Chẳng cần dùng hóa chất độc hại dùng 8 phương pháp cực đơn giản là côn trùng không dám bén mảng tới
Dưới đây là những cách đuổi côn trùng hiệu quả mà không cần dùng hoá chất độc hại.
1. Xịt tinh dầu
Mặc dù không hiệu quả như DEET hoặc picaridin thông thường, nước xịt tinh dầu tự chế có tác dụng đuổi muỗi, kiến và các loại bọ khác. Để xua đuổi côn trùng thành công, chỉ cần đổ tinh dầu như bạc hà hay dầu khuynh điệp vào chai xịt sau đó cứ 1 tiếng lại xịt tinh dầu một lần.
2. Đốt lá cây
Đốt lửa để dọa động vật và bọ xít là một phương pháp đã được sử dụng từ lâu. Ngày nay, không nhất thiết phải đốt một ngọn lửa lớn, nhưng khói của một số loại lá cây có thể khiến một số loài sâu bọ sợ, chẳng hạn đốt lá bạch đàn có thể đuổi côn trùng.
3. Để cây cà chua trong nhà
Lá cà chua có chứa chất IBI 246, có tác dụng như một chất đuổi muỗi và ve. Nó cũng hiệu quả như DEET, nhưng không gây hại cho môi trường hoặc sức khỏe của bạn.
4. Xịt hỗn hợp ớt cay, tỏi và nước xà phòng
Video đang HOT
Nước xịt cay được sử dụng như một biện pháp ngăn chặn ngăn chặn côn trùng hiệu quả. Bạn không nên xịt nó vào bất cứ thứ gì ăn được và khi xịt xong không chạm vào mắt và tay. Bạn cũng có thể kết hợp ớt với tỏi và một ít xà phòng.
5. Ăn tỏi hoặc phun nước tỏi vào cây cối
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều tỏi ít bị bọ ve cắn hơn đáng kể so với những người khác. Nước tỏi cũng có thể được sử dụng để trị sâu bệnh cho cây cối.
6. Để những kẻ săn mồi tự nhiên vào nhà
Một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ sâu bệnh là đưa những kẻ săn mồi tự nhiên (nhện, ong bắp cày, bọ cánh cứng và thậm chí cả mèo) vào nhà. Tất nhiên, bạn phải cực kỳ cẩn thận để không tạo ra sâu bệnh mới.
7. Sử dụng đèn LED
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 đã kết luận rằng mặc dù tất cả các đèn đều thu hút côn trùng nhưng đèn LED có khả năng hút những vị khách không mong muốn nhiều hơn so với đèn truyền thống, nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải. Nếu bạn thực sự cần đèn sáng vào ban đêm, bạn có thể đổi sang bóng đèn LED.
8. Trồng cây
Nếu bạn có một ban công hoặc không gian ở nhà để trồng cây, bạn nên trồng bạc hà, sả hoặc hoa oải hương. Các loại cây này xua đuổi côn trùng một cách tự nhiên nhờ mùi hương của chúng, đồng thời làm thơm nhà bạn.
Cách chăm sóc cây cọ Nhật, khô héo bao ngày bỗng tươi tốt trở lại
Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, cây cọ Nhật còn có khả năng làm giảm được kim loại nặng trong không khí đồng thời xua đuổi côn trùng, tạo cho bạn một không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành.
Cọ Nhật là loại cây dễ trồng với khả năng thích ứng tốt trong mọi điều kiện môi trường, do đó, việc chăm sóc cũng như phòng bệnh cho cây không còn là trở ngại đối với người sở hữu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn phương pháp chăm sóc cây hiệu quả cùng kỹ thuật hồi sinh cây nhiều khi dân chuyên cũng chưa chắc đã biết đâu nhé.
1. Đặc điểm của cây cọ Nhật
Cây cọ Nhật hay cây kè nhật có tên khoa học là Licuala grandis thuộc họ Arecaceae, xuất hiện lần đầu ở những vùng có khí hậu ôn đới.
Về đặc điểm, thân cọ Nhật cao không quá 2m, màu xám và có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá cọ thường mọc nhiều ở đỉnh theo dáng quạt dài từ 0,6 - 1,2m. Mép lá xẻ răng cưa không sâu, bề mặt xếp thành nếp. Cây cọ Nhật cũng ra hoa, hoa cọ có màu vàng, thường mọc thành cụm và tập trung nhiều ở nách lá.
2. Công dụng của cây cọ Nhật
Cọ Nhật có hình dáng lạ mắt, khả năng phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau như thiếu sáng, nhiệt độ thấp. Do đó, cây rất thích hợp làm cây cảnh trong văn phòng, dùng để trang trí nhà ở, công ty,... Nhờ đặc tính thân cao, lá hẹp dài nên cọ Nhật được ứng dụng nhiều trong trồng cây công trình, hòn non bộ, tiểu cảnh. Bên cạnh công dụng trang trí, cọ Nhật còn có khả năng loại bỏ chất ammonia, giảm được kim loại nặng trong không khí, xua đuổi côn trùng, tạo cho bạn một không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời như vậy, cây cọ Nhật để bàn thường được dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân và đối tác với ý nghĩa là thay cho những lời chúc tốt đẹp.
3. Ý nghĩa cây cọ Nhật
Không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao, cọ Nhật còn là bảo bối cho những gia đình mong muốn sự tiền tài, giàu sang. Hình ảnh cây cọ Nhật với chiếc lá quạt xòe tròn khiến nhiều người liên tưởng đến hình cái phễu thu hút may mắn, tài lộc. Ngoài ra, những tán lá xanh thi nhau vươn lên cao mang ý nghĩa mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, gia chủ không ngừng thăng tiến.
4. Cây cọ Nhật hợp tuổi nào?
Cây cọ Nhật được cho là hợp với người tuổi Dậu. Người tuổi Dậu đặt cây này trong nhà sẽ tránh được khỏi khó khăn bất trắc trong công việc đồng thời giúp họ luôn được bình tĩnh tỉnh táo.
5. Cách chăm sóc cây cọ Nhật
- Đất: Đất trồng cọ Nhật tốt nhất phải là đất tơi xốp như đất mục, đất phù sa. Nên trộn đất với phân sinh học, phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng và thực hiện bón lót phân bắc.
- Ánh sáng, nhiệt độ: Vì thuộc giống cây ưa sáng nên bạn cần đặt cây ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu bố trí được ở vị trí có khoảng 2, 3 giờ chiếu sáng tự nhiên là hoàn hảo nhất. Việc này sẽ giúp cây quang hợp tốt, tạo màu xanh đẹp và cây thích nghi được với nhiệt độ.
- Nước: Cây cọ Nhật có đặc điểm không cần quá nhiều nước. Khi nào thấy gốc khô, bạn hãy tiến hành tưới nước 1 lần/tuần. Khi tưới, hãy nhớ cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ bởi nếu tưới quá nhiều cây sẽ úng rễ và chết. Cách tốt nhất để tưới cho cây là sử dụng bình phun nước do cây vừa được tưới nước lại được làm sạch lá, góp phần cho cây quang hợp tốt.
- Phòng bệnh: Ưu điểm của cọ Nhật là ít sâu bệnh nên chúng rất phù hợp với những người có ít thời gian chăm sóc, tỉ mẩn. Tuy nhiên, đừng lơ là việc chăm sóc chúng, thỉnh thoảng hãy cắt bỏ lá úa, lá vàng. Ngoài ra, cây còn gặp bệnh phấn trắng, hãy dùng khăn và cồn để lau. Điều này sẽ giúp cây phát triển bình thường. Trong trường hợp cây bị bệnh nặng, chú ý để cây ra ngoài rồi tiến hành trị bệnh.
- Kỹ thuật phục hồi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng khô héo, rụng lá, vàng úa,... bạn cần có những biện pháp kịp thời chăm sóc để cây phục hồi sức sống. Trong thời điểm này, hạn chế tối đa việc ánh sáng mặt trời chiếu sáng trực tiếp khiến cây chết do mất nước. Hãy đem cây đến nơi mát mẻ, không khí trong lành để cây có điều kiện hồi sinh tốt nhất. Trong thời gian đầu nuôi dưỡng, chớ nên tác động vào đất trồng bởi lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Lúc này, chỉ nên loại bỏ lá vàng úa, khô héo, đảm bảo tưới nước đầy đủ. Ngoài ra, thực hiện pha đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cây, mỗi tuần một lần. Dần dần tăng lượng sau mỗi tháng, tăng nồng độ sau 2 - 3 tháng.
Mẹo xua đuổi muỗi trong nhà có thể bạn chưa biết Muỗi là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết và Zika. Một số giải pháp đơn giản sau đây có thể thực hiện tại nhà để tránh muỗi Muỗi là loài côn trùng gây khó chịu nhất vào ban đêm nhất là lúc đi ngủ. Ban ngày cũng không ngoại lệ những không gian ẩm thấp thiếu ánh sáng...