Chân tướng SARS-CoV-2
Biến đổi liên tục để lây lan mạnh hơn nhưng SARS-CoV-2 cũng dễ “thiệt mạng” bởi ánh sáng hoặc những hóa chất rẻ tiền.
Lây lan chóng mặt
Hai năm kể từ khi ghi nhận SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 trên thế giới, vi rút này đã biến đổi liên tục với hàng trăm biến thể được các nhà khoa học toàn cầu cập nhật trên ngân hàng gien quốc tế.
Tại Việt Nam, trong đợt dịch thứ 4, Covid-19 ghi nhận tại 63 tỉnh thành, gần như chỉ thấy sự hiện diện của biến chủng Delta, qua các kết quả giải trình tự gien được các nhà khoa học trong nước thực hiện. “Trong đợt dịch này, có gần 1,1 triệu ca nhiễm sau 7 tháng, trong khi cả 3 đợt dịch trước đó ghi nhận 2.852 ca, trong 15 tháng”, GS-TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nói.
Các nhân viên y tế ghi nhận thông tin lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Ca bệnh đầu tiên nhiễm biến chủng Delta là nhân viên lễ tân của một khách sạn ở Yên Bái, bị lây Covid-19 trong khu cách ly tự nguyện tại khách sạn này, cùng chuyên gia Ấn Độ. Kết quả giải trình tự gien do Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư thực hiện cho thấy, các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn nhiễm SARS-CoV-2 đều thuộc biến chủng lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ. Đó là lần đầu tiên Việt Nam phát hiện biến chủng có tốc độ lây lan nhanh chóng.
Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm, cả thế giới đều xác nhận, từ đầu dịch đến nay, biến chủng Delta là nguy hiểm nhất. “Biến chủng tác động đến 3 đặc tính cơ bản của vi rút về mức độ lan tràn (chu kỳ lây nhiễm), mức độ lây nhiễm (R0) và độc lực. Các nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 luôn đột biến. Đáng lo ngại, các biến đổi khiến chúng có thể thoát được vắc xin”, GS Kính đánh giá.
Về Delta, các nghiên cứu cho thấy biến thể này đã có tốc độ lây truyền nhanh hơn rất nhiều (tăng khoảng 4 lần), đồng thời chu kỳ lây nhiễm đã rút ngắn khoảng 4 lần so với chủng nguyên thủy lần đầu tiên phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc). Nếu chủng Vũ Hán có chu kỳ lây nhiễm là 7 – 14 ngày và hệ số lây nhiễm R0 là 1,1 – 2 (nghĩa là trong 7 – 14 ngày chúng lây cho 1,1 – 2 người) thì chu kỳ lây nhiễm của Delta chỉ còn 2 ngày và R0 tăng lên 9 – 11 (tức là biến thể này chỉ cần 2 ngày để lây nhiễm cho 9 – 11 người).
Cánh tay “bạch tuộc”
Video đang HOT
Hai năm nay, các nhà khoa học trên thế giới dồn sức cho nghiên cứu và bắt đầu hiểu rõ, SARS-CoV-2 sau khi đột nhập vào tế bào cơ thể người để sống và nhanh chóng nhân lên. Tế bào S của SARS-CoV-2 có 2 protein (2 điểm tiếp nhận) có vai trò như 2 cánh tay giúp nó bám dính và bám rất chặt vào tế bào cơ thể người, rồi tiếp tục gia tăng số lượng.
Quá trình nhân lên của nó tùy thuộc chủng. Chủng SARS-CoV-2 nguyên thủy lần đầu tìm thấy tại Vũ Hán mất 96 giờ mới nhân lên được 1 vòng trong tế bào, nên thời gian ủ bệnh khá dài, có thể là 7 ngày, thậm chí 14 ngày, và có những trường hợp hơn 3 tuần. Do “tiến độ” chậm như vậy nên để nhân lên đủ ngưỡng có thể gây và lây bệnh, vi rút cần nhiều ngày và đó là quá trình ủ bệnh không thấy triệu chứng.
Trung bình từ khi vi rút xâm nhập cho đến khi bệnh khởi phát trong đường thở của người có ít nhất hàng tỉ con vi rút. Khi lực lượng đủ mạnh, SARS-CoV-2 tiếp tục xâm nhập xuống đường hô hấp dưới, gây tổn thương thêm ở phổi, và khi người đó ho hoặc hắt hơi đồng thời cũng “tung” vi rút ra ngoài, làm lây nhiễm.
Hy vọng sẽ là bệnh thông thường
GS Kính cho biết, khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, các tế bào miễn dịch của người cũng ồ ạt tấn công lại nó. Trong cuộc chiến đó, vi rút chết nhưng các tế bào miễn dịch cũng tổn thất khiến cơ thể suy giảm miễn dịch tạm thời. Khi suy giảm miễn dịch, cơ thể chúng ta lại trở thành môi trường nuôi cấy rất tốt cho các vi sinh vật ồ vào. Cho nên, nhiều trường hợp xét nghiệm Covid-19 âm tính rồi nhưng diễn biến vẫn rất nặng và tử vong do bội nhiễm các vi khuẩn, không phải do Covid-19, Covid-19 chỉ là giai đoạn ban đầu.
Theo GS Kính, để ngăn chặn SARS-CoV-2, cần chiến lược điều trị phù hợp. Trước tiên, cần tập trung ngăn chặn, không cho vi rút này bám dính được vào tế bào của cơ thể vì SARS-CoV-2 ngay khi bám được vào niêm mạc mũi là xâm nhập và sống ngay. “Do đó, hàng rào đầu tiên chính là khẩu trang, tấm chắn cản chúng xâm nhập vào đường hô hấp. Dùng dung dịch sát trùng mũi, họng để giảm bớt sự có mặt của vi sinh vật, vi rút trong đường hô hấp”, GS Kính cho biết.
Về điều trị, GS Kính chia sẻ, ca nhiễm SARS-CoV-2 được sử dụng thuốc để ngăn chặn không cho vi rút này bám dính được vào các tế bào, đó chính là các kháng thể đơn dòng, như ông Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ đã dùng, có giá thành khoảng 500 USD/liều.
Tại Việt Nam, trong phác đồ điều trị mới nhất, F0 sử dụng thuốc kháng vi rút sớm (trong 5 ngày đầu, ngay khi được xác định dương tính). Những thuốc này làm sai lệch sao chép mã gien, khiến vi rút không nhân lên được, nhờ đó giảm mức độ tăng nặng với F0. GS Kính lưu ý: “Đặc biệt, cần ngăn chặn sớm, bởi ngày thứ 5 và thứ 8, kể từ khi dương tính, là giai đoạn vi rút bùng nổ nhất ở các F0″.
“Chúng ta phải chấp nhận sống chung với Covid-19 và đương nhiên Covid-19 vẫn ở cạnh chúng ta, trong cộng đồng luôn luôn có. Vấn đề là không để nó bùng phát thành dịch lớn, ít ca nặng, giảm thấp nhất tử vong. Khoảng 80% ca mắc Covid-19 không có triệu chứng, cùng với 5K, chiến lược vắc xin và điều trị hiệu quả, hy vọng dần dần nó sẽ là bệnh lưu hành thông thường”, TS Kính bày tỏ.
Chủng Delta hiện vẫn chiếm ưu thế
Tại Việt Nam, trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27.4.2021 dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương với biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, xâm nhập sâu vào các cộng đồng dân cư, đô thị lớn. Hiện trong nước ghi nhận 133 ca nhiễm biến chủng Omicron. Đây là biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn Delta, đặc biệt trong nhóm chưa tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 5K và tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ để phòng lây nhiễm, ngăn nguy cơ dịch bùng phát. Tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19 còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng và tử vong do Covid-19, bao gồm các trường hợp nhiễm chủng Delta hoặc Omicron. Tập thở, vận động thể lực để tăng cường sức khỏe, chống lại SARS-CoV-2.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...