“Chặn” kiểm toán dự án BOT : ĐBQH “truy” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể?
Chưa đồng ý với câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về việc “chặn” kiểm toán dự án BOT?, ĐBQH Bùi Văn Phương tiếp tục phản hồi câu trả lời của Bộ trưởng Thể là không chính xác “vì tôi đang ngồi cạnh đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước”.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, ĐBQH Bùi Văn Phương Đoàn ĐBQH Ninh Bình nêu: Từ số liệu kiểm toán, sau kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này. Trước đó, 2 Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ GTVT với nhiều lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
ĐBQH Phương đặt câu hỏi: Vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có lợi ích nhóm ở đây hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn.
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước. Ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT đã mời kiểm toán, chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán. Thậm chí, mời cả công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ GTVT không đồng ý kiểm toán dự án. Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán.
Về việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí tại các dự án BOT, ông Thể cho biết đã từng giải trình với Quốc hội ở kỳ họp trước. Nói rõ thêm, ông cho hay, theo quy định pháp luật, ở giai đoạn dự án được phê duyệt thì cơ quan quản lý sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong dự án mới quyết toán và căn cứ vào khối lượng quyết toán thực tế sẽ điều chỉnh hợp đồng. “Hợp đồng cuối cùng mới là hợp đồng cho thu phí”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Video đang HOT
Vì thế, nếu Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào hợp đồng phê duyệt thì sau này công tác giải phóng mặt bằng, khối lượng phát sinh sẽ không đúng thực tế. “Kiến nghị giảm 222 năm đúng, nhưng đúng với dự án được duyệt, còn số liệu thực tế quyết toán giảm, chứ không phải như số liệu của Kiểm toán”, ông Thể giải thích thêm.
Chưa đồng ý với câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ĐBQH Bùi Văn Phương giơ thẻ xin tiếp tục chất vấn câu trả lời của Bộ trưởng Thể là không chính xác “vì tôi đang ngồi cạnh đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước”.
ĐBQH Phương cho rằng, Bộ GTVT chỉ mời Kiểm toán Nhà nước vào 3 dự án là hầm đèo Cả, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Trước những vấn đề ĐBQH Phương nêu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể Khẳng định: Trong quá trình làm dự án, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà đầu tư mời Kiểm toán Nhà nước vào ngày từ đầu. Chúng tôi chỉ đạo, chứ không phải chủ đầu tư chủ động mời vào đâu.
Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Thể nói "không né tránh Kiểm toán Nhà nước" là chưa chính xác
Dùng quyền tranh luận, Đại biểu Bùi Văn Phương khẳng định Bộ trưởng Thể trả lời không chính xác về số dự án BOT được kiểm toán bởi ông đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, 9h sáng nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể là Bộ trưởng thứ ba lên "ghế nóng".
Theo chương trình, Bô trương Bô Giao thông vân tai Nguyễn Văn Thể sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nội dung: Xử ly nhưng vương măc vê kêt câu ha tâng giao thông, nhât la cac công trinh giao thông trong điêm, đôi vôn lơn, châm tiên đô, chât lương kem; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đao tao, sát hạch, cấp, thu hôi giấy phép lai xe cơ giới; thưc hiên, quản lý, giám sát thu phi tư đông không dừng tai cac tram thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên Quốc lộ, đường bộ cao tốc; trach nhiêm cua Bô Giao thông vân tai trong công tac bao đam trât tư, an toan giao thông.
Ngay đầu phiên chất vấn, có đến 66 đại biểu đã đăng ký chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Tư lệnh ngành giao thông cũng là người nhận được số đăng ký chất vấn nhiều nhất trong 3 Bộ trưởng đã tham gia phiên chất vấn.
Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu vấn đề: Sau kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải có lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Đại biểu hỏi Bộ trưởng vì sao Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có lợi ích nhóm ở đây hay không?
Đại biểu Bùi Văn Phương tham gia chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, "Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước".
Ông cho biết, ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ Giao thông vận tải đã mời kiểm toán, chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán, thậm chí mời cả công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ Giao thông vận tải không đồng ý kiểm toán dự án.
Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán. Số liệu hơn 200 năm phải trả phí mà các đại biểu phản ánh, trong kỳ họp trước Bộ Giao thông đã trả lời.
"Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, chúng tôi sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong, chúng tôi sẽ quyết toán".
Căn cứ vào quyết toán thực tế, sẽ điều chỉnh lại hợp đồng. Hợp đồng cuối cùng mới cho thu phí. Nếu kiểm toán căn cứ vào dự án khi mới được phê duyệt sẽ không đúng thực tế. Bộ trưởng cho biết đã giải trình vấn đề này một lần rồi. Số liệu hơn 200 là đúng nhưng chỉ đúng với dự án được duyệt. Số liệu thực tế quyết toán, thời gian thu phí đã giảm rất nhiều so với hợp đồng nguyên tắc ban đầu.
Chưa hài lòng, ông Phương dùng quyền tranh luận lại và cho rằng, việc Bộ trưởng Giao thông Vận tải trả lời "không né tránh Kiểm toán Nhà nước tại các dự án BOT và chủ động mời cơ quan kiểm toán vào cuộc" là "chưa chính xác", do "tôi đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước".
Ông Phương nói, Bộ Giao thông Vận tải chỉ mời Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán 3 dự án là hầm Đèo cả, Trung Lương - Mỹ Thuận và Bắc Giang - Lạng Sơn.
Trả lời Đại biểu Bùi Văn Phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong quá trình làm các dự án BOT thì Bộ đã chỉ đạo các nhà đầu tư phải chủ động mời Kiểm toán Nhà nước vào ngay từ đầu. Đó là sự chỉ đạo của Bộ, sau này hậu kiểm những dự án có dư luận thì sẽ làm rõ hơn nữa, Bộ trưởng nói.
Theo Dautu online
Tổng Kiểm toán Nhà nước: 'Trốn thuế, chuyển giá gây nhức nhối, làm thất thu lớn NSNN' Sáng 10/12, tại phiên họp thứ 29 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã trình bày tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2019 của Quốc hội. Tổng Kiểm toán...