“Chân thò chân thụt” ở Syria, Nga chờ đợi gì sau “ván bài” của TT Trump?
Mỹ hiện đang cố gắng “vừa rút quân vừa ở lại” Syria, để làm hài lòng cả các đối tác và đồng minh, trong khi cả Nga và Iran đều đang chờ đợi mọi dấu hiệu cho thấy Washington sẽ không thể làm được cả hai điều cùng một lúc.
Thay đổi liên tục trong chính sách Syria của Mỹ khiến các đồng minh lao đao.
Hôm 19/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ đã đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và nước này sẽ chấm dứt sự hiện diện ở Syria. Hai tháng sau, Nhà Trắng bất ngờ nói rằng một lực lượng gìn giữ hòa bình nhỏ khoảng 200 binh sĩ sẽ ở lại Syria mà không rút đi hoàn toàn.
Những động thái thay đổi bất thường đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về kế hoạch dài hạn của Mỹ là gì. Không những vậy, nó cũng khiến cho các quan chức của chính quyền của Trump chật vật theo kịp mọi tuyên bố và giải thích chính sách thay đổi liên tục, khiến cho lời nói của Mỹ không thật nhất quán.
2 tháng thay đổi mâu thuẫn
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 12/12 khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có bài phát biểu chỉ ra rằng, không còn mối đe dọa nào nguy hiểm đến từ IS ở Syria.
Hai ngày sau, ông Erdogan nói chuyện với ông Trump, người quyết định rút quân sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hỏi tại sao Mỹ vẫn còn ở lại quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá. Điều này cũng thể theo mong muốn rời khỏi Syria của ông Trump – một lời hứa mà ông đã đưa ra nhiều tháng trước đó.
Bất chấp sự phản đối từ Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và những người khác, Tổng thống Trump đã thúc đẩy quyết định này. Đến ngày 19/12, ông đã ra lệnh rút quân đầy đủ và nhanh chóng. Khoảng thời gian hoàn thành được cho là mất 60 đến 100 ngày.
Nói với quân đội Mỹ ở Iraq trong bài phát biểu vào ngày 26/12, ông Trump nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ ở Syria không phải là kết thúc mở. Khi các thành trì của IS đã bị hủy diệt rõ ràng, ông muốn đưa quân về nhà. Ông lưu ý, Mỹ sẽ ở lại Iraq để theo dõi bất kỳ sự hồi sinh nào của IS và cũng để canh chừng Iran.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, người phản đối quyết định rút quân đã nói chuyện với Tổng thống vào ngày 30/12. Ông nói rằng người Kurd nên được bảo vệ và Iran không nên có được chiến thắng khi Mỹ rút quân.
Sau cuộc gặp, có vẻ như việc rút quân của Mỹ sẽ chậm lại. Mỹ đã đề cập đến một vùng đệm trên biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ và có thêm các cuộc thảo luận với chính quyền Ankara.
Video đang HOT
Vào ngày 6/1, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng Mỹ sẽ không rời khỏi Syria cho đến khi IS bị đánh bại hoàn toàn và người Kurd, những đồng minh chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố đã được bảo vệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa một hoạt động quân sự chống lại Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria, một nhóm thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đối tác chính của Mỹ. Các bình luận của ông Bolton đẩy lùi việc rút quân thêm vài tháng nữa. Đây được coi là một sự thay đổi từ Nhà Trắng.
Vào ngày 11/1, các báo cáo về việc rút các thiết bị quân sự đầu tiên của Mỹ đã bắt đầu. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra sốt sắng tới tốc độ rút quân của Mỹ và đưa ra những tuyên bố mang tính tích cực. Trong các cuộc nói chuyện với chính quyền Trump, Ankara nhấn mạnh ưu tiên ở Syria là chống lại IS. Họ cũng nói về thương mại tăng lên 75 tỷ USD giữa hai nước.
Vào ngày 8/2, The Wall Street Journal đã báo cáo rằng Mỹ sẽ rời Syria vào tháng 4. Những thay đổi mới trong ngày rút quân được đưa ra khi liên minh do Mỹ lãnh đạo có cuộc họp ngày 6/2.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các nước tham gia lực lượng liên minh rằng trong khi ông Trump tuyên bố rút quân, thì đó không phải là kết thúc sứ mệnh của nước Mỹ. Đó không phải là một sự thay đổi trong nhiệm vụ. Ông Pompeo cho biết, sẽ đưa ra yêu cầu cho các đối tác liên minh để nỗ lực chống khủng bố tiếp tục.
Mỹ bắt đầu yêu cầu các đồng minh, đặc biệt là ở NATO và châu Âu, đóng góp vào khái niệm vùng đệm của họ trên vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Trump cũng tái khẳng định vào đầu tháng 2 rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng sức mạnh không quân chống lại IS và sử dụng Iraq làm căn cứ chống lại khủng bố cũng như để theo dõi Iran.
Vài ngày sau Hội nghị An ninh Munich, một số quốc gia châu Âu cho thấy lập trường rằng họ sẽ không gửi quân nếu Mỹ thực sự rời đi. Điều này khiến ông Trump lại nói chuyện với người đồng cấp Erdogan. Họ đã thảo luận về việc rút quân có thể chậm lại của Mỹ. Ông Trump cũng thảo luận về việc giữ lại hàng trăm binh sĩ ở Syria, trong căn cứ Tanf ở miền Nam Syria và ở miền Đông Syria.
Chân thò chân thụt
Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ đầu đã thận trọng trước quyết định rút quân của Mỹ.
Khi ông Trump tuyên bố ý định giữ lại 200 quân của mình vào ngày 22/2, ông nói rằng đó không phải là một sự đảo ngược chính sách. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Graham gọi đó là một phần của lực lượng ổn định quốc tế trong khu vực. Nó sẽ đảm bảo một khu vực an toàn ở Syria dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn một cuộc xung đột mới.
Lầu Năm Góc cũng cho biết đội quân này sẽ có những khả năng đặc biệt, như khả năng thu thập thông tin tình báo và được coi như là số nhân lực giữ lại vì đồng minh.
Những thay đổi đang phát triển trong chính sách của Mỹ ở Syria hiện được kết nối với một số chính sách khác nhau. Mỹ muốn IS bị đánh bại hoàn toàn và điều đó có nghĩa là họ phải đầu tư vào việc ổn định hóa. Điều này bao gồm cả đào tạo an ninh địa phương.
Mỹ muốn bảo vệ người Kurd trước hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Washington vào ngày 22/2 để thảo luận chi tiết về hợp tác. SDF cũng đã phái một phái đoàn đến Washington vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 để khuyến khích Mỹ giảm tốc độ rút quân.
Ngoài ra, Mỹ muốn đảm bảo Iran không được hưởng lợi từ việc rút quân của Mỹ. Trước viễn cảnh SDF sẽ bị buộc phải ký một thỏa thuận với chính quyền Syria hoặc Nga nếu Mỹ rời đi. Điều đó có nghĩa là Iran sẽ được hưởng lợi. Để ngăn chặn kịch bản như vậy, Mỹ đã đồng ý ở lại và neo giữ một lực lượng ổn định.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn kiểm soát vùng đệm tại biên giới Syria. Các đồng minh NATO muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng SDF không muốn Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một phần phía Bắc Syria, vì nước này đã kiểm soát Afrin.
Chú thích ảnh
Thổ Nhĩ Kỳ đã thận trọng trước canh bạc của mình, chờ xem liệu bản thân có thể gây áp lực cho Mỹ về vùng an toàn hay không. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể cần phải làm việc với Nga.
Theo TGTT
Nước Mỹ thấy gì sau 40 năm can thiệp vào Trung Đông?
National Interest dẫn nhận xét của các chuyên gia quân sự cho rằng, sau 40 năm triển khai quân đến các quốc gia Trung Đông, nước Mỹ "mất" nhiều hơn "được".
Mỹ thiệt hại hàng nghìn tỷ vì các cuộc chiến ở Trung Đông. Ảnh: Getty
Quyết định bất ngờ về việc rút toàn bộ lính Mỹ (2.000 người) ở Syria khỏi Afghanistan của Tổng thống Donald Trump đã vấp phải nhiều lời chỉ trích.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã nhấn mạnh rằng ông chủ Nhà Trắng đã ký sắc lệnh, buộc Lầu Năm Góc rút quân theo tuyên bố trước đó.
Chính sách chính quyền Tổng thống Trump ở Syria dường như đã trở lại trạng thái chính trị mơ hồ và chiến lược bình thường. Trong khi Mỹ đã bắt đầu vận chuyển một số thiết bị khỏi miền Bắc Syria, ông Bolton nói với các quan chức Israel rằng việc rút quân hoàn toàn sẽ chỉ được thực hiện với một số điều kiện nhất định, như việc Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo không tàn sát người Kurd - đồng minh của Mỹ và việc Israel tiếp tục duy trì liên minh chống lại lực lượng Iran.
Nhiều nhà phê bình cho rằng việc rút khỏi Syria sẽ là sai lầm, tạo lợi thế lớn cho Iran và Nga. Tuy nhiên, những lập luận này dường như được đưa ra chỉ để kích động những đối tượng ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu quân sự, dễ dàng chấp nhận mệnh lệnh dù không có căn cứ. Rõ ràng, nước Mỹ không thể đưa ra chính sách đối ngoại dựa trên "tâm trạng" của đối thủ hoặc kẻ địch.
Theo các chuyên gia, người Mỹ cần phải nhận thức được bài học sau 40 năm triển khai quân ở khu vực Trung Đông. Sự hiện diện của quân đội Mỹ không thực sự có tác dụng định hướng chính trị và cấu trúc xã hội của các quốc gia khác. Iraq và Afghanistan là những ví dụ rõ ràng. Sức mạnh quân sự của Mỹ đã thất bại trong việc đưa ra quyết định thay đổi thế cục. Mỹ cũng không thể tác động đến chính sách đối ngoại của Iran sau nhiều thập kỷ bao vây quân sự kết hợp trừng phạt kinh tế.
Quan điểm cho rằng Mỹ có thể sử dụng quyền kiểm soát ở phía Bắc để định hình nhà nước Syria sau khi chiến tranh và "tống cổ" Iran ra khỏi lãnh thổ Syria là điều vô cùng khó thực hiện.
Trên thực tế, nhiều lực lượng được coi là hậu thuẫn của Iran có rất nhiều công dân Syria. Họ sẽ bị trục xuất đến đâu? Nhiều khả năng, chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh sẽ tiếp tục hợp tác để chờ Mỹ rút hoàn toàn khỏi cuộc chiến. Một thực tế đơn giản đã được xác định cho phần lớn cuộc xung đột là các quốc gia như Iran và Nga đạt được nhiều lợi ích quan trọng ở Syria hơn là một siêu cường ở xa như Mỹ.
Những người khác lập luận rằng chiến lược rút quân khỏi Syria sẽ dẫn đến sự hỗn loạn cũng như sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố như việc Mỹ rút khỏi Iraq. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự trực tiếp hoặc gián tiếp của Mỹ và các đồng minh không đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố. Một loạt các nhóm khủng bố bao gồm Hezbollah, Taliban và al-Qaeda ở Iraq đã tăng cường hoạt động hoặc thậm chí được thành lập ngay trước mắt của lính Mỹ và thủy quân lục chiến. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria đã bị đánh bại bởi chính ảo tưởng xây dựng nhà nước độc lập của chúng - kế hoạch lộn xộn, không có chiến lược linh hoạt chứ không hoàn toàn là vì các cuộc không kích.
Theo tính toán của báo cáo "Chi phí chiến tranh" của Viện Watson thuộc Đại học Brown công bố ngày 14/11/2018, Mỹ đã chi 5.900 tỷ cho các cuộc chiến tranh chống khủng bố, bao gồm cả chi phí cho các cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động liên quan đến chiến tranh và các chi phí trong tương lai cho các thương binh từ sau cuộc khủng bố 11/9. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính khoảng 480.000 - 507.000 người đã thiệt mạng ở Mỹ trong các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và Pakistan kể từ sau vụ tấn công 11/9.
Nhìn chung, sau nhiều năm "sa lầy" vào những cuộc chiến ở Trung Đông, chính phủ Mỹ cần nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng tình hình và đưa ra những lựa chọn chiến lược để đảm bảo những lợi ích thiết thực cho đất nước.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo Doisong&phapluat
Ông Trump thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Syria? Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể không rút quân quá vội vàng khỏi Syria cho đến khi đánh bại hoàn toàn Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết sau cuộc họp với người đứng đầu Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Ảnh: Reuters) Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 30/12,...