“Chán” tàu nhanh, Nhật Bản dự kiến ra mắt tàu “tàng hình”
Con tàu dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2018.
Nhật Bản đã làm chủ một con tàu siêu tốc bullet train (tàu viên đạn), có thể đưa hành khách đi khắp nước Nhật với tốc độ lên đến 580km/h trong 2 năm qua. Và giờ, để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Công ty xe lửa – lữ hành Seibu Railway muốn thiết kế một con tàu siêu tốc có thể tàng hình.
Theo đó, Kazuyo Sejima, một trong những kiến trúc sư hàng đầu Nhật Bản, đã thiết kế ra chiếc tàu hỏa siêu phản chiếu, trong một phần lễ kỷ niệm 100 năm thành lập công ty đường sắt Seibu Holdings của Nhật. Chiếc tàu hỏa gần như tàng hình và dự định tung ra thị trường vào năm 2018.
Thực tế, chiếc xe không hoàn toàn “tàng hình”. Về cơ bản, nó sẽ hòa vào cảnh quan bằng cách phản chiếu những hình ảnh xung quanh.
Điều làm cho dự án này trở nên hứa hẹn hơn so với những tham vọng kiến trúc trong thời gian gần đây là việc thiết kế hoàn toàn có thể áp dụng được cho các loại tàu hiện có.
Video đang HOT
Cụ thể, Seibu Railway đã cho phép Sejima thiết kế lại nội, ngoại thất của con tàu chở khách Red Arrow (Mũi tên đỏ). Dự kiến ra mắt vào năm 2018, tàu siêu tốc tàng hình sẽ trải dài 178km trên khắp nước Nhật.
“Những chuyến tàu sẽ di chuyển qua một loạt cảnh quan khác nhau, từ vùng núi Chichibu đến trung tâm Tokyo, và tôi nghĩ rằng thật là hay nếu con tàu có thể nhẹ nhàng hòa vào phong cảnh thiên nhiên”, Sejima nói
Một chuyến tàu vô hình sẽ dấy lên nhiều lo ngại về an toàn, đã có nhiều tai nạn kiểu xe máy tông tàu hỏa, mà toàn những chiếc tàu hỏa rất màu sắc, “hữu hình”.
Nhiều người đã so sánh một cách nhầm lẫn chuyến tàu siêu phản chiếu này với concept xe tàng hình từ Land Rover hay chiếc xe tải nửa tàng hình từ Samsung.
Thực tế, xe tải từ Samsung dùng màn hình lớn và concept Land Rover dùng một loại thực tế ảo để tạo cảm giác “tàng hình”, trong khi đó, chiếc tàu hỏa Seibu dùng công nghệ phản chiếu, và có nhiều lợi thế so với hai sản phẩm trên.
Chiếc xe này được cho là thể hiện ước vọng của loài người hiện đại về công nghệ tàng hình, nhất là trong vận chuyển, theo Mashable.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lữ đoàn hỗn hợp Litva, Ba Lan và Ukraine sẵn sàng tác chiến vào năm 2017
Ngay 25-1, Bô trương Quôc phong Ba Lan Antoni Macierewicz cho biêt, môt lư đoan hôn hơp gôm cac đơn vi tư cac nươc Litva, Ba Lan va Ukraine se đươc đưa vao hoat đông đây đu tư năm 2017.
"Tât ca 3 đơn vi đêu phôi hơp tac chiên tôt, va co nhưng cơ hôi rât lơn cho thây lư đoan nay se đat đên mưc săn sang chiên đâu toan diên vao năm tơi", ông Macierewicz cho biêt tai thanh phô Lublin, nơi diên ra lê khai trương sơ chi huy cua lư đoan hôn hơp nay.
Bô trương Quôc phong Macierewicz con cho biêt thêm răng, lư đoan hôn hơp nay se la "môt trong nhưng hinh mâu hơp tac quân sư chinh ơ sươn phia đông cua Tô chưc Hiêp ươc Băc Đai Tây Dương (NATO)".
Binh linh tham gia môt cuôc diên tâp chung giưa Ba Lan, Litva va Ukraine năm 2012
Ba quôc gia nay đa ky môt thoa thuân vê viêc thanh lâp Lư đoan Litva-Ba Lan-Ukraine (LITPOLUKRBRIG) vao thang 9-2014. Lư đoan nay dư kiên se hoat đông trong khuôn khô cac hoat đông gin giư hoa binh cua Liên Hơp Quôc.
Ý tưởng thành lập lữ đoàn LITPOLUKRBRIG đã được đề xuất từ năm 2007, khi Lithuania, Ba Lan và Ukraine quyết định thành lập một tiểu đoàn chung. Một năm sau, kế hoạch này trở nên tham vọng hơn khi 3 nước muốn thiết lập nên một lữ đoàn chung.
Theo kênh truyền hình TVN21 của Ba Lan, các đơn vị của lữ đoàn vẫn sẽ đôn tru tại những căn cứ ở Litva, Ba Lan và Ukraine, và chỉ tâp hơp lai khi tiến hành các cuộc tập trận chung hoặc thực hiện các nhiệm vụ quân sự chung.
Theo_An ninh thủ đô
Su-35 Nga đối đầu F-22 Mỹ: Máy bay nào chiến thắng? Cả 2 mẫu máy bay Su-35 của Nga và F-22 của Mỹ đều tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Iraq và Syria, điều làm dấy lên câu hỏi về việc đâu là mẫu máy bay lợi hại hơn. Theo chuyên gia quân sự Alex Lockie viết trên trang Business Insider, 2 chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này...