Chân vịt Tứ Xuyên – món ăn nguy hại đang gây bão mạng
Chân vịt Tứ Xuyên – món ăn đang gây bão trên mạng xã hội gần đây, được giới trẻ rất yêu thích nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Ảnh minh họa
Món ăn được tẩm ướp các loại gia vị ăn vào có vị chua chua, cay cay, ngòn ngọt, nhơn nhớt… Mỗi cái chân vịt được đóng gói hút chân không, có hạn sử dụng 1 năm, bao bì toàn bộ sử dụng tiếng Trung Quốc, không thấy có nhãn phụ tiếng Việt. Người dùng chỉ cần cắt túi là có thể dùng trực tiếp nên rất tiện dụng.
Chính vì sự tiện lợi này nên rất được ưa chuộng. Không chỉ được chế biến từ chân mà tất cả các bộ phận khác như cổ, cánh, đùi vịt cũng được tẩm ướp, đóng gói bán với giá các mức giá khác nhau: 10.000/chân, 30.000/đùi, 15.000/cánh…
Video đang HOT
Các món ăn này được bán tràn lan trên các trang mạng, cửa hàng tạp hóa, thậm chí các quán ăn ven đường thu hút không chỉ các em học sinh mà nhiều người lớn cũng rất ưu thích. Món ăn đang gây sốt trên mạng xã hội, tuy được đánh giá là ngon nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm không hề nhỏ.
Có không ít trường hợp mua phải mặt hàng đã bị mốc xanh, có mùi hôi thối (mặc dù hạn sử dụng ghi trên bao bì còn 9 tháng mới hết hạn sử dụng) hay có chân đang còn nguyên lông…
Một người sử dụng đã tiến hành soi món chân vịt cay Tứ Xuyên dưới kính hiển vi và phát hiện “Phần da của chân vịt rất trắng trái ngược với phần tủy xương bên trong màu thâm đen và chứa nhiều vi khuẩn. Như vậy, có thể món chân vịt cay Tứ Xuyên được làm từ chân vịt để lâu ngày và xử lý bằng hương liệu, chất tẩy trắng và hóa chất bảo quản. Điều này rất nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Món chân vịt cay Tứ Xuyên được soi dưới kính hiển vi.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể. Chân vịt, chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, nếu chế biến, vệ sinh không sạch sẽ, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán xâm nhập cơ thể, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Ăn phải chân vịt, chân gà có hóa chất có thể bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy… gây hại cho đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thận. Các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây ung thư, suy thận, suy gan. Phần lớn các loại thực phẩm này được tuồn ra thị trường đều chưa qua sự kiểm định của các cơ quan chức năng, nếu bảo quản không đúng tiêu chuẩn sẽ sinh ra vi khuẩn gây hỏng và nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thực tế có nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận bất chấp đạo đức, coi thường tính mạng người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm đã bị ôi thiu, nấm mốc rồi dùng các loại hóa chất, gia vị “phù phép” để thực phẩm trở lại tươi ngon như ban đầu, đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Bằng mắt thường người tiêu dùng rất khó nhận biết được, chỉ khi ăn vào cơ thể xuất hiện các vấn đề về ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn… thì khi đó đã muộn.
Do đó, người tiêu dùng trước khi chọn mua một sản phẩm bất kỳ, nhất là các loại thực phẩm chế biến sẵn cần phải lựa chọn cẩn thận. Hãy là người tiêu dùng thông thái, mua thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ hạn sử dụng, đối những mặt hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ tiếng Việt.
Bánh trung thu chứa nhiều năng lượng
Ăn bánh trung thu, nếu không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường.
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bánh trung thu có nhiều loại, nhiều trọng lượng 120 g, 150 g, 180 g, 210 g, 230 g, nhiều vị. Chúng đều có điểm chung là chứa nhiều năng lượng, chủ yếu từ chất bột đường và chất béo.
Cụ thể, trong 25g bánh (tương tương 1/5-1/10 bánh) chứa 95-122 kcal, bao gồm 10-13 g chất bột đường và 4,3-7,7 g chất béo. Như vậy, một chiếc bánh trung thu 180 g cung cấp từ 500 đến 700 calo, tùy theo loại bánh và thành phần. Một số loại bánh thập cẩm có thể chứa gần 1.000 calo. "Muốn tiêu hao hết năng lượng của 1/5-1/10 chiếc bánh trung thu đó, bạn cần nhảy 15 phút, hoặc lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút hoặc làm việc nhà 30 phút" - BS Hưng nói.
Theo BS Hưng, ăn bánh trung thu, nếu không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn do thành phần của bánh trung thu là carbohydrate dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được 'cõng' thẳng vào viện Biết mình bị gout nhưng ông T. vẫn "không nhịn được mồm", cơ quan liên hoan rượu, thịt chó hay hải sản ông đều ăn nhiệt tình. Hệ quả, sau 2 năm người nhà phải cõng ông đến viện. Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được cõng thẳng vào viện (ảnh minh hoạ) Khổ vì ăn Bệnh gout là...