Chặn thuốc lá lậu: Kiểm tra từng cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm soát, xử lý thuốc lá lậu, QLTT Bình Phước quyết liệt kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, phạt cơ sở vi phạm từ 1-3 triệu đồng, nếu tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong ngày 27/11, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Phước đã kiểm tra 15 cơ sở kinh doanh. Trong số đó, một số cơ sở đã chấp hành theo quy định của Nhà nước không bán thuốc lá nhập lậu dù chỉ 1 bao. Song vẫn có trường hợp vi phạm, buôn bán thuốc lá nhập lậu, mặc dù không công khai như trước đây.
Điển hình là trường hợp vi phạm của tiệm tạp hoá Bảy Mộng (ở số 20 Võ Văn Tần, phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Trong quá trình làm việc, đoàn kiểm tra phát hiện hơn 70 bao thuốc lá điếu nhập lậu. Chủ tiệm tạp hoá này đã bị lập biên bản tạm giữ tang vật, xử phạt hành chính.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Phước kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.
Một cơ sở kinh doanh khác có bày bán số lượng thuốc lá lậu nhỏ cũng bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng.
Còn ở tiệm tạp hoá Trí Kiều số 707 Phú Riềng Đỏ, huyện Đồng Phú,, tổ công tác phát hiện cửa hàng tạp hóa này kinh doanh nhiều loại thuốc lá nhập lậu. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật và xử phạt hành chính chủ tiệm.
Video đang HOT
Theo lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước, cơ sở này đã từng bị phạt hành chính với vi buôn bán thuốc lá lậu. Do đó, căn cứ vào Nghị định 98, nếu tái phạm, cơ sở này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Phan Tiến Cường – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế – Cục QLTT Bình Phước – cho biết, ngay sau khi Nghị định 98/NĐ-CP có hiệu lực, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã mở nhiều đợt kiểm tra, tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không buôn bán thuốc lá nhập lậu dưới mọi hình thức. Sau tuyên truyền, Cục sẽ chỉ đạo các đội kiểm tra quyết liệt từng cửa hàng, cơ sở kinh doanh quyết không để thuốc lá lậu bày bán “tự do” trên thị trường.
Các cơ sở kinh doanh thuốc lá lậu bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng, nếu tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng trong ngày 27/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước và Phòng Cảnh sát kinh tế tỉnh Bình Phước đã tiến hành tiêu huỷ hơn 100.000 bao thuốc lá nhập lậu các loại. Đây là số tang vật tịch thu trong các vụ vi phạm trong năm vừa qua. Từ đây đến cuối năm, lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục tuyên truyền, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán hàng cấm, hàng lậu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Không chỉ ở Bình Phước mà tại nhiều tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cũng đã ra quân kiểm tra mặt hàng thuốc lá nhập lậu tại các hộ kinh doanh, nhà hàng, khách sạn,… xử lý nghiêm theo Nghị định 98/NĐ-CP.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo nghị định này, việc buôn bán, tàng trữ thuốc lá nhập lậu bị phạt nặng. Theo nội dung Nghị định, từ ngày 15/10, người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu dù chỉ 1 bao cũng có thể bị phạt nặng.
Theo đó, nếu buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu số lượng dưới 50 bao sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng. Trường hợp buôn lậu có số lượng trên 50 bao đến dưới 100 bao thuốc lá điếu thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Nếu buôn lậu từ 100-300 bao thuốc lá điếu sẽ phạt 5-10 triệu đồng.
Các hành vi sau đó tăng dần. Mức phạt cao nhất lên tới 100 triệu đồng nếu buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu số lượng từ 1.500 bao trở lên.
Trường hợp tái phạm các hành vi này, người vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Việc xử phạt nặng đối với hành vi buôn bán, vận chuyển tàng trữ thuốc lá nhập lậu cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong công tác chống buôn lậu thuốc lá, đồng thời cảnh báo các cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng không tiếp tay cho thuốc lá nhập lậu.
Gỡ vướng cho việc tiêu hủy thuốc lá lậu
Gần 6 năm qua, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và tịch thu hơn 50.000 bao thuốc lá nhập lậu, nhưng chưa được xử lý do gặp một số khó khăn, vướng mắc. Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có phương án xử lý dứt điểm số lượng thuốc lá này.
Tồn thuốc lá lậu nhiều năm liền
Ông Nguyễn Hoàng Quy - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết, ngày 26-4-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2018 quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài. Qua thực tiễn, việc xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu theo Quyết định số 20/2018 trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên đơn vị vẫn chưa thực hiện tiêu hủy đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu. Hiện nay, cục còn tồn đọng hơn 37.400 bao thuốc lá các loại chưa xử lý của gần 1.200 quyết định tịch thu từ năm 2014 đến nay. Được biết, ngoài Cục Quản lý thị trường tỉnh, một số lực lượng chức năng khác cũng còn tồn hàng chục ngàn bao thuốc lá lậu chưa được xử lý như Công an tỉnh với hơn 15.000 bao.
Một phần số lượng thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đang tồn kho tại Đội Quản lý thị trường số 1.
Ngày 10-7, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5654 về việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, theo đó "Việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu thực hiện theo Quyết định số 2371 ngày 26-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ". Bên cạnh đó, việc tiêu hủy thuốc lá nhập lậu tịch thu cũng được quy định tại Nghị định số 29/2018 ngày 5-3-2018 của Chính phủ và Thông tư số 57 ngày 5-7-2018 của Bộ Tài chính... Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay của các cơ quan là phải xây dựng phương án tiêu hủy thuốc lá lậu theo từng quyết định tịch thu hoặc có thể lập kế hoạch tiêu hủy chung trình UBND tỉnh phê duyệt. Do số lượng quyết định tịch thu nhiều và kéo dài gần 6 năm nay nên việc xây dựng phương án tiêu hủy theo từng quyết định tịch thu là việc khó khăn. Vì vậy, nếu xây dựng một kế hoạch tiêu hủy chung trình UBND tỉnh phê duyệt sẽ thuận lợi hơn cho các đơn vị.
Đã có hướng xử lý
Ông Vĩnh Thông - Giám đốc Sở Tài chính cho biết, trên cơ sở Công văn số 5654 của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 9600 ngày 11-8-2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tiêu hủy thuốc lá nhập lậu, Sở Tài chính đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương theo phương án mỗi cơ quan, đơn vị xây dựng một kế hoạch tiêu hủy chung trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện việc tiêu hủy thuốc lá nhập lậu đã tịch thu tồn từ năm 2014 đến nay. Ngày 8-9, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã ký công văn thống nhất với phương án đề xuất của Sở Tài chính và giao sở này chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện việc tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu theo đúng quy định.
Ngay sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài chính đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc tiêu hủy thuốc lá nhập lậu. Cụ thể, đối với tất cả thuốc lá nhập lậu đã tịch thu tồn từ năm 2014 đến nay, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng một kế hoạch tiêu hủy trình UBND tỉnh phê duyệt. Kinh phí hỗ trợ thu giữ và tiêu hủy thuốc lá nhập lậu thực hiện theo Thông tư số 19/2015 ngày 3-2-2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả.
Người dân trúng đạn cao su là do CSCĐ trượt chân khiến súng cướp cò Ngày 3-11, Công an tỉnh An Giang đã thông tin chính thức với báo chí về việc người dân trúng đạn cao su trong lúc lực lượng chức năng đang thực hiện kế hoạch bắt vụ thuốc lá lậu. Nơi xảy ra vụ việc. Theo Công an An Giang, vào trưa 1-11, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ liên ngành chống...