Chân xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường này, rất có thể đã mắc ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là ở nam giới.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi như: di truyền, hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, khói dầu, môi trường và nhiều yếu tố khác. Khi nói đến ung thư phổi, nhiều người nghĩ rằng dấu hiệu có thể là ho ra máu, tức ngực, khó thở… Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư phổi nào cũng xuất hiện những triệu chứng như vậy. Những dấu hiệu của ung thư phổi có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể, một trong số đó là bàn chân.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, có thể đánh giá chức năng của phổi qua tình trạng của da. Phổi là cơ quan quan trọng nhất để trao đổi khí. Khi xuất hiện ung thư, chức năng của phổi sẽ suy giảm gây nên tình trạng thiếu oxy, khiến da chân có màu trắng bệnh hoặc tím tái.
Nốt ruồi ở chân không phải là vấn đề lớn nhưng nếu chúng xuất hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn, đặc biệt có đường kính lớn lơn 2cm kèm theo mủ thì rất có thể bạn đã mắc ung thư phổi. Chính vì vậy cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để có hướng điều trị thích hợp.
Video đang HOT
Ngồi hoặc đứng lâu, uống quá nhiều nước dễ dẫn đến phù chân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm thì rất có thể là do ung thư phổi dây nên. Do tốc độ tăng sinh nhanh chóng của tế bào ung thư, chúng có thể tiêu tốn phần lớn năng lượng trong cơ thể, dễ dẫn đến mất cân bằng áp lực xâm nhập tế bào, khiến nước dần xâm nhập vào mô tế vào. Khi tế bào ung thư lan rộng, chúng chèn ép các mạch máu và dây thần kinh ở chi dưới, gây phù nền liên tục. Ung thư phổi càng nặng thì phù nề càng rõ ràng.
4. Đau khớp
Nhiều bệnh nhân ung thư phổi bị đau chân không chịu nổi trong thời gian mắc bệnh, đặc biệt là khi đi lại. Nguyên nhân là do tế bào ung thư đã hấp thụ chất dinh dưỡng và trong quá trình sinh sôi đã di căn sang các bộ phận khác.
Xương và khớp là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chúng được bao quanh bởi nhiều mạch máu, yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.
Gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm
Hiện nay, ung thư phổi có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 và tỷ lệ tử vong thuộc hàng cao trong các bệnh ung thư ở Việt Nam.
Hiện gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ là giai đoạn sớm.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi
Tại Việt Nam ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai giới. Theo thống kê ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2020, tại Việt Nam tỉ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14.4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 10-15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 85%).
GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết tái phát sau điều trị là một vấn đề người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ phải đối mặt.
Ước tính có gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ là giai đoạn sớm. Mục tiêu điều trị chữa khỏi bao gồm điều trị chuẩn như phẫu thuật cắt bỏ u và hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, ngay cả những bệnh nhân được điều trị với liệu pháp chuẩn thì tỷ lệ tái phát vẫn cao.
Phát biểu tại hội thảo khoa học " Liệu pháp miễn dịch - Thắp sáng hy vọng chữa khỏi trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm" do Bệnh viện K và Roche phối hợp tổ chức hôm nay- 13/4 tại Hà Nội,GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết tái phát sau điều trị là vấn đề người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ phải đối mặt dù được chẩn đoán và điều trị sớm.
"Liệu pháp miễn dịch với kết quả giảm tỉ lệ tái phát sẽ là một trong những phương pháp trong điều trị đa mô thức"- GS.TS Lê Văn Quảng nói.
Hiệu quả của liệu pháp bổ trợ miễn dịch trên bệnh nhân ung thư phổi thế nào?
Thông tin tại hội thảo cho thấy, trước đây, điều trị bổ trợ hóa chất sau phẫu thuật là liệu pháp điều trị bổ trợ tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tỉ lệ sống còn toàn bộ kém và nguy cơ tái phát cao là thường gặp đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm, mặc dù đã được phẫu thuật triệt để và điều trị hóa trị bổ trợ.
Hiện nay, đã có những bằng chứng y khoa trên thế giới cho thấy hiệu quả của liệu pháp bổ trợ miễn dịch trên bệnh nhân ung thư phổi.
Kết quả từ nghiên cứu công bố trên The Lancet cho thấy liệu pháp miễn dịch cải thiện đáng kể thời gian sống thêm không bệnh cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ so với chăm sóc hỗ trợ tốt nhất sau hóa trị bổ trợ.
Số liệu cho thấy liệu pháp miễn dịch giúp giảm 34% nguy cơ tái phát bệnh hoặc tử vong ở những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, nguy cơ này có thể giảm đến 57% nếu bệnh nhân có tỉ lệ bộc lộ thụ thể PD-L1 cao.
Ngày 22/6/2023, Bộ Y tế Việt Nam lần đầu tiên phê duyệt sử dụng liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật và điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.
Tại hội thảo, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu đã chia sẻ nhiều kết quả đáng mừng từ thực tế điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ với liệu pháp miễn dịch.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về ca bệnh ung thư phổi tại hội thảo.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thực tế điều trị bệnh nhân nam 70 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi phải từ năm 2020. Bệnh nhân sau đó được điều trị tại Singapore và Việt Nam.
Sau quá trình điều trị phẫu thuật cắt nội soi thùy phổi có u, nạo vét hạch, đánh giá sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa trị và điều trị bổ trợ bằng liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sau đó tái khám định kỳ và hiện tại sau gần bốn năm hiện ổn định, chưa phát hiện tái phát.
Làm gì để phòng ngừa ung thư phổi?
Theo các chuyên gia ung thư, để phòng ung thư phổi, cần hạn chế các chất, tác nhân gây bệnh ung thư như thuốc lá, thực phẩm, hóa chất độc hại... Bên cạnh đó duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ...
Về dấu hiệu nhận biết ung thư phổi nói chung cũng như các triệu chứng thường gặp của ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm: ho nhiều, ho ra máu, đau ngực, viêm phổi tái diễn một vị trí, tràn dịch màng phổi, đau vai, tay... Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên...
Ho nhiều, ho ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư phổi
Tuy nhiên, ho là dấu hiệu gặp trong ung thư phổi nhưng ho cũng biểu hiện rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, nếu xuất hiện ho nhiều, ho ra máu, đau đầu, đau ngực, thỉnh thoảng bị co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh, người dân cần đi khám sức khỏe sớm để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay. Bệnh nhân là chị Q.T.P, 43 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sáng 9/5. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ...