Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ – Triều (2)
Trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore vào tháng này, lịch sử quan hệ Mỹ – Triều từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, bao gồm cả những cuộc đối đầu căng thẳng do mâu thuẫn lợi ích.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim Nhật Thành qua đời. Cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo đã giúp xây dựng Thỏa thuận Khung, trong đó Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy các nguồn cung dầu và kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: KCNA)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đón Phó Nguyên soái Triều Tiên Jo Myong Rok tại Phòng Bầu Dục vào ngày 10/10/2000. Hai bên đã ra thông cáo chung cam kết không bên nào có chính sách thù địch với bên còn lại. (Ảnh: AFP)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-il nâng ly với Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright vào ngày 24/10/2000. Cả hai đã thảo luận về việc chấm dứt chương trình tên lửa của Triều Tiên và chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Triều Tiên, song chuyến thăm này không được thực hiện. Ông Clinton đã không có đủ thời gian khi nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ George W. Bush dùng ống nhòm nhìn qua khu phi quân sự liên Triều về phía Triều Tiên vào tháng 2/2002 sau khi liệt Triều Tiên cùng Iraq và Iran vào nhóm “Trục Ma Quỷ”. Ông Bush cũng rút khỏi Thỏa thuận khung năm 1994 với lý do Triều Tiên đạt được tiến triển trong việc chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh: AFP)
Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc bước xuống từ trực thăng trong cuộc tập trận quân sự chung vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau đó, Triều Tiên thông báo rút khỏi Hiệp ước Chống Phổ biến Vũ khí hạt nhân. Giới chức Mỹ xác nhận Bình Nhưỡng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Getty)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton (trái) bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên dừng thử hạt nhân sau khi nước này thử quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10/2006. Ông Bolton hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm khu phi quân sự liên Triều vào tháng 3/2012. Chính quyền của ông Obama theo đuổi chính sách “kiên nhẫn chiến lược”, tức là chỉ đàm phán với Triều Tiên trong những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phớt lờ những điều kiện này và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Ông Kim Jong-un ăn mừng khi vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 diễn ra thành công vào ngày 3/7/2017. Một vụ thử tên lửa khác diễn ra một tháng sau đó cho thấy bước tiến của Triều Tiên trong việc chế tạo một tên lửa có khả năng tấn công các thành phố của Mỹ như Denver hay Chicago. (Ảnh: AFP)
Tháng 9/2017, Mỹ hoàn tất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại một sân golf ở Hàn Quốc nhằm đối phó với tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc phản đối động thái này của Mỹ vì cho rằng sẽ phá hỏng cân bằng chiến lược trong khu vực. (Ảnh: Yonhap)
Tổng thống Trump cảnh báo sẵn sàng “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên và gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “Người Tên lửa” trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc vào ngày 19/9/2017. Trước đó, ông Trump từng dọa sẽ trút “lửa và thịnh nộ” vào Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Ngày 28/11/2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-15. Ông Kim tuyên bố chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã “hoàn tất” sau vụ thử tên lửa này, đồng nghĩa với việc vũ khí Triều Tiên đủ khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ. (Ảnh: KCNA)
Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về bài phát biểu nhân dịp năm mới của ông Kim Jong-un hôm 1/1/2018. Trong khi ca ngợi về sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, ông Kim cũng để ngỏ khả năng đưa đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa Đông. Đây được xem là bước ngoặt cho tiến trình hòa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (thứ hai từ phải sang hàng dưới) ngồi phía trước bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc ngày 9/2. Sự kiện này là một phần trong nỗ lực ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng. (Ảnh: Getty)
Đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong bất ngờ thông báo với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bước đột phá về ngoại giao này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. (Ảnh: Bloomberg)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiến hành 2 chuyến đi liên tiếp tới Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Pompeo là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Triều Tiên từ sau chuyến đi của Ngoại trưởng Albright năm 2000. (Ảnh: KCNA)
Người biểu tình Hàn Quốc thể hiện sự giận dữ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un do bất bình về những tuyên bố thù địch của Bình Nhưỡng hôm 25/5. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã đổi ý không lâu sau đó và kế hoạch thượng đỉnh vẫn diễn ra theo đúng lịch trình ban đầu. (Ảnh: EPA)
Ngày 1/6, Tổng thống Trump đón Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng. Ông Kim Yong-chol mang thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới trao tận tay cho ông Trump. (Ảnh: Getty)
Thành Đạt
Theo Dantri
Khám phá từ A-Z đoàn tàu đặc biệt của gia tộc ông Kim Jong-un
Hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới khi công du nước ngoài đều đi bằng máy bay. Nhưng với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông đi bằng tàu hỏa.
Ông Kim Jong-un tiếp quan chức Trung Quốc trên tàu. Ảnh: UPI
Rất ít chi tiết về đoàn tàu vừa đưa ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc, nhưng toa tàu có màu sơn xanh đậm và những sọc vàng cho thấy dường như đoàn tàu này đã được cố lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Nhật Thành, bố và ông nội ông Kim Jong-un từng sử dụng trong các chuyến công du nước ngoài.
Con tàu được dùng để chở cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: Tass.
Theo một bài báo năm 2009 trên tờ Chosul Ilbo, đoàn tàu của ông Kim Jong-il có tới 90 toa và được bọc thép hạng nặng, chạy với tốc độ trung bình 60km/h.
"Đoàn tàu của ông Kim được bọc thép, có các phòng hội nghị, phòng ngủ và phòng khách. Kết nối điện thoại vệ tinh, tivi màn hình phẳng cũng được lắp đặt để nhà lãnh đạo Triều Tiên nắm bắt thông tin và chỉ đạo kịp thời" - tờ Chosun Ilbo viết.
Cố lãnh đạo Kim Jong-il tại nhà ga Omsk, Nga tháng 8.2001. Ảnh: CNN
Trước khi đoàn tàu của ông Kim vào ga, điện ở các đường ray khác được tắt để không đoàn tàu nào có thể di chuyển.
Thời ông Kim Jong-il, khoảng 20 nhà ga được xây dựng cho đoàn tàu của gia đình.
Trước tuần này, chuyến tàu đi ra nước ngoài cuối cùng của gia đình họ Kim là vào tháng 8.2011, vài tháng trước khi ông Kim Jong-il qua đời, sau khi ông thăm Nga gặp Tổng thống lúc đó là Dmitry Medvedev.
Một bài báo trên tờ The New York Times năm 2002 dẫn lại hồi ký của cựu quan chức Nga Konstantin Pulikovsky cho biết, trên đoàn tàu của ông Kim Jong-il luôn chất đầy rượu vang và những món ăn hảo hạng.
"Có thể đặt bất kỳ món ăn nào của Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp" - ông Pulikovsky viết.
Ông Kim Jong-un tiếp các quan chức trên tàu. Ảnh: AFP
Theo tờ The New York Times, hồi ức của ông Pulikovsky được cho là dựa trên báo cáo mật của một nhân viên Bộ Ngoại giao Nga, người có mặt trong hành trình trên tàu kéo dài cả tháng của ông Kim Jong-il trên khắp nước Nga năm 2001.
Trong hồi ký, ông Pulikovsky viết, những con tôm hùm sống cũng được đưa lên tàu cùng những chai rượu vang đỏ Bordeaux và Burgundy.
Ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc bằng tàu hỏa. Ảnh: CNN
Còn theo tờ Chosun Ilbo, mỗi lần dừng của đoàn tàu chở ông Kim Jong-il vô cùng phức tạp. Một đoàn tàu sẽ chạy trước tàu của ông Kim để kiểm tra, tiếp theo là một đoàn khác đảm bảo an ninh, kiểm tra xem hệ thống đường ray có tốt không.
Tiếp nữa là tàu chở vệ sĩ và một tàu khác chở nhân viên hỗ trợ khác của nhà lãnh đạo. Một đội an ninh thường xuyên kiểm tra tìm chất nổ trên đường ray.
Ngoài ra, một chiếc máy bay sẽ theo sát đoàn tàu của ông Kim Jong-il để đảm bảo thêm về an ninh, chở nhân viên và các thiết bị phụ trợ.
VÂN ANH
Theo Laodong
Điều ít biết về chuyến thăm hiếm hoi của quan chức cấp cao Mỹ tới Triều Tiên Nếu Tổng thống Donald Trump thực sự gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un như ông tuyên bố ngày 8/3, đây cũng không phải lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ đàm phán trực tiếp với một thành viên trong dòng họ Kim. Cố lãnh đạo Kim Jong-il đón cựu Ngoại trưởng Abright tại Bình Nhưỡng năm 2000 (Ảnh: NYT)...