Chân Tử Đan và quá khứ ngông cuồng, đi làm ở khu đèn đỏ
Nam diễn viên “Diệp Vấn” hiện được coi là ông hoàng võ thuật thực chiến. Nhưng khi nhớ lại thời tuổi trẻ, Chân Tử Đan cũng giật mình vì sự ngông cuồng của bản thân.
Thời thơ ấu: “Tôi là Phương Thế Ngọc”
Chân Tử Đan sinh trưởng trong gia đình có cha là nhà báo, mẹ là võ sư nổi tiếng Mạch Bảo Thiền. 2 tuổi, anh theo cha sang Hong Kong, vì mẹ còn dang dở công việc nên vẫn ở lại Quảng Châu. Vài năm sau, gia đình Tử Đan mới có dịp đoàn tụ. Cũng từ lúc này, Chân Tử Đan dần quen với các thế võ học.
Mẹ anh là võ sư nổi tiếng và ngày ngày ép Chân Tử Đan học võ. Trong mắt Tử Đan, bà như Miêu Thúy Hoa và anh là Phương Thế Ngọc.
“Mẹ tôi là người luyện võ, cố chấp với võ công truyền thống. Bà cũng hy vọng con trai có thể kế thừa được tinh túy môn phái. Thế là tuổi thơ của tôi giống như một bộ phim võ thuật. Mỗi sáng tôi phải dậy từ 5h, bị mẹ kéo chân, ép luyện công. Khi đó còn nhỏ, tôi ngày nào cũng khóc và kêu khổ. Nhưng bỏ ngoài tai lời kêu than của tôi, mẹ một tay dạy tôi, tay kia cầm kiếm nhắc nhở: &’Sai sẽ bị phạt theo gia quy’. Lúc đó, tôi thật sự sợ hãi” – tài tử Diệp Vấn nói.
Chân Tử Đan cho biết sau đó mẹ mở lò dạy võ và nhiều người của gia tộc họ Viên cũng tới tầm sư. “Đúng là anh hùng gặp anh hùng, nhiều năm sau này, tôi may mắn gặp được đạo diễn Viên Hòa Bình cũng nhờ mẹ. Lúc đó ông đang tìm người đóng Tiêu Thái cực”.
“Có thể nói, mẹ tôi đúng là Miêu Thúy Hoa và tôi là anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc thời hiện đại”.
Chân Tử Đan chăm lo học võ.
Muốn thay thế Lý Tiểu Long: “Bạn bè gọi tôi là Bruce”
Video đang HOT
Chân Tử Đan xem đi xem lại đến cả trăm lần các bộ phim nổi tiếng của Lý Tiểu Long như Tinh võ môn, Long tranh hổ đấu, Mãnh long quá giang…Ngoài mẹ, Lý Tiểu Long là người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp tài tử họ Chân.
“Thời điểm mẹ chưa mở võ quán riêng, tôi thường lén tập luyện ở các võ quán khác. Thú vui của tôi là bắt chước Lý Tiểu Long múa côn nhị khúc và hét to như võ sĩ cao thủ. Có lần mải múa mà côn văng đúng người mẹ” – anh nói về quãng thời gian đầu mê muội huyền thoại võ tuật họ Lý.
Hâm mộ Lý TIểu Long, 16 tuổi anh đạt giải võ thuật tại Mỹ. Nhưng cũng từ đây Chân Tử Đan lơ là việc học, chỉ thích đánh nhau, nuôi mộng nỏi tiếng như Lý Tiểu Long.
Chân Tử Đan cho biết thập niên 1970, mỗi ngày anh đều nhái theo Lý Tiểu Long, từ việc ăn mặc cho đến việc đeo kính đen, mua côn. “Giấc mơ của tôi là thay thế vị trí của tiền bối họ Lý. Bạn bè gọi tôi là Bruce (tên tiếng Anh của Lý Tiểu Long), tôi rất mừng. Mười mấy tuổi ở Mỹ, tôi đã có thành tích đấu đối kháng. Ở lớp, tôi trở thành vua đánh nhau và đánh chỉ để ra oai”.
Tuổi trẻ ngông cuồng, bỏ nhà, trốn học, đi làm ở khu “đèn đỏ”
Say mê võ học, sùng bái Lý Tiểu Long, Chân Tử Đan cho rằng học văn hóa là điều không cần thiết. Anh liên tục bỏ học, khiến gia đình bất lực.
“Nói chung việc bỏ học với tôi là chuyện thường như cơm bữa. Mà có đến trường, nhiệm vụ điểm danh xong là tôi lăn ra ngủ. Về đến nhà, tôi không bao giờ học hành, mặc cho cha mẹ mẳng mỏ, điểm số tôi thấp nhất nhì lớp. Nghĩ lại chuyện xưa tôi cũng thấy mình hư hỏng”.
Chân Tử Đan có thời gian bỏ nhà ra đi, làm an ninh ở khu phố đèn đỏ tại Mỹ.
“16 tuổi, tôi và cha xảy ra tranh cãi, tức giận, tôi bỏ nhà ra đi. Nghĩ mình có chút võ nghệ, tôi đến khu đèn đỏ và xin việc làm. Lúc đó nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn cho rằng, mình tài giỏi như thế có thể tự xin nuôi bản thân.
Không ngờ đến làm mới thấy, khu phố đêm có nhiều nhóm xã hội đen. Các băng nhóm tranh giành địa bàn xảy ra chém giết hàng ngày, người bị thương cũng quá nhiều. Lúc này, tôi mới thấy hoảng sợ và tìm cách nghỉ việc. Nghe lời mẹ, tôi rời nước Mỹ quay trở về Bắc Kinh, tránh xa vùng đất thị phi”.
Trở về Bắc Kinh là quyết định sáng suốt trong cuộc đời Chân Tử Đan. Anh theo học wushu chính thống, lọt vào mắt xanh các đạo diễn tên tuổi. Mất 10 năm, anh tạo được dấu mốc lớn trong sự nghiệp khi vào vai Thiếu niên Hoàng Phi Hồng. Sau đó, anh vươn tầm quốc tế với nhiều bộ phim nổi tiếng như Anh hùng, Diệp Vấn 1,2…
Theo Zing
Thăm tổ ấm cuối đời của Lý Tiểu Long ở Hong Kong
Đây từng là nơi đi về của huyền thoại võ thuật lúc sinh thời. Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, ngôi nhà đã qua tay vài ông chủ nhưng đến giờ vẫn bị bỏ hoang.
Lý Tiểu Long có một sự nghiệp đáng nể trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Lúc này, huyền thoại võ thuật thường xuyên đi về giữa Hong Kong và Mỹ. Để thuận lợi sinh hoạt, Lý Tiểu Long mua nhà riêng ở khu Cửu Long. Đây cũng là nơi ở trong những ngày cuối đời của huyền thoại Kung Fu.
Nhà riêng của Lý Tiểu Long rộng khoảng 500 m2, tọa lạc tại khu phố đắt đỏ trên đường Cumberland, Cửu Long (Hong Kong).
Ngôi nhà chỉ gồm hai tầng với kiến trúc cầu kỳ, cao cấp thời đó. Không gian xung quanh nhà được bao trùm bởi cây xanh trong lành. Lý Tiểu Long từng tâm sự, mỗi khi về nhà, anh lại cảm thấy thư thái vì được hòa vào thiên nhiên.
Khu cầu thang bị hư hại khá nhiều sau bao nhiêu năm không có người tu sửa.
Nhà vệ sinh được thiết kế xa hoa trong thập niên 60 đã xuống cấp.
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, ngôi nhà được trao tay cho vài ông chủ mới. Có thời gian, nơi ở của Lý Tiểu Long trở thành khách sạn mini dành cho các đôi tình nhân. Sau đó, việc kinh doanh thua lỗ nên họ đành bán cho một người khác. Ông chủ hiện tại là doanh nhân ngoài 90 tuổi họ Vu.
Ông Vu muốn xin cấp phép tu sửa, biến nơi đây thành bảo tàng nhưng đã bị chính quyền sở tại từ chối. Bất lực, ông Vu rao bán ngôi nhà vào năm 2012 với giá 23 triệu USD.
Phòng tưởng niệm Lý Tiểu Long. Căn phòng này là nơi duy nhất được quét dọn mỗi ngày.
Theo Zing
Những bức ảnh hiếm hoi của sư đồ Diệp Vấn - Lý Tiểu Long Khoảnh khắc của hai tượng đài võ thuật Trung Quốc trong quá khứ trở thành tư liệu quý với mọi thế hệ. Diệp Vấn được xem là người có công lớn trong việc quảng bá võ học Trung Quốc, trưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền ở Hong Kong. Trong cuộc đời, ông đã thu nhận nhiều đệ tử và họ đều trở thành...