Chẳng ai ngờ sóng Wi-Fi lại ‘trông’ vi diệu như thế này?
Sẽ như thế nào nếu bạn có thể nhìn thấy được những tín hiệu sóng Wi-Fi?
Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể nhìn thấy sóng Wi-Fi? Có lẽ đây là câu hỏi mà tất cả những người có trí tò mò lúc nào cũng thôi thúc đã có lần đặt ra. Thực tế, mặc dù Wi-Fi hiện nay có sự hiện diện ở khắp mọi nơi, không có bất kì cách nào để con người có thể nhìn thấy loại sóng kết nối này.
Sóng Wi-Fi có nhiều màu sắc và được thể hiện dưới dạng đường lượn sóng. (Ảnh: Popular Science)
Trong hình minh họa này, nó lại giống một chiếc cầu vồng. (Ảnh: Popular Science)
Dù vậy, những hình ảnh được thực hiện bởi Nickolay Lamm cùng sự trợ giúp của một nhà vật lý học thiên thể có tên M. Browning Vogel dưới đây sẽ mang đến cho bạn nhữn hình dung nhất định về sóng Wi-Fi. Thực tế, nếu có thể nhìn thấy, Wi-Fi sẽ là những dải sóng rất nhiều màu đan xen với nhau. Chúng không phải là những đường thẳng mà thay vào đó là những đường lượn sóng, tuyến tính.
Nhìn hình ảnh này, có thể bạn sẽ thấy sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta nhìn thấy Wi-Fi. (Ảnh: Popular Science)
Sóng Wi-Fi như một màn sương nhiều màu sắc. (Ảnh: Popular Science)
Thực tế, theo một thống kê không chính thức từ năm 2015, số điểm phát sóng Wi-Fi trên toàn thế giới đã đạt đến con số 5,8 triệu đồng. Tức là tới thời điểm hiện tại, con số này chắc chắn đã tăng lên khá nhiều. Rất nhiều trong số các điểm Wi-Fi này được đặt ở những nơi mà trước đây người ta không hề nghĩ đến cũng có thể truy cập được Internet.
Lê Nam Khánh
Giả thuyết mới về vật thể liên sao
Oumuamua - 'vị khách vũ trụ' đầu tiên đến từ ngoài Hệ Mặt trời có thể có lịch sử nguồn gốc rất dữ dội.
Giả thuyết mới nhất về sự hình thành vật thể liên sao này không nhắc đến sự tham gia của nền văn minh tiềm tàng ngoài Trái đất.
Mô phỏng máy tính cho thấy Oumuamua có thể hình thành từ các mảnh vỡ của một thiên thể lớn hơn.
Oumuamua (tên đầy đủ là 1I/'Oumuamua) là vật thể bí ẩn đến chỗ chúng ta từ ngoài Hệ Mặt trời. Nó được nhà vật lý người Canada Robert Wedyk phát hiện năm 2017 dựa trên các quan sát của Kính viễn vọng Pan STARRS đặt ở Hawaii (Mỹ). Lúc đó, Oumuamua ở cách Trái đất khoảng 30 triệu km.
Ban đầu, các nhà thiên văn học cho rằng Oumuamua là sao chổi. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ lưỡng, người ta xếp Oumuamua vào danh sách các tiểu hành tinh. Vật thể này không ngừng làm các nhà khoa học ngạc nhiên: Hóa ra, nó thể hiện là có gia tốc phi hấp dẫn; còn các đặc tính vật lý trên bề mặt của nó khiến người ta nghĩ là nó có nhân như sao chổi.
Những nghiên cứu mới nhất cho rằng, Oumuamua có lẽ là một mảnh vỡ từ một thiên thể lớn hơn. Thiên thể này đã bị các lực hấp dẫn xé rách khi di chuyển gần một ngôi sao.
Nguồn gốc cái tên 1I/'Oumuamua cũng khá thú vị. Chữ I xuất phát từ "interstellar" (liên sao); số 1 được thêm vào để nhấn mạnh rằng đây là thiên thể đầu tiên từ ngoài Hệ Mặt trời. Phần chính của tên (Oumuamua) xuất phát từ tiếng Hawaii, thể hiện đây là "sứ giả đầu tiên" đến từ không gian liên sao.
"Kịch bản "mảnh vỡ" không chỉ bảo đảm cách thức hình thành vật thể kiểu này, mà còn chứng tỏ có rất nhiều vật thể liên sao giống tiểu hành tinh" - nhà khoa học Yun Zhang ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết.
Giả thuyết mới cũng giải thích "sự kỳ quặc" của vật thể. Chẳng hạn, Oumuamua có hình dạng thuôn dài, trông giống điếu xì gà vũ trụ. Các nhà thiên văn học chưa từng quan sát thấy thiên thể nào có hình dạng như vậy. Ngoài ra, Oumuamua thể hiện "gia tốc phi hấp dẫn", tức là chuyển động không bị thúc đẩy bởi Mặt trời, sao Mộc hoặc bất kỳ thiên thể lớn nào khác.
Chuyển động như vậy có thể được giải thích là do sự thoát khí sao chổi gây ra. Tuy nhiên, Oumuamua không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thoát khí nào; nó không có đuôi cũng như không có nhân như sao chổi. Một số người còn đồn đại rằng Oumuamua có thể là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
Giả thuyết mới nói về nguồn gốc tự nhiên của Oumuamua. Nhóm nghiên cứu của Zhang đã sử dụng các mô phỏng máy tính để nghiên cứu xem các vật thể thay đổi như thế nào khi bay gần các ngôi sao. Việc di chuyển quá gần có thể khiến vật thể bị xé rách; sau đó các mảnh vỡ tiếp tục lang thang trong không gian vũ trụ.
Quá trình nóng lên cực đoan trong khi bay gần ngôi sao và sau đó nguội lạnh khiến cho các mảnh vỡ này tạo ra lớp vỏ bên ngoài, giúp duy trì hình dạng kỳ quặc của chúng. "Trung bình, mỗi hệ hành tinh phải ném vào không gian liên sao khoảng 100 tỷ vật thể giống như Oumuamua" - Zhang cho biết.
Các mảnh vỡ có thể rất khác nhau: Từ sao chổi, tiểu hành tinh đến hành tinh nhỏ. Các vật thể liên sao tương tự như Oumuamua có thể cung cấp các chỉ dẫn quý giá về sự hình thành và tiến hóa của các hệ hành tinh.
Oumuamua không phải là "vị khách ngoài Hệ Mặt trời" duy nhất. Vào tháng 7/2019, các nhà thiên văn học phát hiện thiên thể liên sao thứ hai - sao Chổi 2I/Borisov.
Kinh ngạc "ngôi sao siêu bão tố" nặng gấp 12.700 lần trái đất Lần đầu tiên các nhà khoa học đã đo được gió trên một ngôi sao lùn nâu, dạng thiên thể còn có biệt danh ngôi sao thất bại. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi phó giáo sư Katelyn Allers từ Đại học Bucknell ở Lewisburg, Pennsylvania (Mỹ) đã sử dụng các quan sát ở bước sóng khả kiến và hồng ngoại của sao...