Chặng đường 10 năm của mô hình nhà trẻ song ngữ Đức – Việt độc đáo tại Berlin
Ngày 1/6, Nhà trẻ song ngữ Đức – Việt mang tên “Bên cây dẻ cổ thụ” (An der alten Kastanie) ở Berlin đã kỷ niệm chặng đường 10 năm thành lập.
Đây mô hình nhà trẻ song ngữ Đức – Việt đầu tiên và vẫn được coi là duy nhất hiện nay ở Đức nhằm giúp các trẻ (có cha mẹ gốc Việt) sinh ra và lớn lên ở Đức có thể duy trì tiếng Việt, từ đó giữ được văn hoá và sợi dây liên kết với người thân và quê hương Việt Nam.
Tham tán Công sứ Chu Tuấn Đức chúc mừng các cô trò Nhà trẻ song ngữ Đức – Việt mang tên “Bên cây Dẻ cổ thụ” nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tham dự sự kiện có Tham tán Công sứ Đại sứ quán Chu Tuấn Đức, ông Phan Quang Văn – Bí thư thứ nhất phụ trách hợp tác giáo dục và quản lý lưu học sinh, cùng ban lãnh đạo nhà trẻ và đông đảo thầy cô và các em đang học tại trường. Phát biểu tại buổi lễ, đại diện nhà trường đã điểm lại chặng đường hình thành và phát triển với nhiều nỗ lực của tất các giáo viên, học sinh và đặc biệt là đã nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, trong đó có rất nhiều người Việt và gốc Việt. Xuất phát từ ý tưởng gìn giữ tiếng Việt cho các con em ở khu vực quận Lichtenberg có nhiều người Việt ở Berlin, nhà trường được thành lập và đã nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy và ưa thích của nhiều phụ huynh muốn gửi gắm con em theo học. Nhân dịp này, nhà trường cũng gửi lời tri ân tới tất cả các thầy cô cũng như công ty ABW đã luôn sát cánh, hỗ trợ nhà trường ngay từ những ngày đầu thành lập.
Video đang HOT
Thay mặt Đại sứ quán, Tham tán Công sứ Chu Tuấn Đức gửi lời chúc mừng nhà trẻ đã trải qua chặng đường phát triển bền vững, đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh việc giúp các trẻ gốc Việt hòa nhập xã hội Đức, nhà trẻ cũng giúp các em giữ được bản sắc văn hóa Việt, góp phần vào tăng cường sự đa dạng văn hóa xã hội. Đối với cộng đồng người Việt, các bậc cha mẹ cũng rất vui và ủng hộ việc gửi con em theo học ở nhà trẻ, vì nơi đây không những giúp các em duy trì tiếng Việt, giữ được bản sắc văn hóa mà khi ở nhà cũng có thể nói chuyện bằng tiếng Việt với cha mẹ cũng như có thể giao tiếp với người thân ở Việt Nam.
Nhà trẻ “Bên cây dẻ cổ thụ” nằm trong khu vực có phần lớn người nước ngoài sinh sống, trong đó đa phần các em theo học ở đây có cha mẹ gốc Việt. Do vậy, các hoạt động của trường chủ yếu theo định hướng đa văn hóa kết hợp giáo dục song ngữ Đức-Việt. Nhiệm vụ của trường là hỗ trợ để các em phát huy quyền tự chủ, khả năng tự đánh giá và phát triển niềm say mê trong cuộc sống.
Các cô trò Nhà trẻ song ngữ Đức – Việt mang tên “Bên cây Dẻ cổ thụ” ở Berlin kỷ niệm 10 năm thành lập.
Theo nhà trường, giáo dục đa văn hóa là nhằm thúc đẩy các kỹ năng ngôn ngữ, qua đó giúp các gia đình hòa nhập vào xã hội cũng như có cái nhìn cởi mở hơn với các nền văn hóa và ngôn ngữ khác.
Tiếng Đức vẫn là ngôn ngữ chính và thống nhất cho tất cả trẻ em trong trường. Với phương pháp Thẩm thấu tự nhiên (Immersion) được coi là thân thiện với trẻ và mang lại thành công cho việc dạy ngoại ngữ sớm, nhà trường giữ nguyên tắc “một ngôn ngữ, một người”, theo đó các lớp học đều có các thầy cô người Đức luôn nói chuyện hằng ngày với các em bằng tiếng Đức, trong khi các giáo viên người Việt luôn nói bằng tiếng Việt đi kèm với cử chỉ và hình ảnh. Cách tiếp cận này sẽ giúp các em học và tiếp cận ngoại ngữ một cách tự nhiên, giúp các em nhanh chóng thuần thục ngôn ngữ thứ hai hơn, đồng thời cũng giúp cho tiếng mẹ đẻ phát triển tốt. Ngoài ra, giáo dục song ngữ còn tăng cường năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ chung của trẻ. Thông qua quá trình trải nghiệm tích cực trong môi trường đa ngôn ngữ, trẻ sẽ hình thành và phát triển thái độ tích cực và khoan dung với ngôn ngữ và các nền văn hóa khác.
Nhất trí tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 10/5, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 (HNCC ASEAN 42) tại Labuan Bajo, đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN.
Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Văn kiện trên nhấn mạnh các mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương ASEAN cũng như củng cố quá trình xây dựng Cộng đồng, thúc đẩy hội nhập nhằm hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Văn kiện tái khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN và thực hiện các nỗ lực để duy trì vai trò trung tâm, sự thống nhất và phù hợp của ASEAN giữa những thách thức mà khu vực đang và sẽ phải đối mặt.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhất trí nỗ lực nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN để giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai, đồng thời ứng phó với các cuộc khủng hoảng một cách kịp thời, phù hợp với các mục tiêu của Lá chắn ASEAN (ASEAN SHIELD), cũng như khai thác các cơ hội mới nhằm đẩy nhanh đà phát triển Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN và giảm thiểu các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với việc hiện thực hóa tầm nhìn về một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định, bao trùm và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhất trí tăng cường hơn nữa các cơ chế và quy trình do ASEAN dẫn dắt trong quá trình can dự với các đối tác bên ngoài và trong một cấu trúc khu vực đang phát triển lấy ASEAN làm trung tâm, cởi mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Thúc đẩy hơn nữa hoạt động quảng bá truyền thống văn hóa dân tộc tại Đức Khi nói về hoạt động văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tại Đức, không thể không nhắc tới Câu lạc bộ Văn nghệ Tháng Mười tại Berlin. Ông Nguyễn Đức Thắng - Chủ tịch mới của Câu lạc bộ Văn nghệ Tháng Mười. Sau chặng đường 12 năm hình thành và phát triển, cho tới nay Câu lạc bộ Văn...