‘Chặn’ hàng giả hàng nhái bằng công nghệ
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần đầu tư giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ để giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ uy tín cho chính doanh nghiệp và sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái .
Cục QLTT Kon Tum đã phối hợp với Công an huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum mật phục, vây bắt vụ vận chuyển các loại củ “đội lốt” Sâm Ngọc Linh để bán cho người tiêu dùng vào năm 2021. Ảnh: QLTT.
Doanh nghiệp chật vật vì vấn nạn hàng giả
Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất thế giới, được phát hiện tại Việt Nam. Ngày 5/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 787/QĐ-TTg phê duyệt sâm Ngọc Linh là sản phẩm Quốc gia, là quốc bảo của Việt Nam, tinh hoa trời đất ban tặng, do đó Thủ tướng nhấn mạnh, cần gìn giữ, bảo tồn và phát triển quốc bảo này trở thành quốc kế dân sinh cho người dân, cho đất nước.
Tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp sản xuất Sâm Ngọc Linh đã phải đối diện với nhiều khó khăn do vấn đề hàng giả, hàng nhái. Bà Trần Hoàng Kim Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Y – Dược sâm Ngọc Linh Việt Nam (thương hiệu PN’S CHOICE) cho biết: Sâm Ngọc Linh có sản lượng khan hiếm cùng với lợi ích kinh tế lớn khiến loại sâm này trở thành dược liệu bị nhiều đối tượng làm giả hết sức tinh vi nhằm trục lợi bất chính. Điều đáng nói, sâm Ngọc Linh bị làm giả ngay tại thánh địa của sâm Ngọc Linh là huyện Đăk Tô, Kon Tum.
Thậm chí ngay cả cây giống cũng bị làm giả. Nếu mua nhầm cây giống giả, cái giá người nông dân phải trả quá lớn vì sau 5 năm, mọi thứ gần như mất trắng khi thu hoạch.
Trong khi đó, đối với các chuyên gia, việc phân biệt sâm thật và giả là điều đơn giản, nhưng đối với người tiêu dùng thì hoàn toàn không thể phân biệt. “Có đến 90% sâm Ngọc Linh là hàng giả trên thị trường, hệ lụy là khiến khách hàng quay lưng với hàng chính hãng do lo sợ mua phải hàng giả, dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp kinh doanh và người nuôi trồng, doanh nghiệp chúng tôi cũng chịu nhiều thiệt hại do vấn nạn làm giả này”, bà Trần Hoàng Kim Anh cho hay.
Tương tự, ông Phạm Quốc Lộc – Thành viên Ban lãnh đạo Công ty TNHH URC Việt Nam, Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội cho hay, doanh nghiệp rất lo lắng về vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Việc thương hiệu bị làm giả sẽ khiến khách hàng bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, còn doanh nghiệp ngoài việc mất doanh thu còn ảnh hưởng lớn tới thương hiệu và uy tín.
Để tự bảo vệ mình, ông Lộc cho hay, doanh nghiệp phải thực hiện những chiến dịch truyền thông, giới thiệu tên những nhãn hàng để người tiêu dùng nắm được các nhãn hàng của công ty. Đối với những kênh phân phối, doanh nghiệp phải hướng dẫn những nhà phân phối biết cách xác định được hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như khâu phân phối.
Video đang HOT
“Chúng tôi luôn đăng tải những thông tin chi tiết về sản phẩm trên website chính thức của doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm đó là sản phẩm chính hãng và thông qua những kênh truyền thông như hotline fanpage, website của công ty để nhận phản hồi của khách hàng, từ đó chúng tôi sẽ nhanh chóng để xác định được những khách hàng đã mua phải sản phẩm bị làm giả, làm nhái để báo cáo với những cơ quan chức năng và cùng các cơ quan quản lý nhà nước có hướng xử lý vấn đề này”, ông Lộc cho hay.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như: Thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu…
Số liệu thống kê của Tổng cục quản lý thị trường cho thấy, từ đầu năm 2022 đến nay lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 60 vụ giả về chất lượng cộng dụng, 357 vụ giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, 34 vụ tem – nhãn bao bì hàng hoá giả, 162 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, 982 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
“Nhiều vụ việc Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra, đơn vị sản xuất hàng giả là hoá mỹ phẩm chỉ là công nghệ xoong nồi và chảo quấy. Hàng giả nói chung như túi xách giả, thực phẩm chức năng giả, thuốc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, lấy đi cơ hội về sức khoẻ, chữa bệnh”, ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.
Sử dụng công nghệ cao để chống hàng giả
Ông Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ( Ban Chỉ đạo 389) cho hay, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc tân dược, thực phẩm chức năng nói riêng dịch chuyển từ nhỏ lẻ, tự phát sang lợi dụng tư cách pháp nhân, thành lập công ty liên danh, liên kết trong và ngoài nước, hình thành đường dây, ổ nhóm để buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả với phương thức, thủ đoạn tinh vi, mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, và buôn bán hàng giả, ông Trần Đức Đông cho rằng, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao cần chủ động nắm tình hình, kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng giả. Đồng thời, tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật, cơ chế phối hợp và đề xuất các kiến nghị để từng bước hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả….
Theo ông Nguyễn Ngọc Tâm, Trung tâm công nghệ chống giả Việt Nam, các nhà sản xuất phải tự cứu mình trước khi quá muộn, nên các doanh nghiệp có thể sử dụng chống hàng giả bằng cách sử dụng tem có mã QR giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp TrueData với việc sản phẩm gắn chip RFID sử dụng trường điện từ tự động nên không thể làm giả, nhà cung cấp được xác thực bằng công nghệ định danh cùng bảo hiểm mua hàng chính hãng.
Để lấy lại uy tín cho sâm Ngọc Linh, bà Kim Anh cho biết, doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp công nghệ TrueData với việc sản phẩm gắn chip RFID sử dụng trường điện từ tự động nên không thể làm giả, nhà cung cấp được xác thực bằng công nghệ định danh cùng bảo hiểm mua hàng chính hãng. Khi đó mỗi cây sâm giống sẽ được gắn chip ghi lại toàn bộ quá trình chăm sóc từ vườn ươm, cho đến khu trồng, giúp đảm bảo nguồn gốc cây giống thật. Sau khi thành nguyên liệu sản xuất và ra thành phẩm, mỗi sản phẩm cũng được gắn chíp để truy xuất nguồn gốc.
“Toàn bộ quy trình này được giám sát chặt chẽ và không có sự trộn lẫn với các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mỗi sản phẩm đều được bảo hiểm nếu không phải hàng chính hãng” bà Kim Anh cho biết.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Khánh, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bưu điện khu vực Nam sông Hồng, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện – PTI cho biết, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ TrueData sẽ được nhận bảo hiểm cho hành vi tấn công, truy cấp trái phép hay giả mạo của bên thứ 3, cùng với đó là bảo hiểm cho lỗi hệ thống, lỗi vận hành hoặc lỗi bảo mật của sản phẩm công nghệ, dịch vụ công nghệ.
Cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của 'Quốc bảo' trong quốc kế dân sinh
Nhấn mạnh Việt Nam có cơ sở để phát triển ngành sâm Ngọc Linh đạt giá trị tỷ USD trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải thực hiện đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát triển cây sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cao hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 6/8, tại thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), Báo Tuổi trẻ, UBND các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum phối hợp tổ chức hội thảo "Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia". Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu.
Hội thảo "Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia" được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá toàn diện về cơ chế, chính sách và thực trạng quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh hiện nay; tìm ra các giải pháp thúc đẩy mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh; tạo động lực hiện thực hóa "Đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam" với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; nâng cao giá trị, góp phần đưa sâm Ngọc Linh trở thành một thương hiệu quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại sự kiện thăm Vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) trên cương vị Thủ tướng Chính phủ năm 2017; khẳng định sâm Ngọc Linh xứng đáng với tên gọi "Quốc bảo", cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của "Quốc bảo" trong quốc kế dân sinh.
Đánh giá cao nỗ lực của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, Chủ tịch nước cho rằng, hơn 5 năm qua, nhiều cấp ủy, chính quyền 2 tỉnh đã tích cực, chủ động trong bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, mở rộng diện tích gieo trồng loài cây quý hiếm đặc biệt này của Việt Nam.
Song, Chủ tịch nước cũng chỉ ra những vấn đề cần khắc phục trong phát triển cây sâm Ngọc Linh như biến đổi khí hậu, tình trạng làm hàng giả gây xáo trộn thị trường, việc áp dụng khoa học công nghệ còn chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh cũng còn hạn chế, chưa thực sự đa dạng.
Nhấn mạnh Việt Nam có cơ sở để phát triển ngành sâm Ngọc Linh đạt giá trị tỷ đô la trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị cần thực hiện đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát triển cây sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cao hơn. Do đó, cần có sự tham gia của các nhà sản xuất, nghiên cứu phát triển ngành sâm như tại một số nước tiên tiến trên thế giới; đa dạng hóa sản phẩm từ thấp đến cao, xâm nhập thị trường toàn cầu, nhất là phân khúc cao cấp. Đặc biệt, cần bảo vệ nguồn gen thuần chủng, không bị lai tạp; xây dựng "thánh địa" sâm Ngọc Linh ở hai địa phương Quảng Nam và Kon Tum; bảo hộ hiệu quả và phát triển giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cùng với đó là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong nuôi trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh, coi đây là lĩnh vực đột phá để phát triển vùng sâm Ngọc Linh; tăng cường kêu gọi thu hút đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất, chế biến sâm; khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và đầu tư nguồn lực phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Chủ tịch nước cũng đề nghị tìm kiếm cơ hội liên kết các tập đoàn đa quốc gia, tận dụng lợi thế về marketing, phân phối sản phẩm để đem lại hiệu quả cao hơn; đặc biệt cần có sự tham gia tích cực, chủ động của người dân, nhất là tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum; tiếp tục hoàn thiện chiến lược nuôi trồng, sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh, nâng tầm thương hiệu quốc gia, tạo những nền tảng tốt hơn để cây sâm Ngọc Linh phát triển bền vững, vươn ra thị trường toàn cầu.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý đã đưa ra thông tin chi tiết về Đề án phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; thực trạng và định hướng phát triển tại tỉnh Quảng Nam cũng như tiềm năng và khát vọng phát triển cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sâm đã chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận, đưa ra giải pháp bảo vệ, nuôi trồng sâm Ngọc Linh hiệu quả; đa dạng hóa công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh; các bí quyết để xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển du lịch nhờ sâm Ngọc Linh. Các doanh nghiệp cũng trao đổi kinh nghiệm về quy trình trồng, sản xuất sâm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, bao bì đóng gói, nhãn mác, thương hiệu uy tín, quản lý theo quy chuẩn trong nước và quốc tế; tìm kiếm các giải pháp, sáng kiến cho phát triển nâng tầm thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh trên mọi phương diện, xứng tầm là "Quốc bảo" của Việt Nam.
Dịp này, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trồng sâm cũng chia sẻ thông tin về tình hình bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; việc phát triển, trở thành ngành công nghiệp chế biến lớn mạnh phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng; tạo sự lan tỏa những thông điệp hữu ích, nhìn nhận một cách trung thực, khách quan về một vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh với sắc màu hấp dẫn đối với mọi người...
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: Hội thảo vừa thể hiện niềm tin, vừa là tinh thần, tạo động lực thúc đẩy trách nhiệm của địa phương và các đối tác, các doanh nghiệp liên quan với phát triển sâm Ngọc Linh, nâng cao thương hiệu quốc gia.
Cây sâm Ngọc Linh là loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam; theo kết quả nghiên cứu khoa học đã phân lập được 52 hợp chất saponin và nhiều hợp chất quan trọng khác.
Ngày 5/6/2017 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 787/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia. Nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và sự tham gia hợp tác tích cực của các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân nên việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có những chuyển biến tích cực.
Tại Quảng Nam, có 20 doanh nghiệp, hàng trăm nhóm hộ, hàng ngàn người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Trong thời gian qua, thu nhập và đời sống người dân vùng trồng sâm được nâng lên đáng kể, nhiều gia đình có tài sản cả chục tỷ đồng, nhà cửa khang trang; đời sống văn hóa được nâng cao... Từ khi phát triển trồng sâm đến nay, các hoạt động như Lễ hội sâm Ngọc Linh hàng năm, phiên chợ sâm Ngọc Linh hàng tháng đã đem lại thu nhập cao cho nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo UBND hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác vận động thành lập Hiệp hội Sâm Ngọc Linh Việt Nam, là cơ sở để bảo vệ nguồn giống, phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia trong tương lai.
Đưa sâm Ngọc Linh ra khỏi 'tủ kiếng' Quy luật của phát triển là "muốn đi xa phải đi cùng nhau!". Sâm Ngọc Linh đã bước ra khỏi "tủ kiếng" để chinh phục người tiêu dùng thế giới. Nhân viên trạm dược liệu Trà Linh (Quảng Nam) hái trái chín của sâm Ngọc Linh để ươm trồng - Ảnh: LÊ TRUNG Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại kỷ niệm...