Chán nản vì chồng là “cái cột mục” trong nhà
Có khá nhiều những người đàn ông, những người mà mang tiếng là trụ cột gia đình nhưng thực tế bao gánh nặng đều dồn lên vai người phụ nữ. Bởi cái trụ cột đó theo năm tháng đã dần mục rữa vì rượu bia, vì nhậu nhẹt và rất nhiều sự cám dỗ khác và tha hóa đi phần tốt đẹp trong họ.
Ảnh minh họa: Internet
Đọc những lời tâm sự của cô trong câu chuyện “ Chồng đã vô dụng lại còn tinh tướng”, tôi thấy cô cũng không nên quá bức xúc. Chuyện đàn ông đi nhậu nhẹt, siêng ăn, nhác làm của chồng cô không phải là hiếm trong cuộc sống hiện nay.
Có khá nhiều những người đàn ông, những người mà mang tiếng là trụ cột gia đình nhưng thực tế bao gánh nặng đều dồn lên vai người phụ nữ. Bởi cái trụ cột đó theo năm tháng đã dần mục rữa vì rượu bia, vì nhậu nhẹt và rất nhiều sự cám dỗ khác và tha hóa đi phần tốt đẹp trong họ.
Thông cảm với nỗi bức xúc của cô, nhưng theo ý tôi, cô không nên chỉ dừng lại ở ao ước, bởi ao ước không thể trả lại cho cô một người chồng, một người đàn ông có trách nhiệm với gia đình, với vợ, con được, mà cô phải có cách, có biện pháp cứng rắn với anh ấy.
Video đang HOT
Tất nhiên muốn vậy cô phải từ từ, đừng vì quá bực bội mà to tiếng, trách cứ hay âm thầm nín nhịn. Vì có làm ầm ĩ thì với những người mắc chứng ghiền nhậu lại còn thích sĩ diện với bạn bè, chiến hữu như chồng cô sẽ không dễ gì nghe đâu.
Còn nếu quá nín nhịn thì anh ấy sẽ thành lấn lướt vì cho là mình đúng nên vợ mới không phản kháng lại. Tốt nhất cô hãy bình tĩnh để lựa lúc anh ấy vui vẻ, tỉnh táo thì có lời tâm sự nhỏ to cùng anh ấy, cô hãy làm cho anh ấy hiểu cuộc sống ở thành phố khó khăn như thế nào, giá cả đắt đỏ ra sao, nhu cầu tiêu pha của gia đình cần có kinh tế bao nhiêu.
Cô cũng cần công khai mọi chi tiêu hàng ngày, hàng tháng cho anh ấy biết. Nhẹ nhàng nhưng rành mạch và khúc triết, tôi nghĩ cô cứ kiên trì thế nào rồi chồng cô cũng nghe ra thôi. Vợ chồng cô còn trẻ, con còn quá bé, có làm gì cũng nên ưu tiên cho sự phát triển của con. Chúc cô vui, sớm tìm được giải pháp hợp lí để ước mơ của cô mau chóng biến thành sự thật.
Theo Tienphong
"Chiến tranh" trước mặt con
Mâu thuẫn, bực tức dồn nén từ hôm trước của hai vợ chồng như quả bom hẹn giờ. Dù đã cố kiềm chế và nín nhịn cho qua, nhưng rốt cuộc chỉ một hành động không vừa mắt cũng đủ để quả bom phát nổ.
ảnh minh họa
Chồng to tiếng, vợ gào thét. Ai nấy đều ra sức đổ lỗi và quát nạt nhau. Trong lúc đang nóng mặt vì sự giận dữ, tôi và chồng quên mất con trai nãy giờ đang hoảng sợ, núp sau cánh cửa nhìn bố mẹ.
Chỉ đến khi thấy con chạy lại ôm chân mẹ vừa khóc vừa la, bố ơi đừng đánh mẹ con, cả hai mới giật mình dừng lại. Vậy là lời hứa, không bao giờ được gây gổ lớn tiếng với nhau trước mặt con của chúng tôi đã bị phá vỡ. Bỏ qua những uất ức chưa kịp tuôn ra hết, tôi cúi xuống ôm chặt lấy con vỗ về. Khi thấy con đã bớt thút thít, ngước lên nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt vừa thảng thốt, vừa lo lắng của bố nó. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
Có thỏa thuận đó giữa hai vợ chồng bởi tôi không muốn con trai của mình cũng giống như mẹ nó, bị một ký ức đau buồn đeo bám suốt những năm tuổi thơ.
Năm tôi bảy tuổi, gia đình tôi có một biến động lớn, ngày mẹ sinh em bé cũng là ngày bố bị buộc thôi việc. Cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn. Đã vậy em trai tôi còn thường xuyên nhập viện vì chứng suy dinh dưỡng. Mẹ vì thế cũng phải xin nghỉ làm để chăm em. Gánh nặng kinh tế dồn hết lên vai bố. Khoản lương ít ỏi của việc bốc xếp không đủ để bố trang trải các khoản chi. Buổi tối bố phải đem ống bơm và đồ nghề ra ngã tư đường sửa xe. Cứ như thế, bố làm việc quần quật từ sáng đến tối.
Khoảng thời gian đó tôi rất buồn và cô đơn, nhưng chí ít nó yên bình và tự do nhất trong ký ức tuổi thơ tôi. Khi em trai tôi được khỏe mạnh, bố kiếm được công việc khác lương cao, cả nhà được đoàn tụ, thì lại là lúc một cơn sóng khác dữ dội không kém ập đến đe dọa hạnh phúc của gia đình.
Từ lúc nhận công việc mới, bố thường xuyên về nhà trễ. Có hôm gần sáng bố mới ngất ngưởng về nhà. Và lần nào cũng vậy, mẹ vừa khóc vừa gào thét trách bố chỉ biết ăn nhậu, chỉ biết sung sướng cho bản thân mà không nghĩ tới vợ con. Bình thường bố là người rất hiền, ít nói, chiều con thương vợ. Nhưng khi có hơi men ngà ngà, bố như biến thành con người khác, cộc cằn và dữ tợn.
Có một đêm, tôi đang ngủ chợt giật mình thức giấc khi nghe tiếng bố la thất thanh, em ơi đừng chết. Nhìn xuống đất, tôi hoảng sợ thấy mẹ đang nằm trên vũng máu, nước mắt tuôn đầm đìa không ngừng khóc gọi tên tôi và em trai. Ngay lúc đó, bố vội vàng cõng mẹ đến bệnh viện, để lại tôi với thằng em ba tuổi đang say ngủ ở nhà. Suốt đêm đó, tôi chỉ biết ôm chặt áo khoác của mẹ và lẩm bẩm, mẹ ơi đừng bỏ con!
Sau này lớn lên, tôi mới biết, đêm đó, trong lúc cự cãi bố đã không dằn được cơn nóng giận mà bạt tai mẹ. Hành động đó đã đẩy mẹ đến sự phẫn uất cực độ. Không nói không rằng, mẹ chạy ra sau bếp lấy dao cắt cổ tay mình. Vì mẹ hành động quá nhanh và quá bất ngờ nên bố không kịp cản lại. Đến khi giằng được con dao ra thì máu đã chảy rất nhiều. Đúng lúc đó tôi thức giấc và chứng kiến toàn bộ sự việc.
Sau lần đó, bố bỏ luôn nhậu nhẹt. Hạnh phúc cuối cùng cũng đã quay lại với gia đình tôi, những trận khẩu chiến không bao giờ còn xuất hiện. Vết thương lòng của mẹ vì thế cũng nhanh chóng khép lại. Nhưng không ai biết tôi vẫn bị những hình ảnh kinh khủng đó đeo bám.
Vì vậy, tôi đã tự hứa với chính mình và thỏa thuận với chồng, sẽ không bao giờ để con thấy bố mẹ bất hòa. Hãy cho con một tuổi thơ yên bình và lớn lên trong sự lạc quan, hạnh phúc.
Theo VNE
Trang khác Hân là bạn thân của tôi. Thông minh xinh đẹp và có duyên ăn nói cho nên quanh Hân luôn có nhiều chàng trai theo đuổi. ảnh minh họa Sếp của tôi cũng trở thành một trong những chàng trai đó sau mấy lần Hân đến tìm tôi ở công ty. Sau đó, tôi trở thành cái cớ để Hân và sếp gặp...