Chẳng cần tốn kém mua lồng sấy, cứ tận dụng mấy món dưới đây là quần áo, giày dép ắt khô ngay
Sau nhiều năm sống chung với “đặc sản” mùa nồm miền Bắc, tôi đã tích trữ được cho mình kha khá bí kíp hong khô quần áo với chi phí gần như… 0 đồng.
Trong những năm gần đây, khi thời tiết chuyển sang chế độ nồm ẩm, một số gia đình miền Bắc thường lựa chọn lồng sấy, điều hòa 2 chiều hoặc máy sưởi để không còn cảnh “quần áo, giày dép phơi mãi không khô”.
Tất nhiên, những món đồ này rất tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng đi kèm với đó là mức giá đắt đỏ và dễ gây lãng phí điện. Một số máy khi hoạt động còn tạo ra âm thanh ồn ào, dễ ảnh hưởng tới những hộ sống bên cạnh.
Thay vì phải “bấm bụng” sắm về một trong những thiết bị kể trên và rước thêm một số rắc rối không mong muốn, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những món đồ có sẵn trong nhà để rút ngắn thời gian làm khô quần áo.
Các loại giày thể thao, giày lót bông sau khi giặt thường rất lâu khô, đặc biệt là trong những ngày trời nồm như thế này. Để rút ngắn thời gian làm khô giày, chị em có thể nhét giấy báo vào trong giày và bọc bên ngoài giày để hút nước. Sau vài lần thay giấy, đôi giày sẽ đủ khô ráo để đưa bạn đi khắp mọi nơi.
Combo “máy sấy túi nilon” sẽ giúp bạn hong khô quần áo nhanh hơn so với phơi nắng thông thường. Trong những ngày thiếu nắng, thừa mưa như thế này thì đây sẽ là một biện pháp “cứu cánh” hiệu quả.
Đầu tiên, bạn hãy dùng kéo để cắt một góc nhỏ dưới đáy túi nilon, sau đó đưa quần áo vào túi qua lỗ mới cắt. Đưa đầu sấy của máy sấy vào túi và dùng tay túm chặt phần bao quanh lỗ, đảm bảo không để lọt hơi nóng ra ngoài. Như vậy, chiếc túi nilon đã trở thành một lồng sấy mini. Quần áo sẽ khô nhanh chỉ sau khoảng 10 phút.
Lưu ý: Cách này không áp dụng cho quần áo dày, đồ jeans.
Quạt
Sử dụng quạt là cách phổ biến và ít tốn sức nhất để làm khô quần áo. Bạn chỉ cần bật quạt ở nấc lớn nhất và xoay về phía quần áo. Gió từ quạt sẽ làm tăng tốc độ tuần hoàn của vùng không khí xung quanh. Nhờ vậy, thời gian làm khô sẽ được rút ngắn đáng kể.
Lưu ý: Dù hiệu quả hong khô tốt hơn so với phơi ngoài không khí nhưng biện pháp này cũng tốn kha khá thời gian. Tốt nhất bạn nên mở quạt qua đêm để đảm bảo đồ sẽ khô hẳn vào sáng hôm sau.
Video đang HOT
Như chúng ta đã biết, khăn bông có khả năng hút thấm nước cực mạnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng khăn bông để làm khô một số loại trang phục có chất liệu mỏng như áo phông, đồ lụa.
Hãy lấy 1 tấm khăn bông lớn trải lên mặt phẳng và để quần áo ướt lên trên, sau đó cuộn cả khăn lẫn quần áo lại (gập càng kỹ càng tốt sao cho diện tích tiếp xúc giữa khăn bông và quần áo là tối đa). Tiếp đến, bạn có thể dùng tay vắt khăn, trực tiếp giẫm lên khăn hoặc lấy đồ nặng đè lên trên.
Sau khi mở khăn ra, bạn hãy kiểm tra xem quần áo đã khô hoàn toàn hay chưa. Nếu vẫn còn cảm thấy ướt thì tiếp tục lặp lại các bước kể trên. Thông thường, chỉ sau chưa đầy 10 phút là chiếc áo phông của bạn sẽ khô ráo như chưa từng giặt.
Túi hút chân không và máy sấy
Có ai ngờ túi hút chân không (dạng có khóa zip) cũng có thể hỗ trợ bạn hong khô quần áo? Hãy sử dụng kèm 2 chiếc kẹp (cỡ nhỏ) để đảm bảo hiệu quả nhé.
Sau khi cho quần áo ướt vào túi chân không, bạn hãy đóng kín miệng túi, chỉ để chừa 2 khoảng hở ở 2 bên mép túi (1 khoảng lớn đủ để đưa đầu máy sấu vào và 1 khoảng nhỏ để thoát khí), sau đó dùng kẹp để cố định vị trí 2 khoảng hở.
Tiếp đến, bạn đưa máy sấy qua khoảng hở lớn để thổi khí nóng vào túi. Khí nóng sau đó sẽ thoát ra ngoài qua khoảng hở nhỏ, tạo ra tuần hoàn không khí với cường độ mạnh bên trong túi.
Sau khoảng 20 phút, nước trên quần áo gần như đã bốc hơi hết và bắt đầu khô. Lúc này bạn chỉ cần phơi quần áo ở nơi thoáng gió một lúc là có thể mặc được rồi.
Theo nhipsongviet
Hội chị em dọn nhà, mua sắm dùng thử ngay túi nilon AnEco: Làm từ nhựa sinh học, phân hủy 100% thành mùn nuôi cây, nước và CO2
Thêm một lựa chọn thay thế túi nilon thông thường cho các chị em, bà nội trợ mà đảm bảo an toàn 100% cho cả gia đình lẫn môi trường.
Những năm gần đây, phong trào sống xanh đang nở rộ khắp nơi. Người ta bắt đầu dùng bình nước cá nhân, túi vải nhiều hơn, hạn chế nhựa dùng một lần.
Tuy nhiên, không phải món nào cũng có thể thay thế được, điển hình như các loại túi nilon đựng đồ, thực phẩm mà các chị, các mẹ hay dùng để đi chợ.
Trên thị trường đã có nhiều loại túi thân thiện với môi trường, nhưng phần lớn vẫn sử dụng nhựa. Chúng chỉ có tốc độ phân hủy nhanh hơn chứ vẫn gây ảnh hưởng khi đã phân rã thành các hạt vi nhựa rồi ngấm vào lòng đất, nguồn nước.
Hai trong số các sản phẩm từ nhựa sinh học tự phân hủy của AnEco.
Tại Việt Nam, trong khoảng 2 năm gần đây, người dùng đã có thêm những lựa chọn mới đến từ AnEco - công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm làm từ nhựa sinh học và tinh bột ngô. Những món đồ của thương hiệu này được khẳng định là có thể phân hủy hoàn toàn trong vòng 1 năm, biến thành nước, CO2 và mùn nuôi cây, không chứa nhựa hay hạt vi nhựa gây ảnh hưởng tới môi trường.
Túi nilon có quai để đi chợ: Dẻo dai, mịn màng, sờ vào là thấy "xịn"
Cái hay của AnEco là sản xuất ra đủ các loại mặt hàng thay thế nhựa dùng 1 lần với chất lượng rất cao, dẻo dai và dùng cho nhiều nhu cầu hơn chứ không chỉ để đựng rác. Điển hình là mẫu túi nilon có quai mà chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây.
Túi nilon có quai loại màu trắng, kèm hộp giấy rất đẹp.
Thành phần chính là nhựa phân hủy sinh học an toàn với con người, đạt tiêu chuẩn của Châu Âu và tinh bột ngô.
Mẫu túi trong bài viết là loại kích thước nhỏ nhất, giá 160k/kg/220 túi. Mức giá này có thể coi là đắt, nhưng khi cầm túi trên tay bạn sẽ thấy ngay nó "xắt ra miếng". Bề mặt túi rất nhẵn mịn, mềm êm sờ rất sướng tay, khác hẳn cảm giác thô, rít của túi nilon thông thường.
Quy cách thiết kế và sử dụng đều y như túi nilon thông thường, chỉ thua kém một chút về độ dẻo dai.
Khi bị kéo, túi này không rách ngay mà chỉ giãn ra như thế này.
Cảm nhận thì có vẻ túi rất mỏng manh nhưng thực ra vẫn có độ dẻo dai, đàn hồi đáng kể. Chúng tôi đã thử kéo giãn túi ra và kết quả là không bị rách hẳn mà chỉ giãn ra, vẫn sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bị vật nhọn như dao kéo hay góc của tuýp thuốc, kem đánh răng... chọc vào thì vẫn thủng như thường.
Các sản phẩm của AnEco đều có hạn sử dụng chỉ 1 năm.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn mua phiên bản túi nilon có quai màu xanh lá với giá rẻ hơn, cỡ 128k/kg, cũng có nhiều kích cỡ nhưng chất nilon kém dẻo dai hơn một chút.
Túi đựng rác: Cũng mịn màng nhưng dễ rách, bốc mùi nếu bảo quản không tốt
Món thứ 2 mà chúng tôi muốn chia sẻ là loại túi đựng rác màu xanh lá, đang được bán với giá khoảng 145k/kg. Loại túi này cũng có nhiều kích thước để lựa chọn, vẫn có chất nhựa mềm mịn sờ rất thích tay. Tuy nhiên, sử dụng rồi mới thấy nó không có độ đàn hồi, dẻo dai như loại túi trắng có quai. Các chị em nếu mua thì nhất định phải chọn cho đúng kích thước thùng rác nhà mình nếu không thì rách ngay. Thậm chí, khi tách đáy túi khỏi cuộn phải cực kì cẩn thận nếu không sẽ bị bị xé toạc ra.
Túi đựng rác này có quy cách đóng gói dạng cuộn, mỗi lần dùng phải tách rời đáy túi.
Hãy cẩn thận khi tách nếu không túi sẽ bị rách ngay.
Ngoài ra, có một điểm yếu nữa về loại túi đựng rác màu xanh này là phân hủy nhanh quá, nhất là khi thời tiết nồm ẩm. Chúng tôi để cuộn túi trong phòng ở nhiệt độ thường, nhưng chỉ sau khoảng 2 tuần với tiết trời nhiều mưa, ẩm ướt ở Hà Nội những ngày qua thì cuộn túi bắt đầu bốc mùi hôi như đã đang bị phân hủy. Thứ mùi này đặc biệt nồng hơn hẳn khi chị em dùng để đựng rác thải hữu cơ hay đồ ăn thức uống thừa, vì thế nên phải thay đổi, dọn dẹp thùng đựng rác thường xuyên hơn.
Chị em nên chọn kích thước thật chuẩn vì túi này không có độ đàn hồi, rất dễ rách khi bị kéo căng theo chiều ngang.
Còn nhiều thương hiệu túi Made in Vietnam khác đáng thử
Ngoài AnEco, tại Việt Nam hiện đã có vài thương hiệu túi nilon sử dụng nhựa sinh học tự phân hủy khác, ví dụ như sản phẩm từ công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung (Hà Nội), Gimex II, hay từ công ty cổ phần Thiên Kim An. Chị em có thể tìm mua, dùng thử để xem loại này là tốt và phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình.
Điểm cộng:
Chất túi nilon mềm mịn, mỏng nhẹ dễ sử dụng
Có nhiều lựa chọn về loại hình, kích thước
Dễ mua trên các trang web TMĐT
Điểm trừ:
Hạn sử dụng chỉ tối đa 1 năm
Giá còn cao
Loại túi màu xanh cần bảo quản kĩ càng, tránh nhiệt độ và độ ẩm nếu không sẽ bốc mùi
Túi đựng rác chỉ phù hợp để đựng rác khô
Theo nhipsongviet
Quần áo không khô bốc mùi hôi hám, làm theo cách này thơm phức sau 1 đêm Những loại vải dày phổ biến nhất mùa đông như len, dạ, nhung... thường bị hôi khi phơi nhiều ngày trong thời tiết mưa ẩm hoặc để quá lâu trong tủ quần áo. 1. Ngâm với nước nóng Sau khi giặt, chúng ta có thể nhúng quần áo vào nước nóng khoảng 50 độ, rồi vắt và đem phơi ngay. Hiệu quả bốc...