Chán vợ tiến sĩ, chồng yêu cô quét rác
Vợ tôi là tiến sĩ, còn Vân bây giờ chỉ là một cô quét rác. Nhưng không hiểu sao, tôi cứ ước ao được sống những năm tháng tuổi già bên người phụ nữ ấy.
Thật khó để chia sẻ chuyện riêng này bởi chính tôi là người có lỗi. Thế nhưng, tôi vẫn phải kể ra để những ai đang hoặc sắp ở vào hoàn cảnh giống tôi có thể rút ra bài học cho bản thân.
Tôi 58 tuổi, cái tuổi không còn trẻ, nhưng cũng chưa phải quá già. Vợ tôi 56 tuổi, mới về hưu năm ngoái. Chúng tôi đã cùng sống với nhau hơn 20 năm, trải qua nhiều cay đắng ngọt bùi. Tuy không phải là rất hợp nhau, nhưng cuộc sống nói chung là suôn sẻ. Tôi công tác trong quân đội, vợ tôi là tiến sĩ hóa học công tác trong ngành dược. Cuộc sống kinh tế khá đầy đủ.
Chúng tôi chỉ có một đứa con gái. Vợ chồng tôi rất yêu nó, đặc biệt là vợ tôi. Chẳng phải đến tận bây giờ, mà ngay từ khi bắt đầu sinh con sau mấy năm chữa chạy, vợ tôi hầu như không còn để ý gì đến chồng mà chỉ chăm chắm vào đứa con. Tôi lắm lúc cũng chạnh lòng, nhưng nghĩ mình không thể ghen với đứa con độc nhất, nên cũng chẳng trách cứ gì vợ.
Đến khi con gái đi du học, tôi bắt đầu hy vọng là vợ sẽ quay lại quan tâm đến tôi. Nhưng không, bà ấy bắt đầu mở cửa hàng thuốc để bán, hôm nào cũng đi từ sáng đến tối muộn mới về. Sau giờ làm việc, tôi thường xuyên phải vào bếp nấu cơm chờ vợ.
Ảnh minh họa
Thế rồi, con gái tôi yêu, lấy chồng rồi ở luôn bên Tiệp Khắc. Kể từ lúc đó, vợ tôi cứ như người mất hồn. Bà ấy khắc khoải thương con, thẫn thẫn thờ thờ. Đến lúc nó sinh em bé, ngay lập tức, bà ấy bay sang rồi ở lỳ bên đó để chăm cháu. Tôi ở nhà, ngày đi làm, tối về vò võ một mình, tự nấu tự ăn, thấy thật là cô đơn.
Rồi một buổi tối, khi tôi đang ngồi buồn với bát mỳ úp thì có tiếng gõ cửa. Hoá ra là một cô lao công đi thu tiền rác. Lúc tôi quay vào lấy tiền để nộp thì trời bỗng đổ mưa to. Tôi mời cô vào nhà uống nước đợi cơn mưa ngớt. Trong lúc chuyện trò, nhìn bát mỳ úp đã trương trên bàn, cô ấy liền đứng lên nấu cho tôi bát khác. Có lẽ trong đời, chưa bao giờ tôi được ăn một bát mỳ ngon đến như thế.
Video đang HOT
Hôm sau cô ấy trở lại. Cô kể cho tôi nghe chuyện buồn của mình. Ngày trước, cô ấy cũng là giáo viên, nhưng cách đây gần chục năm, do bất ngờ bị một khối u ở thanh quản phải mổ nên cô không thể tiếp tục làm nghề. Chồng cô là vụ phó ở một bộ nọ. Anh ta bồ bịch lăng nhăng rồi về hắt hủi vợ. Họ chia tay nhau đã 6 năm. Toà cho anh ta nuôi con vì cô không có công ăn việc làm. Cô vẫn ở vậy và gần đây xin được vào làm ở công ty vệ sinh môi trường. Cô ấy mới hơn 40 tuổi.
Kể từ sau hôm đó, cứ chiều chiều là Vân (tên cô ấy) lại đi chợ rồi về nấu cơm ăn cùng với tôi. Chúng tôi chia sẻ với nhau nhiều chuyện và tôi cảm thấy mình rất hợp với cô ấy. Cuộc sống của tôi như được hồi sinh. Tôi chưa bao giờ cười nhiều đến thế. Ở cơ quan tôi, ai cũng bảo tôi trông như trẻ ra, nhưng họ không biết lý do.
Quan hệ giữa tôi với Vân ngày càng thêm sâu sắc. Cô ấy bắt đầu ngủ lại nhà tôi. Vì Vân phải đi làm ca nên cô ấy dậy rất sớm, chuẩn bị sẵn đồ ăn cho tôi rồi mới đi. Hàng xóm không ai biết gì về chuyện đó.
Thỉnh thoảng vợ tôi có gọi điện về hỏi thăm qua loa, tôi cũng nói là mọi chuyện ở nhà vẫn bình thường nhưng không còn giục cô ấy về như trước nữa. Tôi thậm chí còn ước rằng, giá như vợ tôi ở luôn bên đó thì tốt quá.
Nhưng rồi cũng đến ngày vợ tôi về nước vì cháu bé đã đi nhà trẻ. Tôi đón vợ ở sân bay mà lòng thấy vô cùng nặng nề. Mặc dù vợ tôi bây giờ cũng chăm chỉ nấu ăn, quan tâm tới chồng hơn trước kia đôi chút, nhưng tôi không còn muốn điều đó nữa. Tôi nhớ Vân đến quay quắt, thèm nghe giọng nói trầm trầm và cái điệu cười mỉm rất duyên của cô ấy. Tôi cũng nghĩ đến cảnh Vân vò võ một mình và chắc cô ấy cũng rất nhớ tôi.
Rồi con gái tôi sẽ lại sinh đứa con thứ hai, thậm chí thứ ba. Chẳng lẽ tôi cứ phải đợi đến lúc ấy để “đoàn tụ” với người tình như cảnh Ngưu Lang Chức Nữ? Còn vợ tôi, bà ấy cũng là người tốt, chẳng qua quá yêu con nên mới thành ra nông nỗi ấy. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn lén gặp nhau. Vân khóc. Cô ấy bảo đã cô đơn quen rồi, nhưng thương tôi.
Vợ tôi là tiến sĩ, còn Vân bây giờ chỉ là một cô quét rác. Nhưng không hiểu sao, tôi cứ ước ao được sống những năm tháng tuổi già bên người phụ nữ ấy. Giá như vợ tôi dù có thương con thì cũng đừng bỏ quên tôi suốt bao nhiêu năm như thế. Giá như Vân không xuất hiện…
Tôi biết phải làm gì bây giờ?
Theo Ngoisao
Ước ao tấm lưới, máy dò
"Giờ tôi chỉ mong có 300 triệu đồng để mua lưới, mua máy dò, máy định vị để ra khơi chứ nhà tôi kiệt quệ quá rồi" - ngư dân Đỗ Văn Hải bật khóc...
Những ngày này, tại các bến tàu, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đang tất bật sửa chữa tàu cá chuẩn bị cho hành trình ra đánh cá ở ngư trường Hoàng Sa. Cũng có ngư dân tán gia bại sản sau chuyến biển đầy dông tố đành chấp nhận ở nhà đan lưới thuê và mong một "phép mầu" để được tiếp tục lên tàu ra Hoàng Sa...
Nước mắt ngư dân sau hoạn nạn
Trưa 6-7, chúng tôi về làng chài Định Tân (xã Bình Châu). Nắng như thiêu đốt. Theo chân ông Nguyễn Tư, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá xã Bình Châu, chúng tôi đến nhà ngư dân Trần Quang, chủ tàu QNg-95192 TS, gặp lúc vợ chồng ông đang vá lưới. Ông Quang cho biết con tàu ông đang sở hữu là con tàu thứ 2 trong đời ông làm chủ. "Là chủ tàu nhưng thật ra tiền đóng tàu là tiền ngân hàng, tiền chủ nậu cả đó. Tôi chỉ đứng trên danh nghĩa thôi" - ông Quang nói đầy não nề.
Anh Đỗ Văn Hải cùng vợ và 2 con vá lưới thuê nuôi hy vọng sắm ngư cụ tiếp tục ra Hoàng Sa
Ông kể, năm 2006, sau nhiều năm bôn ba đi bạn, ông sắm riêng cho mình chiếc tàu QNg-5192 TS. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, trong chuyến biển giữa tháng 4-2007, tàu của ông bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu toàn bộ tài sản và cả xác tàu.
"Đang đánh bắt ở biển Hoàng Sa thì bị tấn công, những người cướp tàu bắt chúng tôi về một hòn đảo, rồi nhốt 11 anh em ngư dân suốt 10 tháng trời, sau đó, họ bắt chúng tôi điện thoại về nhà nộp tiền chuộc 175 triệu đồng mới được thả về. Nhớ biển quá, năm 2008, tôi vay mượn, gán nhà đóng chiếc tàu mới này. Thế mà năm ngoái dính bão. Lưới, ngư cụ bị biển "nuốt" sạch" - ông Quang cho biết.
Đi sâu về cuối thôn, trong căn nhà che chắn tạm bợ bằng tôn và bao ni lông, anh Đỗ Văn Hải (36 tuổi), chủ tàu QNg-50931 TS, cùng vợ và 2 cô con gái nhỏ đang tất bật vá lưới thuê. Anh Hải nói tàu còn đó nhưng chẳng biết lấy gì ra khơi. Giữa tháng 4 vừa rồi, trong một chuyến ra khơi đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu đang khẳm cá bị cướp hết tài sản.
"Tàu về nằm bờ, tôi đi làm thuê kiếm cơm qua ngày. Khoản nợ hơn 200 triệu ngày nào cũng có người đến đòi. Tôi chỉ mong giờ có 300 triệu đồng để mua lưới, mua máy dò, máy định vị để ra khơi chứ nhà tôi giờ kiệt quệ quá rồi", anh Hải bật khóc. Vợ và con anh cũng khóc theo. Vợ anh, chị Lê Thị Giang, tâm sự: "Thấy chồng buồn, tôi nói anh đừng buồn nữa, không có tiền xây nhà thì vợ chồng mình cũng có túp lều này được rồi. Miễn lo cho 2 đứa con học hành đàng hoàng thôi. Nói vậy nhưng nhìn anh, vợ chồng lại ôm nhau khóc".
Gom tiền đóng tàu đi Hoàng Sa
Trở về sau chuyến biển giữa tháng 5 vừa qua khi lưới và ngư cụ đều bị cướp sạch, nay con tàu QNg-50003 TS của chủ tàu Nguyễn Thành Nhất ở thôn Châu Thuận, nằm phơi mình ở cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Anh Nhất nói: "Không có lưới và ngư cụ thì lấy gì đi biển đây.
Hơn một tháng rồi, ở nhà, nhớ Hoàng Sa vô cùng. Mấy bữa rày chạy đôn chạy đáo vay mượn nhưng không ai cho vì còn nợ chưa trả và chỉ còn xác tàu chứ chẳng còn gì nữa".
Anh Trần Văn Trung đang sửa chữa lại tàu chuẩn bị ra khơi
Cũng bị cướp cùng thời điểm với tàu anh Nhất là tàu cá QNg-55003 TS của ngư dân Trần Thế Anh (thôn Gành Cả, xã Bình Châu) nhưng Thế Anh đen đủi hơn khi xác tàu cũng bị lấy luôn. Tuy nhiên, Thế Anh cho biết sẽ vẫn tiếp tục bám biển. "Vét sạch tài sản có được trong nhà, vay mượn cha mẹ vợ và ngân hàng rồi gọi ngư dân khác hùn vốn tiếp tục đóng tàu. Dù bị cướp phá hay gặp bão tố hiểm nguy, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ biển" - Thế Anh nói.
Còn lão ngư Phạm Luận (72 tuổi, thôn Châu Thuận) cho biết năm 2007, ông bị mất một con tàu trị giá 500 triệu đồng do bị bão nhấn chìm, chỉ còn mạng sống trở về. Sau đó, ông đóng tiếp con tàu QNg - 90909 TS. Đầu năm 2012, tàu ông dính bão số 1 nhưng may mắn thoát nạn.
"Tàu về nằm bờ sửa chữa mất cả trăm triệu, tôi tiếp tục ra khơi. Ai ngờ, vừa ra lại dính tiếp bão số 3, lần này tàu bị sóng đánh tan tành, máy tàu bị hư, bộ đàm, máy dò, định vị... đều nằm lại giữa biển. Tàu sắp chìm thì được tàu Cảnh sát biển Việt Nam ứng cứu kịp thời nên kéo về đất liền an toàn. Giờ thay toàn bộ mọi thứ ngốn hơn 500 triệu đồng.
Lần này thì chẳng biết lấy tiền đâu sửa tàu nhưng mấy đứa con thúc ép, chúng cầm sổ đỏ, vay mượn khắp nơi bảo phải đánh cược với biển lần nữa. Tôi thuận ý làm lại. Nhưng nói thật là vẫn không đủ tiền bởi máy tàu đã gần 300 triệu, còn ngư lưới cụ hơn 300 triệu nữa. Nếu giờ có cái nhà nữa tôi cũng mang đi cầm để lấy tiền sửa tàu ra khơi" - ông Luận bày tỏ.
Theo NLD
Choáng ngợp với dàn Bugatti Veyron trị giá hơn 10 triệu USD 5 chiếc siêu xe Bugatti Veyron đủ màu sắc bất ngờ dàn hàng dọc trước cửa khách sạn hạng sang Ritz tại thành phố Montreal, Canada. Hồi cuối tuần qua, người dân tại thành phố Montreal đã có dịp "mở mang tầm mắt" khi chứng kiến sự xuất hiện của 5 chiếc siêu xe Bugatti Veyron cùng một lúc. Tiền sảnh khách sạn...