Chán nản khi đi mua đồ Tết cùng mẹ chồng
- Ngày Tết sắp đến, mẹ chồng đã bảo tôi phải mua thứ này thứ kia, khiến cho mọi dự định về quê ăn Tết tiêu tan.
Vợ chồng tôi cưới nhau đầu năm nhưng rất ít khi về quê vì cả hai đều làm việc ở xa. Lần nào có dịp về, tôi đều biếu bố mẹ chồng ít tiền và quà.
Mỗi lần về nhà chồng, tôi đều cảm thấy như ở nhà bố mẹ ruột của mình vì mẹ chồng không bao giờ xét nét trong mọi việc làm của tôi. Bố mẹ vẫn thoải mái để vợ chồng đi chơi, ngủ dậy muộn hay làm những gì mình thích.
Năm nay, lần đầu tiên tôi về quê chồng ăn Tết, vợ chồng tôi đã cố gắng tích cóp trong 3 tháng liền để có số tiền 10 triệu đủ chi tiêu trong những ngày về bên nội, bên ngoại ăn Tết. Mặc dù đây là số tiền lớn với hai vợ chồng nhưng tôi không cảm thấy tiếc nếu chi tiêu số tiền đó không hợp lý. Mọi việc đã được tôi lên danh sách, tính toán và đưa cho chồng xem. Dự tính của tôi là đưa cho mẹ chồng một khoản tiền để mẹ mua sắm Tết.
Vì chồng phải làm việc đến 29 âm, còn tôi được về trước nên tôi đảm nhận việc gửi tiền và đi cùng mẹ chồng sắm Tết. Những tưởng mọi chuyện sẽ theo như dự tính ban đầu nhưng ai ngờ tôi vẫn phải rút ví ra trả tiền khi đi chợ. Nào bánh kẹo, rượu bia, thậm chí đến dầu ăn, gia vị trong nhà bếp đều do tôi chi trả.
Để làm mẹ chồng vui, tôi đã đi chợ cùng mẹ. Dù đã đưa cho mẹ một khoản tiền
tiêu Tết nhưng lúc đi mua đồ, tôi vẫn phải trả tiền (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đến khi thấy cây đào đẹp giá hơn triệu, mẹ cũng chỉ trỏ và bảo: “Nhà mình năm nay chưa có đào Tết”. Biết ý, tôi cùng mẹ đi xem đào rồi chọn một cây đẹp mua về trang trí trong nhà. Chưa dừng lại ở đó, mẹ còn rủ tôi vào siêu thị mua quần áo. Chỉ cần mẹ chồng chỉ tay vào chiếc áo hay cái quần nào là tôi biết mẹ thích món đồ đó. Thế là sau hai ngày đi chợ với mẹ chồng, tôi đã chi mất gần 7 triệu.
Với số tiền ít ỏi còn lại, tôi không biết tính toán thế nào để còn mua đồ biếu bố mẹ tôi
và lì xì cho các cháu (Ảnh minh họa)
Với dự tính ban đầu tiêu trong 10 triệu, giờ vợ chồng tôi còn hơn 3 triệu, số tiền này làm sao đủ cho việc mừng tuổi bố mẹ, các cháu rồi còn xe cộ đi lại, quà cáp lúc về quê tôi nữa.
Mọi thứ trong tôi dường như hoảng loạn. Khi tôi nói với chồng về việc này, anh cũng cảm thấy khó xử. Anh bảo:”Để anh vay thêm ít tiền để tiêu Tết”. Nhưng biết vay ai khi nhà nào cũng đều đang cần tiết để sắm Tết?
Theo Ngoisao
Thư gửi người đàn bà thứ hai
Cháu đã suy nghĩ rất nhiều, và hôm nay, sau bao nhiêu buồn đau, sau bao nhiêu nước mắt đã rơi, cháu mới đủ bình tĩnh để cầm bút viết những dòng này, gửi riêng cô - nguời đàn bà thứ 2 của bố.
Đáng lẽ ra cháu đã có một gia đình hạnh phúc nếu như không có sự xuất hiện của cô - người đàn bà thứ 2 của bố cháu
Cô vẫn thường trách cháu rằng tại sao lại đối xử với cô như vậy, sao lại lạnh nhạt, nhiếc móc cô? Sao không thể như những người khác, hay ít nhất là như mẹ cháu, làm ngơ đi trước sự có mặt của cô, coi như thể sự xuất hiện của cô là một điều rủi ro không ai muốn.
Cô cũng từng hỏi cháu: Rốt cục thì cô có lỗi gì khi cô yêu bố cháu, khi cô đã dành cả cuộc đời mình để gắn bó với một người đàn ông đã có gia đình, không danh phận, không con cái và không đòi hỏi. Phải, cháu cũng đã từng suy nghĩ về câu hỏi ấy. Vì cháu cũng là con gái, rồi cháu cũng sẽ yêu, sẽ lập gia đình...và cuộc đời thì có nhiều điều xảy ra mà hôm nay ta không biết được. Nhưng đó là sự lựa chọn của cô, chính cô đã lựa chọn cuộc sống cho mình.
Cô hoàn toàn có thể có một gia đình yên ấm với những đứa con ngoan, nếu người đàn ông cô yêu không phải là bố cháu. Cháu thừa nhận tình yêu không có lỗi, nhưng nó chỉ không có lỗi khi người ta yêu mà không làm tổn thương đến người khác, khi hạnh phúc của mình không phải đổi bằng sự mất mát của người khác.
Nếu cô đã sống những ngày giống như cháu, và phải chịu đựng tất cả những gì cháu đã phải chịu đựng. Giá cô biết được một chút cảm giác ấy của cháu thôi thì cô sẽ không bao giờ phải nhọc nhằn trách móc cháu như cô đã làm.
Ngay từ khi cháu mới sinh ra, bố cháu đã sống xa nhà. Một mình mẹ cháu tảo tần nuôi anh em cháu ăn học. Cô cứ tưởng tượng xem, một người phụ nữ và ba đứa con thơ, ngôi nhà vắng bóng đàn ông, từ việc lớn đến việc nhỏ đều một tay mẹ cháu. Mỗi năm bố về một lần. Có những năm tết bố cũng không về, chỉ có những lá thư bố gửi nồng nàn những nhớ mong và yêu thương.
Có lẽ chính nhờ thế mà mẹ cháu đã vượt qua tất cả. Rồi cháu lớn lên, lớn đủ để hiểu những gì người ta xì xào bàn tán. Mẹ cháu là người đàn bà cả tin nhất thế giới này, bà tin rằng những lời xì xào bàn tán kia chỉ là đồn thổi, là ác ý. Cho đến một ngày bố gọi điện về bảo sẽ đưa một người phụ nữ về nhà.
Cháu đã chẳng thể nào hiểu nổi vì sao. Cháu đã khóc suốt đêm. Cháu đã viết cho bố một bức thư nói rằng cháu hiểu mặc dù cháu rất đau lòng. Rằng đúng ra thì cháu phải cám ơn cô vì trong những tháng năm bố sống xa nhà, lúc bệnh tật, ốm đau có cô chăm sóc. Nhưng nếu cô không về nhà thì hay biết mấy. Cháu chỉ xin bố cháu thế thôi. Con người ai cũng có một trái tim. Trái tim nào chẳng cảm nhận được nỗi đau.
Cô có biết cháu đã nghĩ gì không? Giá như một lúc nào đó bố ngồi trước mặt chúng cháu để phân tích cho chúng cháu rằng, mọi chuyện đã xảy ra như thế và chúng cháu phải chấp nhận. Vậy mà cô có biết không, cháu đã nhận được thư bố cháu với những lời lẽ... cháu chẳng biết phải diễn đạt nó như thế nào. Đó không phải đơn giản là những lời mắng mỏ của người bố dành cho con khi con mắc lỗi. Mà tất cả những gì cháu cảm nhận được lúc đó là nỗi đau xé lòng vì bị coi là một đứa con hư hỏng, được học hành đến nơi đến chốn để mà lên mặt dạy đời bố.
Hư hỏng vì sao? Vì cháu đã đã dám xin bố cháu đừng đưa cô về nhà ăn tết. Vì cháu nói rằng cháu rất đau lòng trước điều đó. Cháu nói vậy có sai không?
Có người nói với cháu rằng, thật ra cô cũng đáng thương và đáng được thông cảm, vì so với mẹ cháu cô khổ hơn vì không có nổi một mụn con. Cũng có kẻ ác ý nói rằng đó là cái giá cô phải trả. Nếu cháu là người ngoài có thể cháu cũng sẽ nghĩ như thế. Nhưng cháu không thể... Nếu cô biết được mẹ cháu ngày một gầy thêm. Những cuộc cãi vã trong đêm, những lời chì chiết gắt gỏng... và cháu đã căm ghét cô biết nhường nào.
Những ngày tháng cháu đã sống như một kẻ ở trọ trong chính ngôi nhà mình với những tiếng xì xào ngoài đường... Không! Tất cả những thứ đó có lẽ sẽ bớt đau buồn hơn nếu cô đủ yêu thương để làm cho bố cháu sau những lỗi lầm biết thương vợ và thương con nhiều hơn. Nhưng mỗi lần gặp cô là mỗi lần cái hố sâu tình cảm trong gia đình cháu càng bị khoét sâu thêm, đẩy xa ra.
Nếu cô có chồng và rồi một người phụ nữ được chồng cô thương yêu đưa về sống trong nhà mình thì cô sẽ thế nào? Có thể chịu đựng như mẹ cháu không, cô có thể độ lượng và bao dung thế không? Vậy mà cô đã xuất hiện trong gia đình cháu, không chỉ một lần. Mẹ cháu có lý do riêng của bà. Bà không muốn gia đình tan tác chia ly, không muốn con cái phải sống thiếu cha thiếu mẹ. Cô không có con nên có thể cô không hiểu được, người mẹ có thể chịu đựng tất cả hầu mong đem lại một chút gì đó mà họ tin sẽ tốt cho con cái của mình.
Nhưng cháu thì hàng trăm lần cố đưa ra những lời ngụy biện vẫn không thể nào dịu lòng hơn khi nghĩ về cô. Cô đã từng nói với cháu rằng: Cô yêu bố cháu chứ không hề có ý định phá hoại hạnh phúc gia đình cháu. Cô còn nói rằng nếu cháu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy chẳng có gì phải xấu hổ vì điều đó. Nhưng cô có biết không, vì cái điều không đáng phải xấu hổ ấy mà biết bao gia đình đã tan vỡ, biết bao đứa con trở nên hư hỏng, bụi đời. Cháu chỉ sợ rằng, rồi đến một ngày ngay cả nỗi đau cháu cũng quen, những mất mát cũng quen.
Bố bảo chúng cháu chỉ là những đứa con ích kỷ. Còn bố cháu và cô đã thử một lần nghĩ cho chúng cháu chưa? Bố cháu cũng đã từng nói chúng cháu có mất gì đâu mà hằn học. Một ít tiền mất đi có thể biết được, mất đồ vật gì cũng có thể biết được, nhưng tình yêu thương mất đi biết phải đong đếm cách nào?
Theo VNE
Bán anh em xa, mua láng giềng gần Nhà chị thuê ở khu đô thị mới này cũng đã được hơn hai năm. Biệt thự lại có sân trước vườn sau khá rộng rãi, giá thuê cũng rẻ, chỉ mỗi tội hơi buồn vì xung quanh có ít hàng xóm. Chị là người hay xởi lởi, xuề xòa nên chả bao lâu đã quen cả xóm. Nói là xóm nhưng thực...