Chăn nuôi an toàn sinh học góp phần phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì chăn nuôi an toàn sinh học được xem như là giải pháp cần thiết để góp phần phòng chống dịch bệnh này.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi lợn an toàn sinh học cần áp dụng tổng hòa các giải pháp, ứng dụng công nghệ vi sinh trên nền hữu cơ chất lượng cao và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh hayhóa chất.
Bên cạnh các yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi, con giống, các phương thức vệ sinh, chăn nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng thì sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh là một trong những biện pháp hữu hiệu.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra một số khuyến cáo khi sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn.
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày ngày 18/6/2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và công văn số 5329/BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc “Tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi”, nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh như sau:
- Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.
- Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.
- Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
Video đang HOT
Các nông hộ, trang trại sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh có thể chia làm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20 kg): Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20 kg trở lên): Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn.
Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng lưu ý, chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vì bản chất chúng là vi sinh vật nên phải có một môi trường phù hợp (ví dụ không dùng chung với kháng sinh).
Đẩy mạnh chăn nuôi lợn an toàn sinh học được coi là một trong những giải pháp góp phần phòng chống dịch bệnh và phát triển ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 10/9, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hơn 7.400 xã, với tổng số lợn bị tiêu huỷ lên tới gần 5 triệu con, tổng trọng lượng 282.426 tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng lợn thịt của cả nước).
Đến nay, dịch bệnh tả lợn Châu Phi chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó chăn nuôi lợn an toàn sinh học đang được đánh giá là một trong những giải pháp mang tính bền vững góp phần phòng chống dịch bệnh và phát triển ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Tại hội nghị “Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học” được tổ chức vào đầu tháng 9 ở Hà Nội, các đại biểu gồm đại diện chính quyền các cấp, ngành, chuyên gia trong lĩnh vực đã nhấn mạnh, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp số 1 để phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng khẳng định: “Hiện nay, nhiều mô hình chăn nuôi lợn vẫn giữ được đàn do làm tốt công tác an toàn sinh học. Minh chứng điển hình là các hộ chăn nuôi lớn hiện nay đều an toàn trước dịch bệnh”.
Theo Danviet
Chỉ nuôi lợn trở lại khi đủ điều kiện!
Đó là khuyến cáo của TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ NNPTNT, về nhu cầu tái đàn lợn thời điểm này của nhiều hộ chăn nuôi khi dịch tả lợn châu Phi đã tạm lắng.
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia
Nhìn lại 8 tháng kể từ thời điểm ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã có những hoạt động gì giúp người dân phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này, thưa bà?
- Ngay khi DTLCP xuất hiện những ổ dịch đầu tiên tại Hưng Yên và Thái Bình, chúng tôi đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó của trung tâm là cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, các hộ chăn nuôi để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống, vì thực tế đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị, không có vaccine, chỉ có con đường đảm bảo an toàn sinh học mới có thể bảo vệ được đàn lợn qua được sự tấn công của virus.
Ngay sau khi dịch bùng phát, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và kiểm soát bệnh DTLCP tại 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, nhằm cung cấp các thông tin về dịch bệnh nguy hiểm này cho người dân, lực lượng khuyến nông cơ sở như nhận diện bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn vệ sinh, khử trùng và tiêu độc; hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc lợn bệnh và sản phẩm của lợn bệnh; các nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi an toàn sinh học...
Tiếp đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức các hội thảo về chăn nuôi an toàn sinh học, đề nghị chi cục chăn nuôi - thú y, trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường hỗ trợ người dân áp dụng các giải pháp an toàn sinh học tối ưu trong chăn nuôi lợn, đặc biệt ở các trang trại, đảm bảo duy trì đàn lợn, phòng dịch bệnh khu vực liên quan.
Chỉ những cơ sở chăn nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học mới nên tái đàn (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Từ thực tế phòng chống dịch bệnh ở các doanh nghiệp và địa phương, theo bà, đối với DTLCP thì áp dụng biện pháp gì là hiệu quả nhất?
- Thực tế đã chứng minh, cho đến nay, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt trong bối cảnh bệnh DTLCP vẫn diễn biến phức tạp là một giải pháp hết sức cần thiết và được cho là tối ưu nhất. Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong vệ sinh, bổ sung trong thức ăn, nước uống, độn chuồng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, chống chọi lại sức tấn công của virus.
Trên thực tế, nhiều mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học trong thời gian qua đã chứng minh hiệu quả phòng dịch rất tốt như mô hình của Tập đoàn Quế Lâm, Amavet, HTX Hoàng Long (Hà Nội)... Hay mô hình sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt do Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai ở huyện Hà Trung cũng cho kết quả tốt, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, khối lượng trung bình toàn đàn đạt 82,4kg/con, tăng trọng bình quân 21,5kg/con/tháng.
Bên cạnh đó, áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP còn góp phần giảm thiểu các mối nguy về dịch bệnh, nâng cao năng suất trong chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm giá thành sản xuất.
DTLCP đã tạm lắng ở nhiều địa phương, trong khi giá lợn hơi đang ở mức cao, tạo động lực cho nhiều nông hộ muốn tài đàn. Vậy theo bà, người dân có nên tái đàn lợn thời điểm này và nên tái đàn như thế nào để đảm bảo an toàn dịch bệnh?
- Theo tôi, chỉ những cơ sở, trang trại đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học mới nên tái đàn ở thời điểm này, những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư tuyệt đối không nên nuôi trở lại, thực tế đã có nhiều nơi dịch bệnh tái bùng phát do người dân tự ý tái đàn.
Việc tái đàn phải đảm bảo nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng nuôi phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; tuyệt đối cách ly. Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng mốc; không sử dụng thức ăn thừa...
Áp dụng phương thức quản lý "cùng vào cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: Cả khu, dãy chuồng, ô chuồng. Nên áp dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi.
Người trước khi vào khu chăn nuôi phải được cách ly ít nhất 72 tiếng, phải tắm gội, thay quần áo, giày dép và mặc quần áo, dụng cụ bảo hộ trước khi vào trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần.
Không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trại nuôi lợn. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, còn chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Đặc biệt, trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi; tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn sinh học định kỳ.
Xin cảm ơn bà!
Theo danviet
Mất 3,3 triệu con lợn, chấp nhận sống chung với dịch tả lợn châu Phi Hiện dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 62/63 tỉnh thành, khiến 3,3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đã đến lúc cần xác định "sống chung" với dịch bệnh này, đồng thời coi an toàn sinh học là cánh cửa duy nhất có thể chặn nguồn lây lan của virus. "Sống chung" với...