‘Chán’ máy bay cũ, bầu Đức đổi máy bay mới?
Trong lúc nhiều người đang đoán già đoán non về dòng tiền của bầu Đức thì một nguồn tin thân cận ở HAGL cho biết: “Bầu Đức chuẩn bị đổi máy bay”.
Chiếc Beechcraft King Air 350 vị chủ tịch tập đoàn – Đoàn Nguyên Đức mua giá 7 triệu USD, tính ra cách đây đã 6 năm. Năm 2012, ông cho biết sẽ mua tiếp 1 chiếc trực thăng cho “tư lệnh mặt trận Lào” của Hoàng Anh Gia Lai vào năm 2013, biến vị tư lệnh này trở thành người đầu tiên sở hữu máy bay riêng tại Lào.
Tuy nhiên, đã có những dự đoán khó khăn về dòng tiền của Hoàng Anh Gia Lai sau khi lượng đường sản xuất tại Lào chưa tìm được đầu ra và giá cao su cũng đang giảm trên thị trường thế giới.
Dòng máy bay phản lực Legacy 9 chỗ bầu Đức đang nhắm mua
Bầu Đức định tạm nhập tái xuất qua Trung Quốc 30.000 tấn đường thông qua Nhà máy đường Biên Hòa, song kế hoạch này đã gặp trở ngại sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở Biển Đông.
Và việc bầu Đức phải điều chỉnh số tiền đầu tư qua khu phức hợp ở Yangon, Myanmar , từ 300 triệu USD lên 430 triệu USD “để đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ” theo yêu cầu của nước chủ nhà cũng khiến ông chủ HAGL phải cân đối lại dòng tiền.
Video đang HOT
“Đang có 2 khả năng bầu Đức đang lựa chọn. Một là chiếc Challenger 13 chỗ ngồi và hai là chiếc Legacy 9 chỗ” – một nguồn tin cho biết. “Anh em bạn bè thì muốn bầu Đức mua chiếc 13 chỗ hơn, nhưng cũng chưa biết cuối cùng bầu Đức sẽ mua chiếc nào, vì ông sử dụng máy bay chủ yếu để phục vụ công việc chứ không phải đi chơi”.
Điểm khác biệt giữa máy bay mới so với máy bay/strong> cũ là chiếc máy bay mới sẽ thuần phản lực, trong khi chiếc Beechcraft King của bầu Đức hiện vẫn là máy bay cánh quạt.
Nội thất bên trong chiếc máy bay dòng Legacy 9 chỗ
“Tầm bay của chiếc mới sẽ đạt khoảng 6.000 km, gấp đôi so với chiếc cũ. Từ Việt Nam có thể bay thoải mái đến các nước châu Á, thậm chí có thể bay đến vùng gần của Úc như Darwin” – nguồn tin cho biết.”Giá chiếc này dự kiến sẽ đắt gấp đôi so với chiếc Beechcraft King Air”.
Mua máy bay năm 2008, bầu Đức sử dụng chủ yếu để phục vụ cho việc làm ăn và thực tế chiếc máy bay đã giúp ông đã giải quyết thành công khá nhiều công việc tưởng chừng khó.
“Lần đầu tiên tui hạ cánh xuống Singapore, cả sân bay dường như đổ dồn đến xem vì “Việt Nam làm gì có ai giàu đến mức mà có máy bay riêng” – có lần bầu Đức trò chuyện với người viết bài.
“Sử dụng máy bay riêng rất có lợi. Đi làm ăn, nhiều khi đối tác nghe mình đến bằng máy bay riêng thì họ cũng muốn gặp để xem mình là ai chứ!”
Sau khi chuyển hướng sang nông nghiệp, bầu Đức đã triển khai trồng xong 44 ngàn hecta cao su, 10 ngàn hecta mía tại Lào và Campuchia. Gần đây ông tiếp tục trồng bắp và đang hợp tác cùng Vissan, Nutifood triển khai nuôi 230.000 con bò để cung cấp thịt và sữa tươi cho thị trường.
Người Đưa Tin
Honda "lấn sân" hàng không với mẫu máy bay phản lực mới
Dự kiến những chiếc máy bay phản lực tư nhân đầu tiên của Honda sẽ được bàn giao vào năm sau.
Chúng ta thường chỉ biết đến thương hiệu Honda thông qua các dòng xe hơi và môtô, tuy nhiên thương hiệu Nhật Bản này cũng sản xuất rất nhiều thiết bị và phương tiện khác như xe địa hình ATB, động cơ tàu biển, các trang thiết bị năng lượng và mới đây nhất là máy bay phản lực.
Honda đã bắt đầu phát triển mẫu máy bay phản lực tư nhân đầu tiên của mình từ năm 2006, sau 8 năm ròng rã làm việc, các kỹ sư của Honda cuối cùng đã tạo ra một nguyên mẫu máy bay thử nghiệm. Phiên bản thương mại đầu tiên của nguyên mẫu này đã đi vào sản xuất vào năm ngoái và sắp hoàn thiện, sẵn sàng giao đến tận tay khách hàng.
Chiếc máy bay phản lực tư nhân đầu tiên mang thương hiệu Honda được trang bị động cơ phản lực GE Honda HF120. Việc tiến hành kiểm tra mặt đất sẽ được sớm thực hiện trước khi chiếc máy bay này có chuyến bay thử đầu tiên vào mùa hè này.
Mẫu máy bay đầu tiên của Honda được sơn màu xanh ngọc với các dài sọc vàng, bên cạnh đó là các tùy chọn như bạc, đỏ và và xanh lam.
Để phục vụ việc sản xuất thêm 8 máy bay đã được đặt hàng từ trước, Honda Aircraft hiện đang có hơn 1.000 kỹ sư và công nhân làm việc liên tục nhằm sớm bàn giao cho khách hàng. Dự kiến toàn bộ số máy bay này sẽ được hoàn thiện và giao cho khách hàng ngay sau khi hãng có được chứng chỉ chất lượng FAA vào năm sau.
Ngoài việc sản xuất máy bay, Honda cũng rất chú trọng vào việc đào tạo phi công cũng như đội ngũ bảo trì bảo dưỡng loại máy bay mới của hãng.
Theo Trí thức trẻ
Công bố giá bán Subaru Legacy 2015 Subaru vừa công bố giá bán mẫu Legacy 2015 với mức khởi điểm từ 22.490 USD khi bán ra thị trường Mỹ vào mùa hè này. Bản tiêu chuẩn 2.5i được trang bị hệ thống âm thanh 4 loa, kết nối Bluetooth/USB/iPod/AUX và hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng với hiển thị 6.2 inch. Xe sử dụng động cơ...