Chặng đường khó khăn của hoạt hình Việt Nam
Nhiều người trong nghề và khán giả đang có cái nhìn lạc quan với hoạt hình Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo dựng được thị trường cho phim hoạt hình vẫn còn cả chặng đường khó khăn phía trước.
Khoảng cách được rút ngắn
Tại Liên hoan phim Việt Nam vừa qua, nhà biên kịch Vũ Kim Dũng – Trưởng ban Giám khảo phim hoạt hình đã không còn ngần ngại khi nhận xét chất lượng các bộ phim tham dự không còn khoảng cách quá xa so với phim nước ngoài. Đạo diễn Phạm Minh Trí cũng lạc quan cho rằng hình ảnh, âm thanh trong phim hoạt hình Việt đã có bước tiến dài. Theo ông, nhờ cách làm phim kỹ thuật số, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới, đã mang lại cho phim hoạt hình trong nước diện mạo mới.
Phim hoạt hình Dưới Bóng Cây
Trong những bước tiến của hoạt hình Việt, không thể không nhắc tới “làn gió” mới từ các công ty, nhóm làm phim tư nhân. Những cơn sốt liên tiếp khi bộ phim Dưới bóng cây (Colory), hay Cô bé bán diêm (True-D)… ra mắt, khiến nhiều người phải giật mình, có cái nhìn khác về phim hoạt hình trong nước. Đạo diễn Phạm Minh Trí chia sẻ: “Họ là những gương mặt mang đến luồng sinh khí mới, tác động mạnh mẽ đến những người làm phim hoạt hình thuộc thế hệ cũ. Sự xuất hiện của họ sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trong môi trường sản xuất phim hoạt hình hiện nay”.
Không thể phủ nhận hoạt hình Việt Nam đã có những bước dịch chuyển đáng kể, nhưng hiện tại vẫn chưa tạo được thị trường. Vì sao?
Phải có bứt phá về tư duy
Theo đạo diễn Phạm Minh Trí, các bộ phim hoạt hình hiện nay chủ yếu vẫn được làm theo lối “cổ điển”, dài trung bình 6 – 10 phút. Trong khi, phim chiếu rạp cần dài khoảng 90 phút, phim hoạt hình phát trên truyền hình cần làm theo dạng nhiều tập, còn phim ngắn chỉ nên dài khoảng 2 – 3 phút. Ông cho rằng làm phim ngắn có thể tốt nhưng làm phim dài lại là chuyện khác. “Để làm phim dài, phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi khâu sản xuất. Thời gian, kinh phí, hạ tầng sản xuất, kịch bản phải đầu tư hơn gấp nhiều lần so với làm phim ngắn”, ông bày tỏ.
Video đang HOT
Phim hoạt hình Cô Bé Bán Diêm
Ông Đoàn Trần Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Colory, cho biết cái khó khi thực hiện phim dài không nằm ở kỹ thuật mà ở khâu kịch bản. “Kỹ thuật có thể học hỏi, nhưng nếu không có kịch bản hấp dẫn, sẽ rất khó kêu gọi nhà đầu tư sản xuất”, ông cho hay. Bên cạnh yếu tố kịch bản, đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng tư duy của đạo diễn phim hoạt hình cũng cần có nhiều thay đổi, bứt phá mạnh mẽ. “Với nhu cầu phát triển, ngôn ngữ hoạt hình cần phải thay đổi theo, như vậy mới đáp ứng trí tưởng tượng của khán giả”, ông nói.
Liên hoan phim hoạt hình, tại sao không?
Từ lâu, người làm nghề luôn mong muốn có một liên hoan phim trong nước dành riêng cho thể loại hoạt hình. Nhưng đến nay, chưa có liên hoan phim hoạt hình nào được tổ chức. Đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng, với nguồn kinh phí hạn hẹp, vẫn có thể tổ chức liên hoan phim hoạt hình trên mạng. Theo ông, việc trình chiếu các bộ phim trên mạng có tác dụng quảng bá rất mạnh mẽ và người làm nghề cũng có thể dễ dàng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất phim hoạt hình vẫn chưa tính đầu ra, lợi nhuận của bộ phim. Hai cơ sở sản xuất phim hoạt hình lớn của nhà nước là Hãng phim sản xuất phim hoạt hình Việt Nam và Xưởng sản xuất phim hoạt hình (thuộc Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam) chủ yếu làm phim theo đơn đặt hàng. Bộ phim Dưới bóng cây được Colory sản xuất không với mục đích trình chiếu thu lợi nhuận, mà đơn thuần chỉ là bước đi thử nghiệm, thâm nhập trong lĩnh vực mới. Không chỉ Colory, nhiều công ty, nhóm làm phim tư nhân mới đang dừng ở mức thăm dò khán giả. Trong khi đó, chỉ khi mục đích kinh doanh được đặt ra mới có thể kích thích tính cạnh tranh, chuyên nghiệp hóa, phát triển của các cơ sở sản xuất phim, tạo thị trường cho phim hoạt hình.
Số lượng khán giả trong nước yêu thích phim hoạt hình không hề nhỏ. Các rạp chiếu không ít lần cháy vé, hay tăng suất chiếu với nhiều bộ phim hoạt hình “made in Hollywood” như Kungfu Panda, Rio… Có thể thấy nhu cầu của khán giả là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, có tận dụng được hay không lại phải trông chờ vào những sự dấn thân, đột phá mới.
Theo PLXH
Điện ảnh Việt khi nào thôi cảnh "đốt diêm"?
Khép lại một năm ầm ĩ của điện ảnh Việt là một hình ảnh mang tính biểu tượng trong bộ phim Cô bé bán diêm.
Điện ảnh Việt vừa khép lại bằng sự kiện ít nhiều mang tính biểu tượng, liên quan đến phim hoạt hình "Cô bé bán diêm" của một xưởng phim Việt vô danh.
Không ai biết tới True-D Animation cho tới khi họ tung ra Cô bé bán diêm, bộ phim hoạt hình đầu tay chứa đựng cả niềm đam mê lẫn nỗ lực thoát khỏi chức phận làm gia công đồ họa 3D cho các hãng phim hoạt hình lớn của thế giới.
Cô bé bán diêm, phim hoạt hình ngắn của xưởng phim True-D Animation
Que diêm hi vọng
Trong lần đốt lên que diêm hi vọng này, họ tiết lộ con số đầu tư hàng tỉ đồng và khoảng thời gian hai năm đầu tư cho bộ phim hoạt hình dài 6 phút 30 giây, chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Đan Mạch Andersen.
Còn nếu nhìn từ những đợt sóng phim ngắn liên tiếp của giới trẻ, có thể nói điện ảnh Việt đã có hàng ngàn que diêm được đốt lên đầy hăm hở trong năm vừa qua. Chỉ làm phép cộng thôi, người ta có quyền hi vọng vào một mùa mới huy hoàng.
Nhưng cũng giống như cô bé bán diêm ngoài trời đông lạnh giá, "bữa tiệc" điện ảnh đang ngày một thịnh soạn trên rạp chiếu, chưa bao giờ là nơi mà những người lữ khách như True-D Animation, hay hàng trăm bạn trẻ nhiệt huyết làm phim, có thể được dự phần. Tất cả những gì mà True-D Animation đang nhận về là sự động viên, khích lệ từ hàng ngàn cư dân mạng, cùng bốn suất chiếu trên kênh truyền hình quốc gia vào dịp giáng sinh và năm mới dương lịch.
Riêng các bạn trẻ làm phim ngắn vẫn chỉ loanh quanh trong khuôn khổ những cuộc chơi thể nghiệm như tiệc phim trên mạng, liên hoan phim ngắn. Những người trẻ chưa bao giờ nguôi đam mê vì bị gạt ra những cuộc chơi bên lề.
Đối thủ của phim VN là các phim nhập khẩu hiện đang chiếm tới 90% lượng phim chiếu rạp
Ai được dự phần?
Tuy nhiên, có một nơi mà hoàn cảnh bị mất quyền được dự phần khiến người ta nhức nhối và bức xúc hơn nhiều. Đó chính là Cục điện ảnh với vụ thất thoát 34 tỷ đồng, dẫn tới lá đơn từ chức của Cục trưởng Lại Văn Sinh và Cục phó Lê Ngọc Minh. Số tiền mất mát quá hiển hiện và thực tế. Nếu được sử dụng đúng mục đích dành cho điện ảnh, ngân khoản trên có thể rót vào hệ thống hãng phim Nhà nước - nơi còn đang trong tranh cãi bất tận là làm phim cho khán giả hay giữ vững định hướng, để họ có tiền làm phim và nuôi sống nhân viên.
Hoàn cảnh khiến người ta vui hơn có lẽ là hai liên hoan điện ảnh diễn ra trong năm là giải Cánh diều vàng và giải Bông sen. Cơn mưa giải thưởng dù khiến người ta hoan hỉ vì ai cũng được dự phần nhưng lại quên rằng sự tôn vinh chỉ có giá trị khi nó là duy nhất. Nhưng cũng chính những ngày hội hè này lại lộ ra một khía cạnh khác trong câu chuyện dự phần của điện ảnh Việt. Hàng loạt nghệ sĩ, nhà làm phim đang sống nhờ các hệ thống sản xuất phim tư nhân chẳng màng đến nhận giải, làm ban tổ chức phải kiếm người đại diện để trao. Chắc chắn, không tư nhân nào bỏ tiền làm phim chỉ để cất kho hay mang phim đi tìm tiền thưởng.
Câu chuyện dự phần của tư nhân nằm ở thị trường chiếu bóng, vốn đang vận hành theo quy luật khắc nghiệt của thị trường. Mặt tích cực, điện ảnh Việt đang đứng trước cơ hội được trình diễn trước khán giả bằng những hệ thống rạp chiếu hiện đại hơn, quảng bá tốt hơn, mà nhiều năm trước đây không có được.
Thế nhưng ai được dự phần ở một thị trường mà 90% phim chiếu rạp là ngoại nhập, một nửa số hệ thống rạp lớn thuộc sở hữu Hàn Quốc, trong đó chỉ riêng hệ thống Megastar của CJ-GVC đã chiếm 60% tổng doanh thu thị trường? Câu hỏi ẩn chứa một cuộc chiến ngầm giữa các thế lực lợi ích của tư nhân và tư bản nước ngoài.
Một chính sách bảo vệ điện ảnh nội địa quyết liệt hơn từ phía Nhà nước là điều mà cuộc sống đòi hỏi. Khi ấy, có lẽ các nhà làm phim Việt dù chuyên nghiệp hay mới bước vào không còn phải thắp lên những que diêm mau tắt, mà là những ngọn đuốc sưởi ấm và rọi sáng một con đường riêng.
Theo Minh Chánh (Vietnamnet)
Những hiện tượng trẻ làm 'dậy sóng' làng điện ảnh Việt Trailer Di bóg cy. Chủề di dn, hội nhậpa sắc tộc chíh ýghĩa ẩằg sau cn nhữg cy bút. Đy cũg chíh làội dua cuộc thi Plural màhómm phim của 2 cô bạ - SleepingCatFilm tham gia. Thanh Thanh và Phơg Anhã chọ cách mồ vậtểói về con ngời, quaó thôgiệpc truyềi nhẹhàg và gầ gũi hơ, nhậ ủg hộhiệt tìh cộgồg mạg....