Chặn vụ buôn bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc ngay khu vực biên giới
Bế cháu bé 14 ngày tuổi vượt biên sang Trung Quốc giao cho kẻ môi giới để nhận 5 triệu đồng tiền công, người phụ nữ 27 tuổi bị phát hiện, bắt giữ.
Ngày 20/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang điều tra, làm rõ hành vi Buôn bán trẻ sơ sinh của một nhóm người từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo đó, vào tối 18/7, tổ tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Pò Hèn ( Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới thuộc xã Hải Sơn, TP Móng Cái phát hiện người phụ nữ bế theo cháu bé từ taxi đi xuống. Người phụ nữ này tiếp tục lên xe máy chờ sẵn rồi đi vào đường mòn ra phía bờ sông biên giới.
Thấy biểu hiện nghi vấn, tổ tuần tra yêu cầu kiểm tra. Người phụ nữ khai tên Nguyễn Thị Duyên (27 tuổi, trú xã Hải Tiến), người đàn ông đi cùng là Phùn Văn Nam (20 tuổi, trú xã Hải Sơn), còn tài tế taxi là Lường Văn Tâm (29 tuổi, quê Thái Nguyên).
Duyên không xuất trình được giấy tờ gì để chứng minh đứa trẻ sơ sinh (14 ngày tuổi) là con mình.
Video đang HOT
Người phụ nữ khai nhận cháu bé mới 14 ngày tuổi được cô nhận từ người phụ nữ tên Phương (khoảng 30 tuổi) tại bến xe Móng Cái để đưa qua biên giới sang Trung Quốc giao cho người phụ nữ tên Lan (khoảng 40 tuổi, là phụ nữ Việt Nam nhưng lấy chồng sinh sống bên Trung Quốc). Mỗi lần giao dịch thành công, Duyên sẽ nhận tiền công 5 triệu đồng từ kẻ mua bán trẻ em.
Còn nghi phạm Nam khai nhận được tin nhắn yêu cầu chở thuê người phụ nữ theo đường bờ sông qua biên giới Trung Quốc theo thời gian, địa điểm đã đưa sẵn, song lúc đang vượt biên thì bị bắt giữ.
Hiện, cháu bé sơ sinh đã được Đồn Biên phòng Pò Hèn giao cho Trung tâm Y tế TP Móng Cái để theo dõi và chăm sóc sức khỏe tạm thời, cũng như liên hệ người thân cháu bé.
Nguồn: Báo Công an TP.HCM
Người di cư "làm khó" Chính phủ Mỹ
Ngày 19-7, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kevin McAleenan đã thổi bùng cơn giận của các nghị sĩ đảng Dân chủ khi tuyên bố, điều kiện sống của những trẻ em nhập cư bị giam giữ ở khu vực biên giới phía Nam nước này đã được cải thiện.
Khẳng định trên được đưa ra trong bối cảnh châu Âu vừa thông qua một bản khuyến nghị phản đối cái gọi là "điều kiện tồi tệ" tại các trung tâm giam giữ người nhập cư của Mỹ.
Nhân viên hải quan Mỹ kiểm tra giấy tờ người di cư tại khu vực biên giới. Ảnh: Washington Examiner
Nghi ngờ tính xác thực
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng McAleenan khẳng định, tình hình của trẻ em nhập cư ở biên giới hiện nay "tốt hơn nhiều". Ông McAleenan còn cho biết, gói viện trợ biên giới khẩn cấp, được Quốc hội phê duyệt cuối tháng 6 vừa qua đã giúp giảm số người nhập cư bất hợp pháp bị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) bắt giữ từ mức trung bình 20.000 người trong tháng 6 xuống dưới 10.000 người. Ngoài ra, số trẻ vị thành niên không có người thân đi cùng tại các trại tạm giam của CBP cũng giảm từ mức 2.700 trẻ hồi tháng trước xuống còn 350 trẻ tính đến ngày 16-7 vừa qua. Gói tài chính này cũng được dùng để mở thêm lều trại cho người di cư.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Elijah Cummings, một nghị sĩ Dân chủ, đã bày tỏ hoài nghi về những thông tin mà Bộ trưởng McAleenan đưa ra, đồng thời cáo buộc ông McAleenan có xu hướng tô vẽ cho bức tranh di cư ở biên giới mà ông cho là tồi tệ này.
Tuần trước, trong chuyến thị sát khu vực biên giới và tới thăm một trại di dân ở Texas, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhận xét, tình trạng quá tải ở đây cho thấy quốc hội cần làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề biên giới. Phó Tổng thống Mỹ đổ lỗi cho đảng Dân chủ đã làm gia tăng khủng hoảng khi ngăn chặn Tổng thống Donald Trump thúc giục quốc hội thông qua ngân sách cho vấn đề biên giới. Mãi đến tháng 6 vừa qua, đảng Dân chủ mới nhượng bộ để Quốc hội Mỹ phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp 4,6 tỷ USD để xoa dịu cuộc khủng hoảng khi dòng người di cư tràn vào nước Mỹ.
Khó khăn từ bên ngoài
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ đang đối mặt với sức ép từ các nghị sĩ đảng Dân chủ, vốn chiếm đa số trong Hạ viện Mỹ, mà còn phải chịu sự chỉ trích từ dư luận bên kia bờ Đại Tây Dương.
Ngày 18-7, với 330 phiếu thuận, 252 phiếu chống và 55 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một bản khuyến nghị phản đối cái gọi là "điều kiện tồi tệ" tại các trung tâm giam giữ người nhập cư của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách cứng rắn với những người di cư không có giấy tờ đến từ các nước Trung Mỹ. Trong bản khuyến nghị không mang tính chất ràng buộc, EP đã lên án chính sách chia rẽ các gia đình người di cư và khẳng định đây là một công cụ trong chính sách nhập cư của Mỹ nhằm ngăn chặn những người di cư tìm kiếm sự an toàn. EP bày tỏ quan ngại về "các điều kiện kinh khủng", trong đó người di cư và người xin tị nạn, đặc biệt là trẻ em, phải chịu đựng khi bị giam giữ tại các cơ sở của Mỹ, vốn không có đủ điều kiện y tế, thực phẩm phù hợp và vệ sinh đúng cách.
Trước đó, Đại sứ Mexico tại Mỹ Martha Barcena tái khẳng định, Mexico City không sẵn sàng ký kết một thỏa thuận với Washington để trở thành nước thứ 3 an toàn đối với người di cư. Hôm 15-7, bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấm dứt khoản hỗ trợ vì cho rằng Guatemala không có biện pháp để hạn chế dòng người di cư tới Mỹ, Chính phủ Guatemala thông báo sẽ hoãn chuyến thăm của tổng thống nước này Jimmy Morales tới Washington nhằm thảo luận thỏa thuận biến Guatemala thành nước thứ 3 an toàn. Thông báo đồng thời nhấn mạnh rằng, nước này không có kế hoạch ký một thỏa thuận như vậy.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo nhandan.com.vn
Cuộc đua Nga-Phương Tây khai thác tiềm năng quân sự của khinh khí cầu Cả Nga và phương Tây đều không muốn bị kém cạnh trong việc chạy đua phát triển khinh khí cầu cho mục đích quân sự. Phương Tây chú trọng khai thác tiềm năng khinh khí cầu Vào đầu những năm 2000, Mỹ chi nhiều triệu USD để phát triển loại khinh khí cầu dùng nhiên liệu được nâng cấp ở mức độ cao...