“Chặn” tình trạng ô tô “đội lốt” để trốn thuế
Ngày 5/10, bà Đào Thu Hương- Phó cục trưởng Cục Thuế Xuất nhập khẩu- Tổng cục Hải quan cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, với 1.000 trường hợp ôtô, xe máy nhập dưới dạng Việt kiều hồi hương thì chỉ có 100 trường hợp đúng là của Việt kiều về thường trú tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Những trường hợp còn lại chỉ đứng tên Việt kiều tại thời điểm nhập xe nhưng lúc đăng ký thì lại là người khác. Như vậy, một số cá nhân đã lợi dụng chính sách ưu đãi này để miễn thuế NK các dòng xe hạng sang từ nước ngoài để bán và tiêu thụ cho các cá nhân, tổ chức trong nước.
Theo phản ánh của một số chi cục gần đây, NK xe ô tô là tài sản di chuyển tiếp tục có dấu hiệu lợi dụng vì các xe ô tô NK thường có giá trị cao, năm sản xuất mới như loại xe Porsche, Bentley, BMW, Lexus …. Hiện nay, chính sách đăng ký thường trú tại Việt Nam khá thuận lợi, do vậy Việt kiều có thể đăng ký thường trú tại Việt Nam, song thực tế không cần định cư hoặc sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Do đó Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) đã bỏ chính sách miễn thuế ô tô, xe máy với Việt kiều hồi hương.
Ngoài việc hạn chế tình trạng xe sang “đội lốt” tài sản của Việt Kiều về Việt Nam để trốn thuế thì hiện, chính sách Việt Nam không khuyến khích việc NK hàng đã qua sử dụng, hơn thế nữa, nước ta cũng đã áp dụng chính sách thuế hỗn hợp. Vì thế, chính sách miễn thuế đối với ô tô, xe máy của Việt kiều hồi hương được bãi bỏ tại Nghị định này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/1016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật cũng có những quy định mới về miễn thuế hàng hóa có trị giá tối thiểu; chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập để sản xuất hàng xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở nhập khẩu khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc phù hợp với thông lệ quốc tế… đây đều là những quy đinh cải cách thủ tục, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, khuyến khích sản xuất xuất khẩu.
Theo Kinh tế đô thị
Bộ Tài chính "chốt" phương án thu thuế của Uber
Bộ Tài chính vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thu thuế với Công ty Uber Việt Nam. Văn bản hướng dẫn nêu rõ, Uber Hà Lan không đủ điều kiện nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên sẽ áp dụng phương pháp trực tiếp trên tổng doanh thu.
Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam.
Theo văn bản của Bộ Tài chính, nghĩa vụ thuế với Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber B.V Hà Lan sẽ được thực hiện theo đúng quy định áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
Theo đó, nghĩa vụ thuế với Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan (chủ sở hữu Uber Việt Nam) sẽ được thực hiện theo đúng quy định áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được hưởng là 3% và thuế thu nhập cá nhân là 2%.
Công ty Uber B.V Hà Lan ủy quyền cho Công ty TNHH Uber Việt Nam hoặc một tổ chức khác kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ trên đối với phần doanh thu được hưởng của Công ty Uber B.V Hà Lan theo hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải tại Việt Nam.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tổ chức kinh doanh vận tải có ký hợp đồng với Uber B.V Hà Lan có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp với phần doanh thu được hưởng theo hợp đồng. Khoản doanh thu này không bao gồm phần doanh thu của phía Uber B.V Hà Lan.
Cá nhân ký hợp đồng với Uber B.V Hà Lan sẽ nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được hưởng, không bao gồm phần doanh thu của phía Uber. Tỷ lệ nộp được quy định bao gồm 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu được hưởng.
Riêng với cá nhân, Công ty Uber Việt Nam hoặc một tổ chức được phía Uber B.V Hà Lan ủy quyền có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, có thể thấy phương án thu thuế mới của Bộ Tài chính có thay đổi là sẽ chỉ yêu cầu các lái xe nộp theo tỷ lệ trên doanh thu được hưởng là 80% (không tính cả 20% doanh thu của Công ty UBer B.V Hà Lan). Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ không thu thuế trực tiếp từ các lái xe Uber mà yêu cầu Uber Việt Nam hoặc tổ chức được Uber B.V Hà Lan uỷ quyền phải kê khai, nộp thuế thay cho các cá nhân.
Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại sự không công bằng với các doanh nghiệp vận tải khác ở Việt Nam. Trong khi cơ quan quản lý nhiều nơi tỏ ra bất lực.
Hồi đầu năm nay, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động trên địa bàn do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỷ đồng lợi nhuận đưa về Hà Lan.
Lợi nhuận từ hoạt động của Uber lại được chuyển 100% về Uber Hà Lan, sau đó mới trích trả lại cho cá nhân tại Việt Nam, chứ không phải như ký kết trong hợp đồng là phía đối tác Việt Nam giữ 80% và gửi 20% về phía Hà Lan. Do đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.
Trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, cơ quan thuế không thể đi tìm từng tài xế Uber để thu thuế bởi có hàng nghìn người ở khắp đất nước, là người làm công nhật, có hợp đồng không thời hạn với Uber.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) cho biết, cơ quan thuế vẫn bảo lưu quan điểm thu thuế đối với tài xế Uber và sẽ tăng cường kiểm soát đối tượng nộp thuế này vì những cá nhân, tổ chức này đều đã phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên Trưởng phòng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TPHCM cũng từng cho rằng việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.
Ông Sơn lý giải, nguyên tắc của thuế là khấu trừ tại nguồn, đơn vị nào chi trả thu nhập phải có trách nhiệm thu hộ cho cơ quan thuế. Trường hợp của Uber, toàn bộ doanh thu của dịch vụ vận tải đều được chuyển về Uber Hà Lan, do đó Uber Hà Lan là đơn vị thu tiền, ngoài việc phải kê khai nộp thuế, nhà thầu này còn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của tài xế trước khi chi trả thu nhập cho họ, chứ không phải thu từ cá nhân đó.
"Nếu cứ thu thuế cá nhân theo hướng dẫn của Tổng cục thuế, người nộp thuế sẽ đặt câu hỏi vì sao người lao động thì bị thu từng đồng còn Uber Hà Lan hoạt động mấy năm trời không thu được đồng thuế nào?" ông Sơn nhấn mạnh.
Phương Dung
Theo Dantri
Mất 4.000 tỉ vì ô tô Trung Quốc trốn thuế? Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể cạnh tranh nổi với xe Trung Quốc lách thuế. Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam (VAMI), cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều kiến nghị của các DN hội viên về tình trạng các đơn vị nhập khẩu xe của Trung Quốc (TQ) khai...