tú buộc ngừng hoạt động. Nguyên nhân là vì Mina Young mặc áo của fan tặng cặp đôi Noway - Cara lên sóng stream, gây ra ảnh hưởng không hề tốt đối với công ty.
Sau đó, chính "Ba Tú" cũng phải đau lòng mà chia sẻ rằng: " Chính mình là người dẫn Mina vào nghề này, mình thương Mina còn không hết. Nhưng làm ảnh hưởng đến người khác thì khó mà tha thứ được".
Nghề streamer đang ngày một nở rộ, phát triển mạnh mẽ. Lượng khán giả cũng ngày một đông đảo, đa dạng hơn. Các streamer thì ngày càng phải chịu nhiều áp lực hơn. Qua đó mới thấy rằng không phải cứ "ngồi một chỗ chơi game ra tiền" là sướng. Họ - những streamer cũng phải khổ trăm đường với những áp lực vô hình!
DXG tự tin với tỉ lệ thắng QQQHasagi 70%, đợi 'Chung kết trong mơ' với PCM Revolution tại VALORANT Tournament DXG đang quyết tâm vô địch giải đấu VALORANT lớn nhất Việt Nam để khẳng định tên tuổi trong cộng đồng. Đấu Trường Máy Tính 2020: Arena of Masters - VALORANT Tournament do Intel tổ chức sẽ đi đến hồi kết vào cuối tuần này sau bốn vóng đấu kéo dài trong một tháng rưỡi qua. Bốn teams xuất sắc nhất đã ghi...