Chán thành phố chật chội, cặp vợ chồng trẻ lên Đà Lạt dựng nhà đẹp như mơ
Chỉ với 350 triệu đồng, cặp vợ chồng trẻ đã cải tạo ngôi nhà cũ kỹ thành một điểm dừng chân lý tưởng, một homestay vạn người mê giữa lòng Đà Lạt.
Chị Phan Trâm cho biết, cách đây đúng 1 năm, chị và ông xã quyết định bỏ lại tất cả sau lưng, khăn gói lên Đà Lạt lập nghiêp. Gia đình chị thuê 2 căn nhà nho nhỏ làm điểm dừng chân mới
Vốn có chồng làm kiến trúc sư, chị nảy ra ý tưởng cùng ông xã cải tạo lại nhà để làm nơi ở và kinh doanh homestay
Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Nhật Bản với lối kiến trúc giản dị mang lại cảm giác gần gũi, thân quen
Để tiết kiệm chi phí, toàn bộ các công đoạn như làm gỗ, sơn đồ, may vá, mắc điện, làm vườn đều do vợ chồng chị tự tay đảm nhiệm
Ngôi nhà sau khi cải tạo đã thay đổi một cách ngoạn mục với diện mạo hoàn toàn mới
Lối kiến trúc Nhật Bản được hiện diện ở khắp mọi nơi
Theo chị Trâm tiết lộ, tổng chi phí cải tạo căn nhà rơi vào khoảng 350 triệu đồng
Nhà có khoảng sân vườn rộng rãi, nơi đón nắng mỗi sớm mai
Phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng ngăn nắp và thoáng đãng
Gam màu trắng nổi bật, toát lên sự thanh lịch, sang trọng và đầy tinh tế
Cận cảnh ngôi nhà tuyệt đẹp khi về đêm
Góc nhỏ nên thơ trước sân nhà
Lối vào thơ mộng được phủ kín đầy hoa
Một góc bình yên mang tên Đà Lạt
Biệt thự con trai thiết kế tặng bố mẹ dưỡng già ở Đà Lạt "đẹp như trời Âu"
Ngôi nhà có tên là The Bunker, là thiết kế đầu tay của một sinh viên kiến trúc dành tặng cho bố mẹ để an dưỡng khi hưu trí cận kề.
Biệt thự con trai thiết kế tặng bố mẹ dưỡng già ở Đà Lạt "đẹp như trời Âu"
Chủ nhân ngôi nhà mong muốn một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời đảm bảo được riêng tư nhưng ko bị cô lập.
Công trình tọa lạc trong một khu dân cư yên tĩnh trên đồi tại Đà Lạt, nằm thấp hơn mặt đường khoảng 1,2m. Mặt tiền ngôi nhà là một hàng rào gạch bê tông xếp chồng sole không được sơn phết hay tô vẽ.
Cái tên Bunker (Lô cốt quân sự) cũng được đặt cho ngôi nhà vì lý do này. Căn nhà có vẻ bề ngoài lãnh đạm và đơn điệu nhưng lại thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp bên trong tính cách, cuộc sống tinh thần của gia chủ.
Ngôi nhà được chia làm 2 khối chính: khu vực sinh hoạt và phòng thờ. Hai khối này được nối với nhau bằng 1 cây cầu với tường kính để lấy sáng. Đồng thời, nó đóng vai trò như một phòng chào, nơi nắng và thiên nhiên "quấn" lấy bạn ngay từ giây phút bước vào cửa.
Chia sẻ với Pv Dân trí, anh Phạm Khoa Nguyên (SN 1989) người thiết kế căn nhà chia sẻ: "Tôi lớn lên trong một căn biệt thự duyên dáng được xây vào những năm 1930. Nơi từng là tư gia của vị triệu phú người Pháp và gia đình, giờ đây là mái ấm cho gia đình tôi cùng sáu hộ gia đình khác. Tuy không gian sống của chúng tôi chỉ vỏn vẹn 40m2, nhưng "chật hẹp" chưa một lần xuất hiện trong từ điển của tôi. Có lẽ đó là nơi lối sống tối giản nảy mầm".
Ký ức tuổi thơ trong căn nhà xưa chính là nguồn cảm hứng để anh Khoa Nguyên thiết kế nên căn nhà hiện tại. Theo đó, công trình được thiết kế theo xu hướng tối giản, nơi con người có thể hòa mình, tận hưởng thiên nhiên bên ngoài.
Bất cứ ngóc ngách nào trong căn nhà cũng ngập tràn ánh sáng, thông gió tự nhiên. Đặc biệt thiết kế giếng trời, thác nước, cây xanh được bố trí bao bọc lấy ngôi nhà khiến thiên nhiên hòa quyện vào từng khoảnh khắc.
Theo anh Khoa Nguyên, phần công năng ngôi nhà được thiết kế phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình, phản ánh rõ nét tính cách của từng thành viên.
Hầu hết các sinh hoạt chính diễn ra ở tầng 3 của căn nhà như: tu thiền, nấu nướng, ăn uống, tiếp khách... Nó là một khoảng không gian lớn hợp nhất các khu vực nhỏ lại với nhau.
View thành phố Đà Lạt được thu gọn lại qua khung cửa sổ rộng. Cách thiết kế cửa kính này cũng giúp căn nhà luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Không gian các phòng có sự kết nối với nhau, giúp các thành viên dễ dàng tương tác, trò chuyện.
Phòng thờ được tách bạch khỏi khối nhà chính bên đầu kia cây cầu. Nó như một lá chắn, đem bình an đến cho cả căn nhà. Dải cửa sổ mỏng lạnh lùng kia giờ đây mới hé lộ vai trò thực của mình. Nó như nhấc bổng phần mái khỏi các mảng tường.
Căn nhà gồm 3 phòng ngủ, trong đó, phòng ngủ chính của căn nhà nằm ở tầng 2 với không gian mở, và vẫn giữ nguyên tinh thần thiết kế tối giản.
Ý tưởng của người thiết kế là xây dựng cho bậc sinh thành một nơi ấm cúng, thoải mái, nơi mà họ gọi là nhà.
Phòng ngủ nhỏ ở tầng 1 nhưng vẫn ngập tràn ánh sáng nhờ thiết kế giếng trời.
Thiên nhiên len lỏi vào trong từng góc nhà
Hình dáng của ngôi nhà khá đơn giản, nó như những khối hộp chồng lên nhau và vát đi ở những nơi cần thiết. Những góc vát 25 này được tính toán kỹ lưỡng để căn nhà luôn thoáng mát nhưng vẫn tránh ánh nắng, độ ẩm trực tiếp vào nhà.
"Ngôi nhà như một ẩn dụ cho con người của bố mẹ tôi vậy. Họ ko xa hoa, bóng bẩy nhưng khi hiểu rõ con người họ, bạn sẽ nhận ra họ thật sự giàu tình cảm", anh Khoa Nguyên chia sẻ. Được biết tổng chi phí xây dựng căn nhà là hơn 5 tỷ đồng.
Rời Sài Gòn, vợ chồng trẻ lên Đà Lạt xây nhà đẹp mê li giữa vườn thông Đôi vợ chồng trẻ không do dự khi quyết định từ bỏ phố thị để lên Đà Lạt xây dựng căn nhà trong mơ của mình. Nhìn những hình ảnh về ngôi nhà to rộng, đẹp 'hút hồn' giữa đồi thông Đà Lạt của gia đình chị Vân (37 tuổi) đăng tải trong một nhóm mạng xã hội, nhiều người không khỏi ngỡ...