Chanathip Songkrasin và những thông số “out trình” tại AFF Cup 2020
Sau khi vắng mặt tại AFF Cup 2018, ngôi sao số một Thái Lan – Chanathip Songkrasin đã trở lại và trình diễn một thứ bóng đẳng cấp, thu hút, thuyết phục mọi CĐV khó tính nhất.
Chanathip Songkrasin không phải là cầu thủ thi đấu quá nhiều cho ĐT Thái Lan ở giải AFF Cup 2020. Anh ra sân trong 3 trận đấu với tổng cộng 230 phút đấu. Chưa có trận nào Chanathip thi đấu hết 90 phút, thế nhưng dấu ấn mà tiền vệ nhỏ con này để lại vẫn là rất lớn.
Chanathip có khởi đầu không hề suôn sẻ. Anh thi đấu không quá ấn tượng trước Myanmar và Philippines. Tuy nhiên, cần biết rằng Chanathip chỉ mới có một buổi tập với ĐT Thái Lan trước đó. Có thể coi đây chỉ như bước “khởi động” trước khi Chanathip thực sự bùng nổ ở trận bán kết với ĐT Việt Nam.
Trong 88 phút có mặt trên sân, Chanathip chạm bóng 54 lần, 24 pha đi bóng, sút 5 lần và có 2 bàn thắng. Không chỉ đóng góp lớn ở mặt trận tấn công, Chanathip còn gây ấn tượng bởi khả năng pressing mạnh mẽ. Nhờ kỹ thuật tuyệt vời, cầu thủ mang áo số 18 có 11 lần đánh bại đối thủ trong những pha tay đôi. Cần biết rằng, Chanathip chỉ cao 1m58 nhưng khá nhiều lần Hoàng Đức, Văn Thanh bất lực trong việc giành bóng.
Chanathip vượt qua Hoàng Đức trong một pha đi bóng (Ảnh: Getty)
Ngoài ra, đội trưởng tuyển Thái Lan cũng sẵn sàng phạm lỗi (5 lần) để chống phản công. Nhiều CĐV Việt Nam có thể “ nóng mắt” nhưng quả thực đó là điều rất cần thiết để có thể chiến thắng. Trong một trận cầu căng thẳng như vậy nhưng các pha phạm lỗi của Chanathip đều rất chừng mực, đủ để gây ức chế cho đối phương và không phải nhận thẻ.
Thông số tốt nhất của Chanathip nằm ở khả năng chuyền bóng. Sau 3 trận, anh có tỷ lệ chuyền bóng thành công 86,6%, tỷ lệ chuyền bóng thành công ở phần sân đối phương lên đến 83,1%. Việc chuyền bóng chính xác ở phần sân đối phương luôn rất khó khăn, điều đó cho thấy Chanathip mang đến sự sáng tạo rất cao. Để tiện so sánh, thông số này của Quang Hải, chân chuyền số 1 tuyển Việt Nam, là 73,8%.
Nhìn nhận công tâm, Chanathip đang chơi bóng ở một trình độ cao hơn hầu hết các cầu thủ ở Đông Nam Á. Muốn đánh bại Thái Lan trong cuộc tái ngộ diễn ra vào tối nay (26/1), tuyển Việt Nam cần rút kinh nghiệm và tìm ra cách ngăn chặn Chanathip Songkrasin.
Chiến thắng không hoàn hảo của tuyển Thái Lan
Tuyển Thái Lan sớm giành vé vào bán kết với 9 điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, HLV Alexandre Polking cũng có điều phải lo lắng.
Ở AFF Cup 2018, tuyển Philippines đã gây rất nhiều khó khăn cho Thái Lan và có trận hòa 1-1 để chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Thậm chí, đoàn quân của HLV Sven-Goran Eriksson còn chơi áp đảo khi kiểm soát bóng 60%, dứt điểm 18 lần, gấp 3 lần đối thủ. Thời điểm đó, "Voi chiến" không có 3 ngôi sao sáng nhất là Teerasil Dangda, Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan.
Ba năm sau, tuyển Thái Lan sở hữu lực lượng mạnh nhất và giành chiến thắng 2-1 trước Philippines. Thế trận cũng đã đảo chiều nhưng tuyển Thái Lan không tránh khỏi những khoảnh khắc khó khăn.
Cú dứt điểm "miễn chê" của Dangda. Ảnh: Getty.
Giá trị của Dangda
Trước Philippines, Dangda lập cú đúp để giúp tuyển Thái Lan giành chiến thắng 2-1. Qua đó, anh đi vào lịch sử AFF Cup khi trở thành người ghi nhiều bàn thắng nhất.
Chân sút số một tuyển Thái Lan cho thấy đẳng cấp ở bàn thắng đầu tiên. Anh di chuyển thông minh để đón đường chuyền từ cánh trái của Bunmathan. Trước sự truy cản của hậu vệ Philippines, Dangda băng lên rất nhanh để kịp thực hiện cú volley, đưa bóng găm thẳng vào nóc lưới.
Đến bàn thắng thứ 2, Dangda bình tĩnh trên chấm phạt đền. Thủ môn Kevin Ray Mendoza đã đổ người đúng hướng nhưng pha dứt điểm của tiền đạo Thái Lan là quá khó.
Tính đến thời điểm này, Dangda đã có 4 pha lập công, dẫn đầu danh sách Vua phá lưới của giải (cùng Safawi Rasid của Malaysia). Các bàn thắng của anh đều có ý nghĩa quan trọng. Trước trận gặp Philippines, Dangda ghi 2 bàn đầu tiên cho tuyển Thái Lan trong cuộc đối đầu Myanmar, giúp "Voi chiến" thoải mái tinh thần và thắng chung cuộc 4-0.
Không chỉ vậy, Dangda còn đóng góp rất nhiều vào lối chơi của tuyển Thái Lan nhờ khả năng làm tường, phối hợp. Phút 23 trận gặp Philippines, anh di chuyển thông minh, nhận đường chuyền bóng của Bunmathan để chuyền bóng một chạm cho Chanathip. Tuy nhiên, đội trưởng tuyển Thái Lan xử lý chần chừ và không thể dứt điểm. Nếu làm tốt hơn, anh có thể ghi bàn.
Đó là ví dụ điển hình về sự đóng góp của Dangda. Ở AFF Cup 2020, anh đã có đến 6 đường chuyền tạo cơ hội cho đồng đội. Con số này nhiều hơn các tiền vệ công như Chanathip Songkrasin, Supachok Sarachat (5) và chỉ kém hậu vệ Theerathon Bunmathan (9).
Không chỉ vậy, Dangda còn nỗ lực hỗ trợ phòng ngự. Anh có 2 lần tắc bóng thành công (tỷ lệ 66,7%), 1 lần giải vây và 2 lần chặn cú sút. Đây không phải là những thống kê quá ấn tượng nhưng cũng nói lên sự cố gắng của Dangda, dù tuyển Thái Lan chưa phải gặp đối thủ xứng tầm.
Ở tuổi 33, Dangda vẫn đang chơi tốt và tỏa sáng ở AFF Cup 2020. Đây là tín hiệu vui cho tuyển Thái Lan nhưng cũng mang lại một câu hỏi. Đó là nếu Dangda không thể thi đấu hoặc HLV Polking cần sự tươi mới, tuyển Thái Lan còn ai. Lúc này, cả Adisak Kraisorn và Supachai Jaided đều chưa được tin tưởng và thể hiện được nhiều.
Bunmathan gần như đứng yên trong tình huống tuyển Thái Lan nhận bàn thua.
Pha bóng hời hợt của Bunmathan
Bunmathan mang lại quá nhiều giá trị cho tuyển Thái Lan, đó là điều không cần phải bàn cãi. Dù thi đấu ít hơn một trận, anh đã có 9 đường chuyền tạo cơ hội cho đồng đội, nhiều nhất tuyển Thái Lan.
Hậu vệ đang chơi bóng ở Nhật Bản không chỉ khiến khả năng tấn công biên của tuyển Thái Lan mạnh hơn mà còn mang lại sự linh hoạt. Anh có thể hoạt động như một tiền vệ trung tâm, di chuyển vào giữa để điều phối bóng. Từ đó, Bunmathan sẵn sàng tung ra những đường chuyền xuyên tuyến hoặc rót bóng bất ngờ.
Tuy nhiên, Bunmathan lại có những khoảnh khắc hời hợt. Một trong số đó đã khiến Thái Lan nhận bàn thua đầu tiên tại AFF Cup 2020. Phút 57, từ lúc Ingreso thực hiện quả đá phạt cho Philippines đến khi trung vệ Manuel Bihr phá bóng, Bunmathan vẫn đứng yên tại chỗ. Khi Patrick Reichelt lao vào đá bồi, hậu vệ này mới di chuyển nhưng đã là quá muộn.
Sau pha bóng này, tuyển Thái Lan phải chịu nhiều áp lực hơn. Những phút cuối, tuyển Philippines dâng cao đội hình và gây sức ép nhằm tìm kiếm bàn gỡ. Tuy nhiên, họ đã không thành công. Nếu không phải nhận bàn thua, "Voi chiến" đã có thể thi đấu thảnh thơi hơn.
Đây là điều cá nhân Bunmathan cũng như tuyển Thái Lan cần phải tránh, nhất là khi đối thủ tiếp theo của họ là Singapore. Đội chủ nhà sở hữu nhiều cầu thủ có thể hình ấn tượng và rất giỏi không chiến. Ở 2 trận đầu tiên AFF Cup 2020, tuyển Singapore đã ghi 3 bàn thắng từ những tình huống không chiến, chiếm tỷ lệ 80%.
Tuyển Thái Lan cũng cần phải hạn chế việc bị các đối thủ khai thác 2 biên. Khi Bunmathan và Narubadin Weerawatnodom dâng cao tấn công, tuyển Philippines đã có những pha triển bóng sang 2 cánh. Tuy nhiên, các học trò của HLV John Stewart Hall lại không tạt bóng chính xác. Ở các cuộc đối đầu Timor Leste hay Myanmar, "Voi chiến" cũng từng phải chịu áp lực từ 2 biên.
Qua 3 trận ở AFF Cup 2020, tuyển Thái Lan đã chứng tỏ họ là đội bóng chơi tấn công đầy biến hóa. HLV Polking vẫn thể hiện được triết lý tấn công đẹp mắt. Tuy nhiên, ông vẫn còn việc phải làm khi xây dựng hệ thống phòng ngự, thứ vốn là điểm yếu của chiến lược gia này và đã bộc lộ ở Thai League 1 và V.League. Bởi nếu muốn trở thành nhà vô địch, tấn công hay là chưa đủ.
Cựu danh thủ Singapore: 'Gặp Thái Lan dễ hơn Việt Nam' Fandi Ahmad, danh thủ từng ghi 55 bàn sau 101 trận khoác áo tuyển Singapore, chia sẻ về kết quả bốc thăm chia bảng AFF Cup 2020 chiều 21/9.
10 ngôi sao nổi bật tại AFF Cup 2020 Với Chanathip và Theerathon Bunmathan, tuyển Thái Lan có lực lượng mạnh nhất cho mục tiêu phục thù tại AFF Cup 2020. Elkan Baggott, 19 tuổi, là ẩn số của tuyển Indonesia tại AFF Cup 2022. Anh chơi ở vị trí trung vệ, cao 1,95 m. Baggot mang ba dòng máu Indonesia, Thái Lan và Anh, nhưng chọn khoác áo tuyển Indonesia. Anh...