Chán isekai ‘đại trà’? Hãy xem thử Grimgar
Cảm giác sợ hãi “giết hoặc bị giết” trong những cảnh chiến đấu, thiên về sinh tồn và sử dụng chiến thuật hơn là trông thật ngầu hoặc phô trương sức mạnh – Đó là Grimgar.
Khá nhiều người hâm mộ anime ghét isekai, nhưng Grimgar of Fantasy and Ash hoàn toàn trái ngược với những gì thể loại này được biết đến, tạo tiền đề cho một loạt phim giả tưởng gay cấn. Nhưng đáng tiếc là…
Isekai được nhiều người hâm mộ anime yêu thích, nhưng đồng thời cũng bị nhiều người khác ghét bỏ. Không có hồi kết cho việc nguồn cung cấp light novel isekai dường như vô tận được chuyển thể thành anime, nhiều isekai cùng chạy trong một mùa là điều thường thấy. Với vô số những trò lố bịch và một số cách kể chuyện kém thú vị, không có gì ngạc nhiên khi ngay cả những người ủng hộ isekai nhiệt thành nhất đôi lúc cũng thấy bội thực vì thể loại này.
Tuy nhiên, vẫn có ít nhất một anime nhảy vọt vượt ra ngoài khuôn mẫu isekai điển hình và nó vẫn chưa thực sự được chú ý. Grimgar of Fantasy and Ash kết hợp sự tatr thực vào isekai, với kết quả là một câu chuyện khác xa với một tưởng tượng khuôn mẫu. Đôi khi sự khắc nghiệt và tập trung vào nhân vật lại khiến Grimgar là đỉnh cao của isekai mà bạn nên thử theo dõi.
Grimgar of Fantasy and Ash, còn được gọi là Grimgar, Ashes and Illusions, bắt đầu là một bộ light novel của Ao Jumonji và Eiri Shirai vào năm 2013. Sau đó nó được chuyển thể thành manga trước khi nhận được anime dài 12 tập vào năm 2016. Cốt truyện của bộ truyện theo sau một nhóm Mạo hiểm giả đến từ một thế giới khác theo đúng nghĩa đen. Các thành viên trong nhóm thấy mình được tái sinh trong một thế giới tưởng tượng nào đó, không biết làm cách nào để có thể sống sót, mất gần hết ký ức. Các nhân vật chính sau đó được dẫn dắt bởi cậu bạn Manato, họ buộc phải thích nghi với thực tế mới khắc nghiệt để tồn tại.
Nhiều cái chết, thực tại isekai đầy thô bạo và khả năng kinh tế là những chủ đề và khái niệm xuyên suốt trong câu chuyện của Grimgar. Tương tự như vậy, mặc dù light novel vẫn đang tiếp tục, bộ anime chỉ kéo dài 12 tập cộng với một OVA. Điều này làm cho bản anime rất phù hợp để tạo cảm hứng đọc light novel.
Nhưng chính xác thì tại sao những người không thể chịu được isekai lại nên thử bộ truyện được cho là “khác biệt” này?
Có một số điều, Grimgar of Fantasy and Ash là câu chuyện isekai xa nhất so với kiểu câu chuyện “main có sức mạnh sau khi isekai”. Đây là một tình tiết phổ biến trong isekai, với việc các nhân vật chính nhanh chóng quen với thế giới của họ và đột nhiên trở thành người mạnh nhất trong đó. Nếu nhân vật chính là nam, xung quanh họ sẽ là toàn các nhân vật nữ chiều chuộng họ. Nếu nhân vật chính là nữ, xung quanh sẽ toàn là các mỹ nam. Grimgar không có tất cả những điều này. Nó cũng không chèn sự hài hước và tình dục thường thấy trong nhiều bộ isekai, mà tập thể hiện những thực tế nghiệt ngã của một cuộc sống nơi xa lạ.
Video đang HOT
Các nhân vật được đẩy vào một thế giới mới khác xa với thế giới của họ và họ hoàn toàn bất lực lúc đầu vì điều đó. Mặc dù họ đã làm quen với thế giới mới này và học cách tự bảo vệ mình, nhưng sự phát triển là có hạn, không bao giờ có cảm giác như nó chỉ đơn giản là được giải quyết chỉ bằng phép thuật. Tương tự như vậy, một số nhân vật chính thậm chí còn chết, làm tăng thêm cảm giác thực tế về Grimgar.
Grimgar cũng không có hành động liên tục, với cốt truyện quan tâm hơn đến việc phát triển các nhân vật và hoàn cảnh của họ. Nhưng như vậy không có nghĩa là khi đánh nhau xảy ra, chúng sẽ thiếu căng thẳng và hồi hộp. Có một cảm giác sợ hãi và “giết hoặc bị giết” trong những cảnh chiến đấu của Grimgar, khiến chúng thiên về sinh tồn và sử dụng chiến thuật hơn là trông thật ngầu hoặc phô trương bằng một số kỹ thuật mới mạnh một cách vô lí.
Thật ra, Grimgar không có nhiều cách thức của một hệ thống ma thuật hoạt động và nhóm thực sự phải tập hợp lại với nhau để biến nó trở nên sống động trong thế giới mới của họ. Không có một thành viên nào trong nhóm có thể giải quyết vấn đề của mọi người hoặc trở nên quá sức mạnh đến mức không có thử thách. Tất cả những điều này khiến Grimgar có cảm giác vừa là một series sinh tồn, vừa là một anime giả tưởng cổ điển.
Những mối quan hệ độc hại trong tình yêu bạn cần thoát khỏi ngay lập tức
Cô lập, cảm giác sợ hãi, thậm chí là phải gồng gánh quá mức trong mối quan hệ là những tín hiệu mà bạn nên suy nghĩ kỹ về việc có nên tiếp tục ở bên cạnh người ấy không.
1. Mối quan hệ độc hại "chỉ có anh và em trên đời"
Cô lập là một cách đối phương ràng buộc bạn. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được điều đó nếu một nửa đang cố gắng thuyết phục bạn rằng "chỉ có hai ta". Thực tế, thoạt nhìn hành vi này có vẻ là dấu hiệu của sự gần gũi và bền chặt về mặt tình cảm. Song mọi thứ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi đối tác có thể đang cố chiếm hữu bạn. Nếu bạn thu mình khỏi thế giới, dĩ nhiên người yêu sẽ trở thành thế giới của bạn và họ bắt đầu nghĩ rằng bạn hoàn toàn thuộc về họ. Theo thời gian, bạn có thể thật sự phụ thuộc vào người ấy. Sự cô lập cũng sẽ khiến bạn khó xây dựng mối quan hệ khác.
2. Đối phương không cho phép bạn phạm sai lầm
Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm nhưng mỗi khi bạn sai thì người yêu thay vì góp ý nhẹ nhàng lại liên tục chỉ trích bạn. Họ cũng biện minh cho việc làm của mình là
Ảnh minh họa
xuất phát từ sự thẳng thắn, tính trung thực. Thực tế, đó là một cuộc tấn công về mặt tinh thần. Tuýp người này thích đổ lỗi và luôn mong muốn chỉ ra sai sót của người khác. Đây được xem là mối quan hệ độc hại bởi họ chỉ thể hiện sự vượt trội của bản thân.
Sự chỉ trích rất độc hại. Nó sẽ làm giảm niềm tin của bạn vào bản thân, khiến bạn nghi ngờ tính đúng đắn của hành động và quyết định của mình. Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến sự tan vỡ của mối quan hệ, thậm chí có thể dẫn đến sự khinh miệt dành cho nhau.
3. Đối phương xúc phạm bạn
Bạn nên suy nghĩ về mối quan hệ của mình nếu người mà bạn luôn tin tường trao yêu thương liên tục lăng mạ, làm nhục hoặc đe dọa bạn. Hành vi này sẽ khiến lòng tự trọng của bạn giảm mạnh, làm bạn tự ti và ngày càng tin vào sự vô dụng của chính mình. Đến một lúc nào đó, bạn bắt đầu tin rằng bản thân vô cùng tồi tệ.
Ngoài ra, hành vi xúc phạm kéo dài có thể gây những chấn thương tâm lý, dẫn đến trầm cảm. Nghiêm trọng hơn, thái độ miệt thị còn có thể là tiền thân của bạo lực thể xác.
4. Nửa kia không tôn trọng sở thích của bạn
Người yêu hoặc vợ/chồng của bạn cứ liên tục bắt bạn làm những việc mà bạn không muốn làm? Đó có thể là yêu cầu hoặc cấm đoán. Điều này rất nguy hiểm, nó khiến bạn có những giới hạn nhất định và thiếu đi sự tự do.
Họ thường ra điều kiện và đe dọa bạn nếu bạn không làm hài lòng họ. Tình trạng này mang đến rất nhiều căng thẳng, quan trọng nhất là nó tạo ra cảm giác bất lực. Đồng thời, cảm giác tự do và khả năng lắng nghe mong muốn bản thân của bạn sẽ dần biến mất.
5. Người ấy không quan tâm đến bạn
Bạn hy sinh mọi thứ vào mối quan hệ này và nửa kia lại hành động như thể không có vấn đề gì lớn. Bạn cố gắng giải quyết mọi thứ nhưng người ấy lại không hề quan tâm. Bạn dành tất cả tình cảm của mình nhưng bạn đời của bạn vẫn thờ ơ.
Điều này nghe có vẻ quen thuộc phải không? Nếu câu trả lời của bạn là có, bạn có thể đang ở trong "mối quan hệ một chiều".
Thực tế, mối quan hệ độc hại là người bạn yêu không thực sự quan tâm đến bạn hoặc mối quan hệ của cả hai. Cuối cùng, bạn sẽ rất mệt mỏi vì liên tục đầu tư vào một mối quan hệ mà bản thân chỉ nhận được sự lạnh lùng và thờ ơ.
6. Người ấy không chắc về tương lai của hai bạn
Nếu người ấy liên tục thay đổi kế hoạch và đưa ra sự không chắc chắn về tương lai thì đây có thể được xem là mối quan hệ độc hại.
Tâm trạng của họ cũng thay đổi thường xuyên. Điều này ảnh hưởng đến bạn và gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Vậy là bạn cứ phải thích nghi và cảnh giác để nắm bắt những thay đổi nhỏ nhất trong tâm trạng của người bạn yêu. Điều này sẽ khiến bạn thường xuyên lo lắng. Những thay đổi liên tục trong tâm trạng cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
7. Nửa kia luôn kiểm soát bạn
Sự kiểm soát liên tục có thể phá hủy những cảm xúc và tình cảm đẹp nhất. Một người yêu có thói quen kiểm soát sẽ thường xuyên theo dõi điện thoại và các tài khoản xã hội của bạn. Thậm chí, họ sẽ ngăn không cho bạn ở một mình, cấm đoán và yêu cầu bạn báo cáo chi tiết từng việc bạn làm trong ngày.
Hành vi này có thể đi kèm với sự ghen tỵ và hoang tưởng cực độ. Bạn có thể sẽ cảm thấy không còn riêng tư. Mỗi hành động của bạn đều đang bị người ấy theo dõi và đánh giá, bất kể các nhu cầu, cảm xúc của bạn.
Ảnh minh họa
8. Họ không tin tưởng bạn
Sự tin tưởng là một khía cạnh rất quan trọng của mọi mối quan hệ. Nếu một người đã phá hủy lòng tin của bạn, điều này sẽ có thể khiến bạn muốn làm điều tương tự với họ.
Khi bạn nghi ngờ đối tác của mình thiếu trung thực hoặc khi họ không thể tin tưởng bạn thì sự lo lắng, xung đột và thậm chí trầm cảm có thể xảy ra đối với cả hai. Điều này ngăn cản bạn có một mối quan hệ lâu dài. Nếu điều này tiếp diễn, bạn có thể sẽ bị mất lòng tin không chỉ trong tình yêu mà còn trong các mối quan hệ xã hội khác.
9. Người ấy luôn đổ mọi tội lỗi cho bạn
Nửa kia của bạn cứ cố đẩy trách nhiệm lên bạn về bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của cả hai. Đầu tiên, trong trường hợp cả hai gặp vấn đề, chỉ có bạn là người đáng trách và bạn phải sửa chữa tất cả những sai lầm. Thứ hai, người đó trốn tránh mọi trách nhiệm và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ.
Rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và mối quan hệ của bạn nói chung. Bạn có thể liên tục cảm thấy tội lỗi, mất niềm tin vào bản thân và cảm thấy gánh nặng trách nhiệm là rất lớn. Sự vô trách nhiệm của người yêu khiến bạn suy sụp và có nguy cơ hủy hoại bạn về mặt đạo đức. Hãy nhớ rằng, mối quan hệ tình cảm là của hai người, bạn không việc gì phải chịu đựng mọi trách nhiệm một mình./.