Chặn tội phạm lợi dụng gây án tại bệnh viện
Có đầy đủ hệ thống cơ sở y tế từ Trung ương đến cấp quận, Công an quận Ba Đình, Hà Nội chủ động triển khai nhiều phương án, kế hoạch đảm bảo tốt an ninh trật tự, để người dân và các y, bác sỹ yên tâm khám, điều trị bệnh.
Thượng tá Hoàng Ngọc Quyết, Phó trưởng CAQ Ba Đình cho hay, một trong những biện pháp mà CAQ đã triển khai là thiết lập đường dây nóng giữa Công an quận và các bệnh viện trên địa bàn trong công tác phối hợp, hỗ trợ xe cứu thương khi có các tình huống ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như công tác điều trị.
Chỉ huy CAQ cũng đã chỉ đạo Công an các phường xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các bệnh viện, qua đó giúp cho các cán bộ, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà nêu cao ý thức tự phòng, phát hiện nghi vấn, kịp thời chấn chỉnh lực lượng bảo vệ kiểm soát giấy chứng sinh ra vào viện, chủ động phòng ngừa các đối tượng lợi dụng vào trà trộn hoạt động phạm tội; hướng dẫn các bệnh viện đăng ký thi đua trong phong trào bảo vệ ANTQ.
Nhờ sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, 2 năm qua tại các cơ sở y tế quận Ba Đình ít xảy ra các vụ phạm pháp hình sự
Thượng tá Trịnh Quốc Tuấn, Phó trưởng CAQ Ba Đình cho biết thêm, do triển khai thực hiện tốt các biện pháp công tác nghiệp vụ và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa cơ quan công an và các bệnh viện nên từ 2018 đến nay, tại các bệnh viện trên địa bàn quận Ba Đình không để xảy ra vụ việc phức tạp liên quan đến ANCT; không để xảy ra những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ.
Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo công an các phường và các đội nghiệp vụ, CAQ Ba Đình đã yêu cầu các đơn vị tổ chức điều tra cơ bản từng địa bàn, bệnh viện, qua đó đã chủ động trong công tác phòng ngừa và phát hiện, đấu tranh xử lý đối với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Công an các phường dưới sự chỉ đạo của CAQ đã chủ động phối hợp hướng dẫn các bệnh viện lắp đặt hệ thống camera, chuông báo động, kịp thời xử lý các tình huống đột xuất, không để tội phạm lợi dụng hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ quản lý đối với số đối tượng hoạt động “cò mồi” khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ xe cứu thương tại các bệnh viện.
CAP Điện Biên, CAQ Ba Đình thường xuyên tuần tra tại khu vực có các cơ sở y tế
Do làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm nên số vụ phạm pháp hình sự đều giảm so với năm trước; đặc biệt không có vụ việc phức tạp gây bức xúc trong dư luận nhân dân, không để xảy ra các vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh, không có các vụ việc phạm tội về kinh tế, ma túy, môi trường.
Video đang HOT
Kết quả điều tra khám phá các vụ phạm pháp hình sự tại bệnh viện đạt tỷ lệ trung bình 85%, khám phá 11 vụ, 13 đối tượng, lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật. Với sự hỗ trợ của lực lượng công an các phường, trong 2 năm 2018- 2019, lực lượng bảo vệ cũng đã chủ động phòng ngừa và phát hiện bắt giữ các đối tượng phạm tội tại các bệnh viện. Điển hình như vụ việc xảy ra vào ngày 29-1-2019, bảo vệ bệnh viện Xanh Pôn đã phối hợp với CAP Điện Biên tuần tra phát hiện bắt giữ 3 đối tượng trộm cắp tài sản (móc túi) tại quầy thu tiền viện phí trong Bệnh viện Xanh Pôn.
Công tác phối hợp giữa các bệnh viện với công an phường và công an quận đã từng bước được cải thiện, đặc biệt là sự phối hợp trao đổi thông tin trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Hai năm qua, các bệnh viện trên địa bàn đã cung cấp cho lực lượng công an quận 134 tin có giá trị, phục vụ cho việc phòng ngừa và bắt giữ các đối tượng phạm tội và TNXH.
Nhiều đơn vị công an phường đã xây dựng và triển thực hiện thành công chuyên đề “Vận động toàn dân tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại các bệnh viện” như CAP Điện Biên, Vĩnh Phúc, phối hợp Đội CSGT số 2, Phòng CSGT CATP Hà Nội tổ chức hướng dẫn phân luồng giao thông không để tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực bệnh viện.
Nhờ đó, tình hình TTATGT-TTĐT-VSMT tại các bệnh viện đã có nhiều chuyến biến tích cực rõ nét, không còn tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các công bệnh viện, các vi phạm về TTGT-TTĐT đã được xử lý kiên quyết, ý thức chấp hành của cán bộ và nhân dân đã được nâng cao, giảm hẳn các vi phạm TTGTĐT tại các bệnh viện…
Theo anninhthudo
Giả danh người khác để lấy phôi trữ đông ở Bệnh viện Bưu Điện
Phôi thai trữ đông để sinh sản theo phương pháp thụ tinh ống nghiệm của một người gửi tại bệnh viện đã bị lấy để cấy cho người khác nhưng vẫn để tên người có phôi trữ đông, nên sự việc bị... lộ. Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội).
Đang nuôi con nhỏ bỗng dưng được thông báo mang thai
Bà Nguyễn Thị Nhàn, trú tại Mao Dộc, Phượng Mao, Quế Võ, Bắc Ninh gửi đơn đến Báo Bảo vệ pháp luật cho rằng, phôi thai bà gửi tại ngân hàng phôi Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) đã bị người khác lấy đi để nhằm sinh con. Câu chuyện bị phát hiện khi chính Bệnh viện Bưu Điện thông báo với bà Nhàn tình hình phát triển của phôi thai khi được cấy vào người mẹ.
Theo bà Nhàn, năm 2017, vợ chồng bà đến Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện làm thủ tục sinh đẻ qua thụ tinh ống nghiệm. Kết quả là vợ chồng bà đã sàng lọc được 2 phôi cho việc sinh đẻ. Cuối năm 2017, bà Nhàn cấy ghép vào cơ thể 1 phôi và đến tháng 9/2018, bà đã sinh được một bé trai. Còn lại một phôi, vợ chồng bà gửi lại tại ngân hàng phôi Bệnh viện Bưu Điện. Quãng thời gian sau đó, bà chuyên tâm vào việc nuôi con.
Cho đến một ngày vào khoảng tháng 4/2019, khi con bà gần được 1 tuổi, bà nhận được tin báo từ Bệnh viện Bưu Điện là việc mang bầu của bà đã có tim thai. Bà Nhàn không tin vào tai mình, bao nhiêu ý nghĩ trong đầu cứ ập đến. Tại sao phôi thai của mình đang gửi ở bệnh viện lại có thể mang bầu được? Phải chăng bệnh viện nhầm lẫn? Hay ai đã lấy cắp phôi của mình...?.
Thụ tinh ống nghiệm giúp nhiều người hiếm muộn có con. Ảnh minh họa
Để biết thực hư sự việc, bà Nhàn tức tốc bắt xe đến Bệnh viện Bưu Điện. Tại bệnh viện, bà Nhàn được bệnh viện cho sao lưu tóm tắt hồ sơ bệnh án và kết quả bà có 2 lần chuyển phôi: lần 1 vào ngày 31/12/2017 và chuyển phôi lần 2 ngày 2/4/2019. Hiện trạng số phôi đông lạnh không còn. Phần kết quả bệnh viện có ghi là đã có thai và tình trạng sức khỏe lúc ra viện ổn định.
Nghi ngờ bệnh viện có vấn đề, hoặc có người đã đánh cắp phôi đông lạnh của bà để cho người khác sinh sản, bà Nhàn đã làm cuộc điều tra đối với những người thân quen của mình.
Người cho phôi là ai?
Sau khi bị vợ tra hỏi kỹ cùng với những bằng chứng từ bệnh viện mà bà Nhàn đưa ra, chồng của bà Nhàn đã phải thú nhận là đã lấy phôi thai cấp đông của vợ chồng để cho người khác mà không thông qua bà.
Theo như bản tường trình mà chồng bà Nhàn viết thì năm 2017, ông có đi lên tỉnh Bắc Giang chơi, có gặp và quen một người phụ nữ tên V. Đến năm 2018, khi gặp lại cô V., qua nói chuyện, cô V. mới biết hiện vợ chồng ông đang có một phôi đang lưu trữ tại bệnh viện và vợ ông không có nhu cầu sinh nữa vì mới sinh con được mấy tháng. Qua thời gian tìm hiểu, ông được biết cô V. không có ý định đi bước nữa mà có ý định xin con để nuôi.
Đến tháng 2, ông đã ra bệnh viện để làm thủ tục cho phôi thì được biết là phải có hai vợ chồng mới được cho. Khi đó, chồng bà Nhàn đã tự đánh máy giấy ủy quyền của vợ cho mình đến bệnh viện làm thủ tục hiến tặng phôi. Sau đó, do chưa muốn cho vợ biết việc cho phôi nên một mình ông mang cáp đông phôi ra bệnh viện để làm thủ tục.
Theo bà Nguyễn Thị Nhàn, chồng bà và cô V. (tên đã được chồng bà Nhàn đổi khác, thực tế, cô V. có tên là G.T.D làm việc ở một trường tiểu học thuộc TP Bắc Giang) đã mạo danh bà trong việc hoàn tất các giấy tờ, chữ ký, giấy ủy quyền của bà để được lấy phôi ra khỏi ngân hàng phôi của bệnh viện nhằm có con với nhau. Những việc làm đó, theo bà là vi phạm pháp luật và cần được đưa ra ánh sáng.
Tuy nhiên, việc rã đông phôi phải có chữ ký và có mặt của hai vợ chồng thì bệnh viện mới cho phép. Khi đó, chồng bà Nhàn đã điện thoại cho cô V. và thống nhất lấy tên của bà Nhàn làm thủ tục hồ sơ cho cô V. cấy phôi. Sau đó, mọi việc cô V. làm chuyển phôi đều lấy tên của bà Nhàn, từ việc rã đông phôi cho đến việc cấy phôi vào người và mang bầu.
Có thể mọi việc sẽ không bị phát hiện nếu hồ sơ mang tên bà Nhàn nhưng được thay vào bằng số điện thoại của cô V. Chính việc vẫn để số điện thoại cũ của bà Nhàn vào trong hồ sơ đã khiến bà biết được việc chồng bà cho phôi cấp đông ở bệnh viện cho người khác.
Bệnh viện Bưu Điện chối bỏ trách nhiệm?
Trao đổi về vấn đề này, bà Bà Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu Điện cho rằng: Vợ chồng bà Nhàn đến đây để làm thụ tinh ống nghiệm để đẻ con. Quá trình làm được hai cái phôi, một cái đã làm và bà Nhàn đã có được đứa con 2018 và còn một phôi để trữ đông phôi.
Bà Nhã cho biết, nguyên tắc để chuyển phôi thì phải có chồng, có vợ và chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn gốc và được đối chiếu bệnh viện mới cho chuyển phôi.
Bệnh viện Bưu điện. Ảnh phapluatplus
Theo bà Nhã, sau khi đẻ con gần năm xong ông N. đến đóng tiền trữ đông phôi, sau khi xong ông lại quay lại nói bị mất đi cáp đông nên ông xin lại cáp đông phôi khác và chúng tôi cấp cáp đông phôi thứ 2 cho ông N.
"Do bệnh nhân đông nên chúng tôi không nắm được hết từng bệnh nhân được. Vụ việc này, được biết một thời gian sau đó có một bà Nhàn đến đây để chuyển phôi, chuyển phôi xong chúng tôi mới gọi điện cho bệnh nhân. Trước khi chuyển phôi chúng tôi bao giờ cũng xác nhận giấy tờ tùy thân của bệnh nhân gồm có chứng minh thư gốc, giấy đăng ký kết hôn gốc. Nói thật, người ta có đủ giấy tờ gốc thì chúng tôi chuyển, còn việc soi chứng minh nhân dân cái mặt của người ta thì rất khó. Có khi chứng minh thư cách đây 10 năm rồi không giống với hiện tại thì chúng tôi cũng chịu. Họ có giấy tờ gốc, chúng tôi soi đúng của họ thì chúng tôi chuyển. Sau khi chuyển phôi được khoảng 2 tuần thì chúng tôi gọi cho bệnh nhân lần đầu để thông báo có thai (gọi cho ông chồng vì gọi cho vợ không được)" bà Nhã giải thích.
Theo nguyên tắc của bệnh viện thì chuyển phôi được 28 ngày, bệnh viện phải gọi cho bệnh nhân lần nữa để xem có tim thai không. Theo bà Nhã, lúc đó lại gọi được cho bà Nhàn, khi đó, bà Nhàn mới tá hỏa là bà có chuyển phôi đâu mà có thai. Mọi việc mới vỡ lỡ ra rằng, ông chồng bà Nhàn quá trình chuyển phôi ông đã đưa một bà khác đến chuyển và có đủ chứng minh nhân dân gốc của bà Nhàn và của ông này nữa đến để chuyển phôi. "Chuyển xong chúng tôi cứ tưởng đó là bà Nhàn, chứ ai có biết đâu bà khác vì có đầy đủ giấy tờ gốc và cả hai vợ chồng đều ký vào"- bà Nhã phân bua.
Đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Nhàn.
Khi phóng viên hỏi về việc kiểm tra giấy tờ bà Nhã biện minh rằng: Ở bệnh viện, bệnh nhân lừa chúng tôi chứ chúng tôi không phải là công an, có giấy tờ đủ là chúng tôi làm. Khi chuyển phôi còn có chữ ký của cả vợ và chồng. Còn chứng minh thư soi vào mặt của người ta thấy na ná nhau, chứ có biết là ảnh họ chụp cách bao nhiêu năm. Lỡ họ chụp ảnh cách đây 10 năm rồi làm sao chúng tôi nhận ra được???
Rõ ràng, việc không xem xét kỹ lượng và đối chiếu hình ảnh của bệnh viện Bưu Điện đã dẫn đến việc phôi thai bị lấy đi và cấy vào người khác khiến vụ việc bị khiếu nại. Tuy nhiên, bệnh viện Bưu Điện vẫn "thản nhiên" cho rằng mình đã làm đúng quy trình và không có trách nhiệm gì trong vụ việc này?. Phải chăng đã có sự lỏng lẻo, dễ dãi trong việc sinh sản ống nghiệm tại bệnh viện Bưu Điện?. Quy trình xử lý thụ tinh trong ông nghiệm ở bệnh viện Bưu Điện đã đúng hay chưa sẽ được Báo Bảo vệ pháp luật thông tin tới bạn đọc.
Lê Sử
Theo baovephapluat
Bé trai 1 tuần tuổi bị bỏ rơi ở cống chui Chiều 9/10, Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi. Trước đó, khoảng 17 giờ chiều cùng ngày, người đi đường phát hiện bé trai khoảng 1 tuần tuổi bị bỏ rơi ngay khu vực cống chui ở xã Điện Minh (thị xã...