Chấn thương cổ chân dễ bị di chứng
Có phải chấn thương cổ chân không được điều trị thì sẽ để lại di chứng và thương tật suốt đời không thưa bác sĩ?
Chấn thương cổ chân rất hay xảy ra, nhưng thường không được điều trị đúng mức, vì vậy, rất nhiều người đã phải gánh chịu những di chứng gây cản trở cho sinh hoạt suốt cuộc đời. Mọi trường hợp đều có thể dẫn tới chấn thương khớp cổ chân. Chẳng hạn, bước hụt, đi hay chạy trên một mặt không được bằng phẳng… Nhưng chấn thương hay gặp hơn cả là ở những người lao động tay chân, chơi thể thao. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay bị loãng xương cũng dễ bị chấn thương khớp cổ chân. Chấn thương khớp cổ chân có nhiều mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Thông thường, những trường hợp chấn thương nặng khiến xương gãy hoặc khớp cổ chân mất cân bằng sẽ được giải phẫu, hoặc bó bột để chỉnh cho xương ngay lại. Những trường hợp nhẹ hơn, chỉ có các sợi dây chằng bị dãn hoặc rách, song khớp vẫn còn vững, không mất cân bằng sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, chườm đá, gác chân lên cao, quấn băng thun để cổ chân bớt sưng… Trong vòng tuần đầu, ngay khi cổ chân bớt sưng và đau, bệnh nhân có thể đi đứng lại. Việc hoạt động ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Nếu không sớm cử động và tập luyện khớp cổ chân, chân bạn sẽ bị cứng, việc hồi phục sau chấn thương sẽ khó khăn và lâu hơn.
Video đang HOT
Theo SK&ĐS
Những điều nên biết về bỏng điện
Bỏng điện, nhất là điện cao thế, rất nguy hiểm, di chứng nặng nề.
Tai nạn khi gần điện cao thế
Có nhiều hộ gia đình xây nhà sống quá gần đường điện cao thế. Vì vậy tai nạn dễ xảy ra. Nhẹ nhất là bỏng, nặng hơn là bị điện giật tử vong. Trường hợp của anh Nguyễn Văn D. (22 tuổi, ở Hưng Yên) mới đây là một ví dụ. D. cùng một nhóm bạn liên hoan tại nhà người bạn, nhà này xây sát đường điện cao thế, ngay tại ban công tầng 2 là đường điện đi qua. Đang tiệc, D. ra ban công nghe điện thoại và bị phóng tia lửa điện siêu mạnh khiến D. ngã lăn, vì sóng điện từ, vật thể kim loại mang trên người (dây chuyền) quá gần với đường dây cao thế. Tia lửa điện làm bỏng mặt còn bàn chân D. bị dòng điện đi qua làm đen thui. D. nhập Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) điều trị và phải đối mặt với tình trạng tháo các ngón chân.
Bỏng do điện gây ra - Ảnh: T.L
Bỏng điện là nguy hiểm nhất
Khác với các loại bỏng khác như bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng điện là loại bỏng nguy hiểm nhất. Nếu các loại bỏng khác thường gây ra bỏng từ ngoài vào trong, thì bỏng điện lại gây bỏng từ trong ra ngoài. Bỏng điện xảy ra khi chúng ta bị tiếp xúc với đường điện cao thế, bị điện giật, đứt dây điện, cột điện đổ và trong các trường hợp nhà xây sát đường điện.
Biểu hiện bên ngoài của bỏng điện không có các nốt phỏng nước hay các đám đỏ rát da như trong bỏng nước sôi, mà là các đốm da cháy đen tại vị trí đường điện đi qua. Một vài ngày sau, các đoạn cơ thể tiếp theo cứ lần lượt bị hoại tử và chết, đến đoạn nào mà dòng điện không còn tác dụng nữa thì thôi. Vì thế thường là trong những giờ đầu tiên, trông nạn nhân không nghiêm trọng nhưng càng về sau, bệnh biểu hiện ra càng rõ. Dòng điện càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì mức độ bệnh càng nguy hiểm. Có bệnh nhân phải tháo chân hay tháo tay do bỏng điện, nếu không sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc đe dọa tính mạng. Bỏng điện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu vị trí dòng điện đi vào gần với não bộ và tim như đầu, ngực, tay trái.
Sơ cứu cho nạn nhân bỏng
Với bỏng điện, việc duy nhất phải làm ngay là tách nạn nhân ra khỏi đường điện càng sớm càng tốt. Sử dụng các dụng cụ cách điện như cây khô, gậy khô, gậy nhựa để tách đường điện ra khỏi nạn nhân. Tuyệt đối không dùng tay lôi nạn nhân ra vì sẽ gây hiệu ứng điện giật "dây chuyền". Ngay sau đó đặt nạn nhân trong tư thế nằm trên nền cứng, tốt nhất là nền nhà để cơ thể giải phóng điện tích ở trong các mô. Sau đó khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để cứu sống nạn nhân. Không được chuyển bệnh nhân nếu bệnh nhân chưa tỉnh hẳn. Nếu có phương tiện, chúng ta vừa chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vừa hô hấp nhân tạo để tăng cơ hội sống sót.
Theo Thanh niên
Có hơn 100.000 người chết vì đột quỵ mỗi năm Theo số liệu thống kê bình quân mỗi năm trên cả nước có khoảng 200.000 người mắc bệnh tai biến mạch máu não, trong đó có 100.000 người tử vong. Số bệnh nhân may mắn qua được cũng trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội vì những di chứng nặng nề. Con số "giật mình" ấy vừa được GS TS...