Chân ướt chân ráo về làm dâu, khốn khổ theo mẹ chồng đi giải hạn đầu năm
Từ trước đến giờ ở gia đình tôi bố mẹ chẳng bao giờ làm giải hạn đầu năm. Chuyện này với tôi thật sự khác lạ. Vừa chân ướt chân ráo về làm dâu đã khốn khổ theo mẹ chồng đi giải hạn đầu năm.
Gia đình nhà chồng tôi đã có thông lệ hay đúng hơn là thông lệ của riêng mẹ chồng tôi là hàng năm cứ đầu xuân mới là phải theo mẹ đi xem quẻ. Mẹ chồng tôi khác hẳn với mẹ đẻ của tôi. Bà là người mê tín một cách thái quá mà không ai nói được.
Từ trước đến giờ ở gia đình tôi bố mẹ chẳng bao giờ làm giải hạn đầu năm. Chuyện này với tôi thật sự khác lạ, mới mẻ. Vừa chân ướt chân ráo về làm dâu đã khốn khổ theo mẹ chồng đi giải hạn đầu năm. Chả là đầu năm, mẹ chồng đưa tôi đến Thầy xem. Xin âm dương thì Thầy lắc đầu bảo năm nay toàn chuyện tai ương.
Nghe Thầy nói vậy, mẹ chồng tôi càng sợ hãi. Bởi trước khi đi, mẹ chồng tôi đã bảo là năm nay hai vợ chồng tôi đều bị sao xấu chiếu mạng. Bà bảo, “sao Thái Bạch quét sạch cửa nhà” mà cũng nhiều điều buồn. Chồng lại là lái xe nên sao xấu chiếu càng nguy hiểm hơn nên việc đầu tiên nhất định phải làm là cắt sao giải hạn.
Vừa nghe Thầy bảo nhà tôi chỉ có thể làm lễ giải vào đúng ngày mùng 10, nếu vào ngày khác thì chắc chắn không cắt được sao. Như vậy đồng nghĩa với việc sao xấu không giải được, tiền mất mà có thể người mất vì sao chiếu xấu. Mẹ chồng tôi liền vội vã xin Thầy về sắm lễ cho kịp ngày làm giải hạn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Việc đầu tiên phải làm là tìm “hình nhân” một nam, một nữ và tổ chức “đám cưới” cho vợ chồng tôi. Nghĩa là cưới vợ mới, chồng mới cho con trai, con dâu để hoán cung, hoán mệnh, khách mời chính là các “hình nhân’ thay thế. Trên các hình nhân này sẽ được ghi tuổi, ghi mệnh và sao chiếu mệnh sao cho có thể hứng hộ những tai ương mà sao xấu có thể gây ra cho hai vợ chồng.
Ngoài ra còn có một yêu cầu với vợ chồng tôi là không được sống chung cho đến hết tháng Giêng vì phải dọn sang ở với chồng mới, vợ mới. Vợ chồng cần coi nhau như những người không quen biết vì nếu không để sao xấu có cơ hội nhập vào làm một thì càng xấu hơn. Vậy là mẹ chồng tôi về nhà liền bắt hai vợ chồng tôi mỗi đứa một nơi.
Mọi lễ lạt đều do một tay mẹ chồng tôi lo liệu. Đồ lễ được thầy yêu cầu tất cả phải màu đỏ, bà đặt tất cả mọi thứ đều màu đỏ. Sau khi thầy đọc sớ, xin cưới lại cho hai người và được bề trên đồng ý thì chúng tôi mới được nói chuyện với nhau.
Hôm cắt sao giải hạn, giờ được ấn định cắt sao là 10 giờ đêm nhưng mẹ chồng tôi bắt đến sớm trước vài tiếng để chuẩn bị. Trước giờ lễ nhà tôi, thầy làm cho 2 nhà khác mất 4 – 5 tiếng đồng hồ. Đứng đợi chân tôi mỏi rã rời nhưng đến lúc cắt cho vợ chồng tôi thì vài lần không thành. Lần nào chữ Tử cũng còn sót lại. Tôi chẳng hiểu vì sao mà đến đây mẹ chồng ôm chồng tôi khóc. Vừa khóc vừa nói “hạn không giải được mà mẹ mất con thì không biết sao đây”.
Không được, Thầy yêu cầu nhà tôi về đúc 36 đồng xu bạc để mang đến hôm sau làm lễ khác giải hạn cho. Mẹ chồng tôi vái lậy quýnh quáng ra về. Sáng hôm sau bà huy động vợ chồng chạy 36 cửa hàng vàng để đặt làm cho kịp. Mướt mát suốt cả ngày cuối cùng tới tối mịt cả nhà mới có thể làm xong được đồ theo như lời thầy dặn.
Có được đồ lễ theo yêu cầu, mẹ chồng tôi lại hớt hải kéo vợ chồng tôi đi lễ tiếp. Cắt mãi tới lần thứ 3 sao xấu không thành, may thay đến lần thứ 4 thì được như ý. Lúc ấy, mẹ chồng tôi thở phào ôm chồng tôi nói: “vậy là được cứu rồi con”. Còn tôi chỉ muốn nằm vật ngay ra đó vì không thể nhấc nổi chân lên. 3 ngày liên tiếp phải xin nghỉ làm để chạy theo giải hạn đầu năm theo mẹ chồng thực sự thấy mệt mỏi.
Chẳng biết năm nay xui may thế nào nhưng tôi thấy giải hạn kiểu này thật sự khổ sở. Vì mới chân ướt chân ráo về làm dâu tôi không muốn quan hệ mẹ chồng con dâu đã có quan hệ không tốt, nhưng mê tín quá thực sự tôi không thể theo được. Chồng tôi lại hay nghe theo mẹ chồng nên không biết có cách nào bớt đi sự mê tín của mẹ chồng tôi không?.
Mang cả thùng quần áo mới về quê, vừa mở ra chị dâu đã bĩu môi và chê một câu thẳng thừng khiến tôi ngượng chín mặt
Trước mặt biết bao người, không ngờ chị dâu lại nói ra lời lẽ ấy được.
Tôi không phải kiểu người sống ích kỷ mà cũng biết nhìn trước ngó sau, nhất là sự chu toàn, vun vén cho gia đình nhà chồng. Bởi khi kết hôn, tôi đã xác định mình không chỉ sống cho bản thân, chồng hay con cái sau này mà cũng nên để tâm chút tới gia đình đằng nội nhà anh. Như vậy thì mọi việc mới suôn sẻ mà bản thân tôi thì cũng được yêu quý hơn.
Nhà chúng tôi không quá giàu có nhưng cũng gọi là dư dả của ăn của để. Chồng tôi là con trai út trong gia đình có 3 chị em, trên anh là một chị cả và 1 anh trai nữa. Tuy vậy có mỗi chồng tôi là được bố mẹ chồng cố gắng để nuôi học hành tới nơi tới chốn, lên thành phố lập nghiệp. Còn lại hai anh chị thì xây dựng sự nghiệp, gia đình ở dưới quê, cũng gần bố mẹ chồng. Nói chung bây giờ tình hình kinh tế, cuộc sống của cả 3 con trong nhà đều rất ổn định, không cần phải suy nghĩ gì cả.
Thi thoảng nếu nhà bố mẹ chồng có cần tu sửa lại gì thì chồng tôi cũng góp rất nhiều mặc dù anh là út. Anh nói mình ở trên thành phố, điều kiện hơn hẳn các bác dưới quê, nếu được thì cũng nên góp nhiều hơn. Nhìn anh chị dưới quê đầy đủ vậy chứ họ cũng phải chắt chiu, tiết kiệm nhiều. Không giống vợ chồng tôi trên thành phố, muốn đi ăn gì là ra ngoài hàng sang trọng cũng được luôn.
Ảnh minh họa.
Tôi thì không sống dựa dẫm vào đồng lương của chồng vì như vậy rất có thể sẽ mất đi tiếng nói. Mặc dù tôi biết anh yêu thương, chiều chuộng tôi thật lòng song tôi vẫn phấn đấu kiếm ra tiền, để có thể luôn đứng ngang hàng với ông xã. Như đã nói ở trên, vào những dịp cả gia đình có giỗ, hoặc lễ lạt gì thì tôi sẵn sàng đi chợ, mua đồ, rất hăng hái chứ không trốn tránh trách nhiệm. Thậm chí lễ Tết về quê cũng biếu tiền bố mẹ, lì xì mọi người đầy đủ. Mình lớn rồi phải sống đàng hoàng thì mới được kính nể.
Nhưng mới đây, có một chuyện đã xảy ra khiến tôi cứ thấy ái ngại, khó chịu trong lòng. Tôi không biết lòng tốt của mình có đặt đúng chỗ không nữa. Chả là gần đến Tết Nguyên đán, tôi muốn mua quần áo cho mấy cháu dưới quê, tiện thể mua cho người lớn mấy cái áo giữ nhiệt xịn một chút, bởi mùa đông năm nay cũng khá lạnh.
Tôi có một cô bạn bán hàng quần áo online, có cả shop tại nhà, mà đồ ở chỗ cô bạn này toàn hàng chất lượng. Vả lại vì là bạn bè lâu năm với nhau, mua nhiều chắc chắn sẽ được giảm giá. Trước đó, tôi đã liệt kê ra những đồ mình cần mua, kèm size rõ ràng. Thực ra tôi để ý rất kỹ chuyện này để không lựa nhầm số đo.
Chọn mất vài tiếng đồng hồ, tôi để hết quần áo gọn gàng vào một cái thùng rồi bỏ lên ô tô, định là đợt về quê sẽ đưa cho các thành viên trong nhà luôn. Cuối tuần trước, chồng đưa tôi và con nhỏ 4 tuổi về quê để thăm ông bà.
Ảnh minh họa.
Tôi có nói với mọi người là mình đã mua tặng mấy bộ quần áo cho tất cả các thành viên. Nhưng khi lấy thùng đồ từ ô tô ra, để ở giữa nhà bố mẹ chồng, tôi đã để ý thấy thái độ hơi khó chịu của chị dâu. Trước giờ chị dâu vốn là người thích chê bai, hay nói ra mấy câu tổn thương. Biết tính bà ấy như thế, tôi cũng chẳng chấp vặt làm gì.
Tuy nhiên lần này, khi chị dâu nói những lời lẽ cay đắng, tôi không thể chịu được. Thùng quần áo vừa mở ra, chị dâu đã bĩu môi, sẵng giọng: " Ối không biết quần áo này em mua ở đâu chứ nhìn qua còn chẳng đẹp bằng đồ ở quê, mua đồ second hand hả? Tặng tiền thì có phải hay không?"
Phải nói, tôi ngượng chín mặt. Rất may là sau đó mọi người đều vui vẻ nhận lấy quà Tết, trừ chị dâu vẫn giữ cái thái độ khó ưa ấy. Chồng tôi thì không nói gì, nên tôi cũng đành ngậm ngùi cho qua, không làm lớn chuyện. Thật sự chị dâu hành xử như vậy là không tôn trọng tôi chút nào. Tôi cũng vẫn gửi tiền cho mọi người, còn quần áo là món quà thể hiện sự tinh tế, ân cần của tôi mà thôi. Chị ta có cần phải quá đáng như thế không? Đúng là người phụ nữ quá vô duyên!
Thăm mẹ chồng cũ bệnh nặng, tôi khóc nghẹn khi bà thì thào tiết lộ một chuyện động trời đã giấu kín nhiều năm Tất cả cũng được hé lộ khi bà hỏi tôi: "Con từng rất hận mẹ phải không?". Tôi cúi đầu, còn chưa biết trả lời thế nào thì giọng bà thì thào một câu chuyện khiến tôi điêu đứng. Tôi đã có một cuộc hôn nhân mới. Chồng tôi là một người đàn ông hiền lành, hiểu chuyện. Bản thân tôi cũng đã...