Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn – Triều
Những cuộc đoàn tụ là cơ hội hiếm hoi để người dân Hàn Quốc và Triều Tiên có thể gặp lại người thân của mình sau hàng chục năm xa cách sau cuộc chiến tranh khiến gia đình họ ly tán.
Bà Jo Soon-jeon, 83 tuổi (phải) người Hàn Quốc, cùng các chị gái người Triều Tiên xem lại các bức ảnh gia đình trong cuộc đoàn tụ năm 2015 (Ảnh: AP)
Các quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 22/6 đã gặp nhau để thảo luận về kế hoạch tổ chức cuộc đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình vào ngày 15/8, đánh dấu sự kiện bán đảo Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Nhật sau Thế chiến 2. Đây là nỗ lực của hai nhà lãnh đạo nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng sau nhiều năm căng thẳng.
Sau chiến tranh, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cấm công dân của nước này sang nước kia thăm hỏi người thân hoặc liên lạc với nhau khi chưa có sự cho phép của chính quyền. Gần 20.000 người Hàn Quốc và Triều Tiên đã tham gia hơn 20 cuộc đoàn tụ trực tiếp do chính phủ hai nước tổ chức kể từ năm 2000.
Các cuộc đoàn tụ trước đây, trong đó có một số lần được truyền hình trực tiếp, đã chứng kiến những cảnh tượng đẫm nước mắt khi những người thân trong một gia đình có cơ hội gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Tuy nhiên, họ cũng chỉ được gặp nhau trong vài ngày ngắn ngủi trước khi quay trở về đất nước của mình.
Cuộc đoàn tụ gần đây nhất được Triều Tiên và Hàn Quốc tổ chức vào năm 2015. Từ đó đến nay, phía Hàn Quốc cũng tìm cách nối lại các cuộc trò chuyện qua video hay chuyển thư của các gia đình có người thân bị ly tán qua biên giới .
Hàng triệu người bị chia cắt
Ông Kim Sun-kyum, 91 tuổi, được các nhân viên hội Chữ Thập Đỏ hỗ trợ tới gặp lại người thân Triều Tiên trong cuộc đoàn tụ Hàn – Triều (Ảnh: AP)
Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều cấm hàng triệu người dân nước mình vượt qua khu vực biên giới được vũ trang dày đặc để sang lãnh thổ nước còn lại. Họ lâm vào hoàn cảnh bị chia cắt dù ở cách nhau không xa.
Video đang HOT
Hàng chục năm sau đó, hàng triệu người Hàn Quốc và Triều Tiên không thể liên lạc với người thân hoặc nghe tin về việc liệu người thân của họ còn sống hay đã chết. Chính phủ hai nước cấm họ trao đổi thư từ, điện thoại, thậm chí cả thư điện tử.
Hầu hết thành viên trong các gia đình bị chia cắt sau chiến tranh Triều Tiên đều đã ở độ tuổi ngoài 70. Họ rất mong chờ được đoàn tụ với người thân của mình trước khi qua đời. Tại Hàn Quốc, hơn một nửa trong số 132.124 người từng đăng ký để được tham gia các cuộc đoàn tụ với người thân ở Triều Tiên trước đây đã qua đời.
Chặng đường thăng trầm
Những thế hệ người Hàn Quốc và Triều Tiên may mắn được gặp nhau trước khi qua đời (Ảnh: Getty)
Hàn Quốc và Triều Tiên từng tổ chức một cuộc đoàn tụ quy mô nhỏ vào năm 1985. Nhưng phải tới năm 2000, khi hai nhà lãnh đạo Hàn – Triều tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử, các cuộc đoàn tụ theo hình thức như hiện nay mới bắt đầu được tổ chức.
Khoảng 23.520 người Hàn Quốc và Triều Tiên đã được gặp mặt nhau kể từ năm 2000, trong đó có 19.770 người gặp trực tiếp và số còn lại chỉ được trò chuyện qua video. Trong số 20 cuộc đoàn tụ từ năm 2000 đến nay, phần lớn được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Núi Kim Cương nổi tiếng tại Triều Tiên. Cuộc đoàn tụ sắp tới rất có thể cũng diễn ra tại địa điểm này.
Những người tham gia các cuộc đoàn tụ trước đây thường có 3 ngày để gặp gỡ và trò chuyện với người thân trước khi chia tay nhau mãi mãi. Đây cũng là lần gặp cuối cùng của họ vì không có người Hàn Quốc hoặc Triều Tiên nào từng được trao cơ hội lần 2 để gặp lại người thân bị ly tán ở bên kia biên giới.
Cuộc gặp đẫm nước mắt
Giọt nước mắt của những người đàn ông sau nhiều năm xa cách trong cuộc đoàn tụ Hàn – Triều (Ảnh: Getty)
Trong các cuộc đoàn tụ trước đây, những người Hàn Quốc và Triều Tiên ở độ tuổi “gần đất xa trời” đã ôm nhau và trò chuyện cùng nhau trong nước mắt. Một số người tặng cho nhau những món quà lưu niệm và cả những bức ảnh của những người thân không có cơ hội tham dự cuộc đoàn tụ hoặc đã qua đời.
Trong số họ, có những người phụ nữ chưa từng tái hôn sau khi gia đình ly tán. Họ được gặp lại những người chồng cũ dù những người đàn ông này đã có gia đình mới. Cũng có những người được gặp lại người thân mà họ cho rằng đã chết, thậm chí từng tổ chức cả đám tang cho những người này.
Những người Triều Tiên đến dự sự kiện đoàn tụ gần như mặc quần áo giống nhau, nam giới sẽ mặc đồ âu màu tối, thắt cà vạt và đội mũ, còn nữ giới sẽ mặc trang phục hanbok truyền thống. Sau 3 ngày đoàn tụ, họ sẽ được đưa lên xe buýt và dành cho nhau những cái nắm tay cuối cùng qua cửa xe.
Ai được chọn tham dự?
Những người tham gia cuộc đoàn tụ đều ở độ tuổi ngoài 70 (Ảnh: Getty)
Từ các hồ sơ đăng ký, Hàn Quốc sẽ sử dụng một hệ thống ngẫu nhiên trên máy tính để chọn những người tham gia cuộc đoàn tụ. Trong khi đó, ở bên phía Triều Tiên, chỉ những công dân được cho là trung thành với chính quyền mới được chọn để tham gia cuộc đoàn tụ.
Một số người Hàn Quốc nói rằng họ thực sự ngạc nhiên khi thấy những người thân của mình sống ở Triều Tiên dành nhiều lời ca ngợi cho lãnh đạo tối cao của đất nước ngay cả khi họ trò chuyện riêng trong phòng khách sạn. Hàn Quốc từ lâu vẫn hối thúc Triều Tiên tổ chức thêm các cuộc đoàn tụ, song Bình Nhưỡng vẫn đắn đo về vấn đề này. Triều Tiên thường đề nghị những khoản viện trợ hoặc nhượng bộ từ phía Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng đồng ý tổ chức các cuộc đoàn tụ cùng Seoul.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Hàn Quốc muốn Triều Tiên rút pháo hạng nặng khỏi biên giới
Quân đội Hàn Quốc đề nghị phía Triều Tiên giảm bớt căng thẳng bằng cách chuyển pháo tầm xa ra khỏi khu vực biên giới.
Quốc kỳ Triều Tiên tung bay hồi tháng 8/2017 trên một ngọn tháp ở làng Gijungdong, gần khu phi quân sự liên Triều. Ảnh: Reuters.
"Theo tôi biết, Hàn Quốc đã đề nghị di chuyển các đơn vị pháo binh Triều Tiên có tầm bắn tới thủ đô Seoul lùi về phía sau để thực hiện tích cực Tuyên bố Panmunjom", Yonhap ngày 17/6 dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay.
Theo nguồn tin này, đây là một trong số các đề xuất giảm căng thẳng được Hàn Quốc đưa ra tại cuộc hội đàm cấp tướng lĩnh lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua giữa hai miền hôm 14/6. Seoul muốn các đơn vị pháo binh hạng nặng của Bình Nhưỡng rút ra khỏi đường phân định ranh giới giữa hai miền 30-40 km.
"Chúng ta nêu lập trường với phía Triều Tiên trong bối cảnh sau khi Mỹ và Triều Tiên đã trao đổi về vấn đề phi hạt nhân hóa. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm đáng kể căng thẳng quân sự bằng cách xóa bỏ các mối đe dọa thực tế", nguồn tin giấu tên cho hay.
Trong tuyên bố chung Panmonjum sau cuộc gặp thượng đỉnh hôm 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết sẽ đàm phán để ký hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên trong năm nay.
Theo Sách trắng Quốc phòng của Hàn Quốc, Triều Tiên có 14.100 khẩu pháo, gồm nhiều pháo tự hành 170 mm và hỏa tiễn đa nòng 240 mm, phần lớn đều được triển khai gần biên giới với Hàn Quốc và có khả năng trút hàng triệu viên đạn xuống thủ đô Seoul nếu xung đột nổ ra.
An Hồng
Theo VNE
Đặc vụ tóc bạc của CIA âm thầm kết nối lãnh đạo Mỹ - Triều Chính sách ngoại giao chớp nhoáng giữa Mỹ và Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào tuần tới đã biến một sĩ quan ít người biết của CIA trở thành một nhân vật nổi tiếng với vai trò trung gian kết nối hai đối thủ. Ông Andrew Kim (Ảnh: Bloomberg) Sau nhiều năm phụ trách vấn đề Triều Tiên...