Chăn nuôi theo chuỗi giá trị: Lợi thì có lợi, nhưng chẳng ai ham?
Hà Nội đang đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn thiện 11 chuỗi chăn nuôi an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, việc phát triển các mô hình này đang gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân, theo ông Huy Đăng, một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi đã phê duyệt như hỗ trợ đầu tư lĩnh vực giết mổ, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi còn thấp, chưa thu hút được doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Ông Đăng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện chưa có doanh nghiệp tham gia sâu vào khâu chế biến sản phẩm chăn nuôi, nên chưa đa dạng hóa được sản phẩm, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng. Đa số người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng nên việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện ích chuyên bán và giới thiệu các sản phẩm thịt mát, thịt cấp đông còn hạn chế.
Công nhân chăm sóc lợn tại trang trại của HTX Chăn nuôi Hoàng Longở huyện Thanh Oai (Hà Nội). HẢI ĐĂNG
Ông Nguyễn Thành Trung -Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết,hiện, ngoài Công ty cổ phần Tiên Viên, đơn vị đã và đang tư vấn cho nhiều doanh nghiệp phát triển hệ thống trang trại chăn nuôi vệ tinh, bảo đảm an toàn thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu.
“Đơn vị cũng bố trí 20 cán bộ kỹ thuật tại cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn hộ chăn nuôi tuân thủ quy trình sản xuất; ghi chép, cập nhật thông tin diễn biến từ khâu chăn nuôi, giết mổ, đóng gói sản phẩm để thiết lập hệ thống theo dõi phục vụ hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, đã có một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động hiệu quả như chuỗi thực phẩm AZ (HTX Hoàng Long), chuỗi trứng gà 729 (Công ty TNHH Chăn nuôi và Trồng trọt Phú An)…” – ông Trung chia sẻ.
Ông Đặng Đình Tiên – Giám đốc Công ty cổ phần Tiên Viên, chủ chuỗi sản xuất và cung cấp thực phẩm Tiên Viên cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của TP.Hà Nội, mô hình chuỗi chăn nuôi gà đẻ trứng của đơn vị đã được hoàn thiện và có sự liên kết với hộ chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Hiện, quy mô sản xuất của công ty đạt 72.000 quả trứng/ngày, cung cấp cho hơn 100 điểm bán lẻ, siêu thị, nhà hàng, doanh nghiệp…
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Tiên, việc triển khai nhà máy giết mổ gia cầm của một số đơn vị trên địa bàn TP.Hà Nội cũng gặp nhiều vướng mắc về thủ tục đất đai, quy hoạch, hạ tầng…
Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi
Thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho thấy, cả nước hiện mới phát triển được 350 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Đối với TP.Hà Nội, bước đầu đã xây dựng được khoảng 60 chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản nói chung, trong đó, mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị còn rất hạn chế. Không chỉ vậy, nhiều mô hình chỉ hoạt động trên danh nghĩa, không có hợp đồng, thiếu cơ chế chia sẻ lợi ích – rủi ro…
Theo nghiên cứu, khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn – IPSARD (Bộ NNPTNT), khó khăn trong liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị hiện nay là thị trường thiếu ổn định, thói quen tiêu dùng của người dân. Việc liên kết sản xuất đòi hỏi đầu tư lớn, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp còn nhiều thủ tục. Đặc biệt, chi phí sản xuất sạch lớn, nhưng giá trị sản phẩm tiêu thụ chưa cao, khó khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư…
Lấy ví dụ từ thiệt hại mà ngành chăn nuôi lợn giai đoạn đầu năm 2017 phải gánh chịu, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Xuân Dương cho rằng, nguyên nhân nằm ở khâu tổ chức sản xuất theo chuỗi còn yếu. Theo ông Dương, năng lực sản xuất của Việt Nam là dư thừa, tuy nhiên, giết mổ, chế biến và kết nối lại rất yếu. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi là vấn đề then chốt.
Theo đó, nhà nước cần có thêm cơ chế đặc thù để hỗ trợ các chuỗi phát triển theo hướng gắn với sản xuất, chế biến theo công nghệ cao cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Đồng tình, ông Hoàng Vũ Quang – Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (IPSARD) cho rằng, để thúc đẩy các mô hình liên kết, còn cần quy hoạch ổn định vùng chăn nuôi.
“Đây là điều kiện cần để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển ngành chăn nuôi. Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi thôngq ua ưu đãi tín dụng, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc nông sản…” – ông Quang nói.
Nghiên cứu mới đây của Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn chỉ ra, mức độ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị của Việt Nam đạt rất thấp. Tỷ trọng sản lượng liên kết của các doanh nghiệp được khảo sát đối với 4 sản phẩm chăn nuôi: Sữa, gà thịt, lợn thịt và trứng gà, chỉ đạt lần lượt: 45%; 3,7%; 4,2% và 0,2% (so với tổng sản lượng cả nước).
Theo Danviet
Giữa trảng cát hoang, trên nuôi ỉn, dưới có cạc cạc, thu bạc triệu
Sống giữa trảng cát hoang cảm giác thật ớn lạnh, thế nhưng, anh Nguyễn Văn Hiếu (SN 1986, trú thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp. Trên bờ làm chuồng nuôi lợn, dưới hồ thả cá - vịt kết hợp cho thu trăm triệu mỗi năm.
Chúng tôi đã nghe kể rất nhiều về anh Hiếu, nhưng quả thật khi đến thực địa mới thấu được nghị lực vượt khó của anh.
Gia trại của anh Hiếu nằm giữa trảng cát trắng khô khốc ở thôn Linh An, thêm cái nắng hè giữa tháng 6 kết hợp gió Lào rát bỏng khiến cái nóng càng trở nên đáng sợ đến rợn người. Ban đêm, trảng cát trở nên mát mẽ, dịu êm nhưng xung quanh chẳng có bóng người, cảm giác thật ớn lạnh.
Anh Nguyễn Văn Hiếu (bên phải) chăm sóc đàn lợn và chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với anh Nguyễn Trịnh Điển - Bí thư Huyện đoàn Triệu Phong. Ảnh: Ngọc Vũ
Nhìn cái khung cảnh ấy, nhiều người không dám nghĩ tới chứ đừng nói đến chuyện ở lại dựng nhà, chăn nuôi. Thế nhưng, với anh Hiếu, không có nỗi sợ nào hơn nỗi sợ đói nghèo, bởi vậy, anh quyết tâm cùng vợ con lập nghiệp nơi trảng cát hoang đáng sợ ấy.
Anh Hiếu nhớ lại, năm 2015, bằng nguồn tích cóp của gia đình cùng với vốn vay ngân hàng, anh thuê 2 ha đất trảng cát bỏ hoang của xã để thực hiện mô hình chăn nuôi tổng hợp. Lúc đó, trảng cát hoang hóa, chẳng có gì ngoài vài bụi cỏ khô phất phơ trước gió. Anh Hiếu phải bỏ ra 300 triệu đồng kéo điện lưới, thuê máy móc đào hồ nuôi cá, xây chuồng trại nuôi lợn, cất căn nhà nhỏ để ở và san ủi, cải tạo mặt bằng để trồng trọt.
Theo anh Hiếu, chăn nuôi trong thời kỳ thị trường không ổn định cần tính toán để tiết kiệm tối đa chi phí, đặc biệt là thức ăn. Bởi vậy, anh Hiếu chăn nuôi theo dạng vòng tròn khép kín tận dụng thức ăn và đã đạt hiệu quả. Ảnh: Ngọc Vũ
Lúc thấy anh Hiếu ném quá nhiều tiền vào cái trảng cát khô cằn, hoang vắng nhiều thế hệ ở làng Linh An không thèm ngó tới, nhiều người tỏ ra lo lắng, sợ anh thất bại trắng tay rồi chán nản. Thế nhưng, với quyết tâm và sức trẻ, anh Hiếu đã khiến mọi người dần ngã mủ khâm phục.
Sau khi xây dựng hệ thống gia trại xong, đầu năm 2016 anh Hiếu bắt đầu thả nuôi lợn. Anh Hiếu cho biết, mỗi năm anh nuôi 3 lứa lợn với số lượng 600 con (200 con/lứa). Để tận dụng nguồn thức ăn, anh Hiếu thả nuôi thêm cá mè, rô phi trên diện tích hồ khoảng 1.000 m2. Tận dụng mặt hồ, mỗi năm anh Hiếu thả nuôi 4 lứa, mỗi lứa 1.500 con vịt, với giá bán 90.000 đồng/con, sau khi trừ chi phí lãi 30.000 đồng/con. Anh Hiếu còn nuôi thêm 3.000 con gà mỗi năm, trừ chi phí lãi 20.000 đồng/con gà. Tận dụng nguồn phân chuồng từ lợn, gà, anh Hiếu còn trồng trọt thêm các loại hoa màu, hoa trái để có thêm thu nhập.
Mặt hồ anh Hiếu nuôi vịt và tận dụng nguồn phân chuồng từ nuôi lợn để nuôi cá. Ảnh: Ngọc Vũ
Như vậy, dù gia trại mới thành lập nhưng nhờ có kỹ thuật tốt, chăn nuôi theo dạng vòng tròn khép kín, tận dụng nguồn thức ăn của lợn, gà, vịt để nuôi cá đã cho anh Hiếu lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Trịnh Điển - Bí thư Huyện đoàn Triệu Phong cho rằng, mô hình chăn nuôi vòng tròn khép kín, tận dụng nguồn thức ăn của anh Hiếu là kinh nghiệm quý cho những người đam mê, muốn làm giàu từ nông nghiệp. Bình thường làm giàu đã rất khó, nhưng làm giàu ở vùng cát trắng nắng gió hoang vắng này càng khó bội phần.
"Những tấm gương điển hình như anh Hiếu sẽ là động lực rất lớn để các bạn trẻ học hỏi nhằm phát triển kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt quê hương. Chúng tôi sẽ cùng các cấp, ngành địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ để có thêm nhiều mô hình hay như thế này" - anh Điển khẳng định.
Theo Danviet
Trại giam bị cô lập, quản giáo dùng ca nô đưa cơm cho 700 phạm nhân Do nước lũ dâng cao trong thời gian ngắn, các phân trại của Trại giam số 5 (thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa) bị cô lập. Cán bộ quản giáo phải dùng ca nô để đưa cơm cho hàng trăm phạm nhân đang được quản lý tại đây. Sáng 13.10, tại khu vực Trại giam số 5 (thị trấn Thống...