Chán vợ học cao, chồng đi ngoại tình
Không tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống, luôn có cảm giác mình thấp kém trước mặt vợ, anh Nam (Đống Đa, Hà Nội) đã dần lạc lối, rơi vào vòng tay người tình.
Anh Nam và Vân (vợ anh) gặp nhau tại sinh nhật của một người bạn. Ngay trong lần đầu gặp gỡ, anh đã “chết” bởi sự xinh đẹp, thông minh của cô; còn Vân, trong buổi tiệc đó cũng ấn tượng bởi anh chàng hát hay, vui tính. Sau đó, hai người nhanh chóng đến với nhau.
Khi anh quyết định cưới Vân, nhiều người bạn đã khuyên anh suy nghĩ cận thận, bởi so với anh, Vân vượt trội về mọi mặt. Khi đó, anh chỉ tốt nghiệp trung cấp và làm kinh doanh tại một doanh nghiệp tư nhân, lương tháng không ổn định, còn Vân với tấm bằng loại ưu của Đại học Ngoại Thương đang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài, lương tháng tính bằng nghìn đô.
Nhưng lúc đó, anh không nghĩ đến nhiều vấn đề như thế, anh chìm đắm trong hạnh phúc vì sắp lấy được người vợ vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Nghe bạn bè khuyên, anh còn vặc lại: Bọn mày đừng có mà ghen tị, ngoài học thức thấp hơn Vân, tao có gì thua kém đâu, đẹp trai tao có thừa, lại là trai Hà Nội chính gốc.
Nhưng lúc đó, anh không nghĩ đến nhiều vấn đề như thế, anh chìm đắm trong hạnh phúc vì sắp lấy được người vợ vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. (ảnh minh họa)
Nhưng sau khi lấy nhau về, anh bắt đầu hối hận vì hồi đó không nghe lời khuyên của mọi người. Nếu xét về trách nhiệm làm vợ, làm dâu, dù bận bịu công việc nhưng Vân vẫn luôn lo toan mọi việc. Nhưng vấn đề là ở chỗ, nghĩ mình học cao, giỏi giang, cô luôn tự ý quyết định mọi việc trong gia đình. Ý kiến của chồng, hay bố mẹ chồng cô đều không thèm đếm xỉa đến. Từ việc mua sắm những vật dụng trong gia đình đến việc sửa sang nhà cửa, sinh con Vân đều tự quyết định. Anh can thiệp cũng không được, bởi kinh tế gia đình Vân nắm quyền chủ đạo. Muốn mua gì, cô có thể tự mua mà không cần đến tiền lương của anh.
Khi cô quyết định sửa nhà, anh bảo bàn với bố mẹ xem sao vì ông bà vừa là người lớn, vừa là chủ căn hộ nhưng cô gặt phắt đi: Ông bà già rồi, để ông bà nghỉ ngơi chứ bắt ông bà suy nghĩ làm gì. Tiền sửa cũng là vợ chồng mình bỏ ra, không mất tiền, được nhà đẹp ông bà chả thích thì thôi còn ý kiến gì. Dù anh nói thế nào, cô cũng không thay đổi ý định, cứ tự ra ngoài thuê nhà để ở tạm vài tháng trong thời gian chuyển nhà.
Video đang HOT
Đến khi nghe Vân thông báo sửa nhà bố mẹ anh sững sờ hỏi lại: Sửa nhà sao con không nói với bố mẹ một tiếng. Nghe vậy cô trả lời: Nói thì bố mẹ cũng có làm gì được gì đâu. Giờ bố mẹ già rồi, có việc gì để bọn con lo là được. Nghe thì xuôi tai vậy, nhưng anh biết bố mẹ không vừa lòng.
Rồi đến chuyện sinh con, lấy nhau xong anh muốn có con luôn, còn cô thì muốn kế hoạch, bởi năm sau sinh con mới đẹp, mới thông minh. Sau này con phải giống em chứ không thể giống anh được. Lời nói vô tâm của cô nhưng cũng khiến anh buồn lòng.
Cứ thế, mọi ý kiến của anh từ nhỏ đến lớn đều bị cô gạt phắt đi, mâu thuẫn của vợ chồng từ đó cứ lớn dần. Anh cảm thấy mình như một người thừa trong gia đình, là chồng mà tiếng nói không có một trọng lượng nào.
Trong lúc chán nản, anh gặp Lan – một cô gái góa chồng mới chuyển đến Công ty. Ban đầu chỉ là nghe cô tâm sự nỗi buồn, cô đơn sau khi chồng cô bị tai nạn giao thông qua đời. Rồi từ những giúp đỡ nho nhỏ từ đóng cái đinh, kê cái tủ…, anh và Lan dần đi quá giới hạn. Ở bên Lan, anh thấy được mình còn có ích.
Còn yêu vợ, biết là có lỗi với vợ, nhưng chỉ khi ở bên Lan anh mới cảm nhận được mình còn là một người đàn ông. Anh biết, anh và Lan chỉ là cần nhau trong lúc cô đơn, nhưng anh lại không biết phải làm gì để có thể tìm được hạnh phúc, tìm được tiếng nói chung với vợ. Anh cũng không biết, nếu Vân biết anh phản bội mình, cô sẽ ra sao!
Theo Eva
Làm vợ tiến sĩ mà như osin trong nhà
Chị bảo, chồng hách dịch, hay mắng chửi nhưng chưa bao giờ đánh vợ. Thế nên chị nhẫn nhịn để giữ gia đình.
Cứ tưởng rằng những ông chồng trí thức cao sẽ biết cách "đối nhân xử thế" nhưng ai ngờ có những ông chồng học hàm học vị đầy mình mà vẫn giữ thói gia trưởng, coi thường vợ con.
Hơn chồng mọi thứ vẫn phải răm rắp nghe lời.
Bên cạnh công việc giảng dạy, bà Hoàng Thị Kim Thanh (Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa gia đình, Khoa Văn hóa học, ĐH Văn hóa Hà Nội) từng làm tư vấn tâm lý trong một thời gian dài. Bà đã nghe kể về biết bao câu chuyện đau lòng về thói gia trưởng của các ông chồng. Ngay cả những ông chồng trí thức vẫn có tư tưởng coi thường phụ nữ. Có ông chồng là nghiên cứu sinh ở nước ngoài, tiếp xúc với nhiều tư tưởng tiến bộ nhưng về nhà vẫn coi vợ như osin, chỉ muốn vợ phục tùng.
Ngay cả những người phụ nữ thành đạt ngoài xã hội, về nhà vẫn "lép vế" trước chồng. Bà Thanh kể: "Đồng nghiệp của tôi học vị hơn chồng, kiếm tiền giỏi hơn chồng nhưng vẫn phải răm rắp nghe lời, nếu không là "rách việc". Hàng xóm của tôi muốn đi du lịch cùng nhóm bạn thời phổ thông, chồng không cho phép, đành lỗi hẹn với bạn, chẳng dám trái ý chồng. Bạn thân của tôi, bàn với chồng chuyện gia đình, chồng cho nói thoái mái, nhưng người quyết định cuối cùng bao giờ cũng là anh ta. Em gái tôi vẫn phải "nhìn mặt chồng để lựa" mỗi khi chồng đi làm về". Bà Thanh cho rằng trong một xã hội, khi người đàn ông được sinh ra cho đến khi trưởng thành, họ được gia đình và xã hội dạy để trở thành "Trụ cột", trở thành người ra quyết định thì thói gia trường của đàn ông không xa lạ gì, nó ở đâu đó rất gần chúng ta.
Thói gia trưởng không phụ thuộc vào việc có học hay không có học. Chuyện những ông chồng gia trưởng, coi thường vợ trong gia đình trí thức không phải chuyện hiếm. Bởi nó là "căn bệnh" di truyền.
"Ngay từ khi chế độ phụ quyền được xác lập, người đàn ông đã giành vị trí thống trị trị của họ trong xã hội và gia đình. Như vậy thói gia trưởng của đàn ông đã được hình thành từ xa xưa và truyền từ đời này sang đời khác trở thành thói quen, thành nếp sống của những người đàn ông Việt", bà Thanh phân tích.
Thói gia trưởng không phụ thuộc vào việc có học hay không có học. Chuyện những ông chồng gia trưởng, coi thường vợ trong gia đình trí thức không phải chuyện hiếm.(ảnh minh họa)
Ra ngoài phóng khoáng, về nhà hành vợ
Lấy được một ông chồng thành đạt, kiếm tiền giỏi, lại có học hàm học vị, ai cũng khen chị Q. Trang (Chùa Láng, Đống Đa) tốt số. Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận, ít ai ngờ rằng chị phải chịu đựng một ông chồng gia trưởng, coi thường vợ con.
Vừa lấy nhau là chồng bắt chị chuyển việc nhàn hơn để tiện về nhà cơm nước. Hễ không vừa ý chuyện gì là chồng cáu gắt, mắng chửi chị thậm tệ: "Ăn gì mà ngu thế? Mày thích hỗn à? Mày muốn trèo lên đầu tao à?".
Chị không biết chồng kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ biết rằng mỗi tháng anh đưa cho chị một khoản để chi tiêu sinh hoạt. Còn mua sắm đồ đạc trong nhà một mình anh tự quyết.
"Đi làm về là chồng đi tập thể dục, về tắm rửa rồi ngồi đọc báo chờ ăn cơm. Hôm nào mình đi làm về muộn, chồng về chưa có cơm ăn thì lại kêu mình nghỉ việc đi, ở nhà cơm nước. Hôm nào gọi xuống ăn cơm mà chưa dọn ra bàn là kêu mất thời gian chờ", chị xót xa kể lại.
Ở nhà hách dịch là vậy, nhưng ra ngoài chồng chị lại được khen là phóng khoáng, sống có trước có sau. Hễ anh em, bạn bè có chuyện là xắn tay áo hỏi han, giúp đỡ. Nói chuyện với đồng nghiệp, hàng xóm giọng nhẹ tựa lông hồng. Thế nên ai cũng khen chị có phúc mới lấy được người chồng như thế.
Chị bảo, chồng hách dịch, hay mắng chửi nhưng chưa bao giờ đánh vợ. Thế nên chị nhẫn nhịn để giữ gia đình.
"Giờ hiểu tính chồng rồi nên mình tránh những cái làm anh không hài lòng ra. Những lúc nóng giận thường là mình nhịn. Toàn tự động viên mình là chồng vẫn yêu gia đình, không gái gú gì. Nhưng nhiều khi nghĩ mà đắng lòng", chị chia sẻ.
Theo Eva
Mẹ tôi khinh miệt bố suốt bao năm qua Mẹ tôi luôn coi mình là nười giỏi nhất trong nhà, mọi việc không ai được xen vào, kể cả bố tôi. Tôi được sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc dạng khá giả, từ nhỏ tôi được đi học nội trú trong những ngôi trường dân lập, với quan niệm đầu tư cho con. Thực ra đó chỉ là lí...