Chân gà xóc tỏi ớt kiểu Trung Quốc ngon mê ly đánh bay các kiểu chế biến cũ
Quên đi các cách chế biến chân gà đã quá quen thuộc như chân gà chiên mắm, ngâm dấm, sả ớt… Món chân gà xóc tỏi ớt kiểu Trung Quốc cực dễ thực hiện mà hương vị lại mới lạ đảm bảo bạn chưa nếm thử bao giờ.
10 chiếc chân gà.
Tỏi băm, hành hoa, ớt chuông xanh, hành tím, xì dầu, dầu hào, rượu nấu ăn, muối, thịt gà, sa tế, ớt khô chưng dầu.
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế chân gà và các nguyên liệu khác
Chân gà rửa sạch, cắt bỏ móng.
Video đang HOT
Băm ớt chuông thành những miếng nhỏ, thái hành tím thành lát mỏng.
Bước 2: Luộc chân gà
Chuẩn bị nồi nước, đổ chân gà vào luộc với lửa lớn.
Sau khi nước sôi, bỏ thêm 2 thìa canh rượu, sau đó giảm lửa về mức nhiệt trung bình và đun tiếp từ 7 – 8 phút.
Vớt chân gà ra, ngâm vào chậu nước lạnh, sau đó vớt ra và để ráo nước.
Bước 3: Chuẩn bị nước sốt
Đổ dầu vào chảo. Phi thơm tỏi, sau đó tiếp tục xào chín ớt chuông xanh, hành tím đến khi dầu cạn, các nguyên liệu vàng xém, thơm dậy mùi.
Thêm tương đậu, là loại tương phổ biến dùng để nấu ăn trong ẩm thực Trung Quốc.
Thêm ớt khô chưng dầu để tạo độ thơm, cay và màu đỏ bắt mắt. Đun hỗn hợp này với lửa trung bình.
Bước 4: Xào chân gà
Đổ chân gà vào hỗn hợp trong chảo.
Nêm nếm dầu hào, xì dầu cho vừa miệng.
Đảo đều tay để nước sốt bám đều trên chân gà
Thái hành hoa lên trên nếu thích.
Theo Khampha
'Thiên đường ẩm thực' trong hẻm ở Sài Gòn
Nằm lọt thỏm trong những con hẻm nhỏ nhưng rất nhiều khu đã trở thành 'thiên đường ẩm thực' quen thuộc với người dân và địa điểm phải đến đối với du khách muốn khám phá ẩm thực đường phố Sài Gòn.
"Thiên đường ẩm thực" trong hẻm 76 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM
Hẻm 76 Hai Bà Trưng, Q.1 (TP.HCM) tập trung khoảng hơn chục quầy hàng với đủ loại thức ăn phong phú từ cơm chiên, bún riêu, bún thái, bánh mì cho đến các món ăn chơi như phá lấu, ốc, tàu hũ, chân gà...
Hẻm này được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực giá rẻ" vì các món ăn chỉ dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/phần. Con hẻm rộng gần 3 m, sâu chừng hơn 10 m, có bố trí một khoảng không gian phía sau để làm chỗ giữ xe và kê khoảng 5 - 6 bàn cho người ăn tại chỗ. Hẻm 76 chỉ bắt đầu mở bán từ 14 giờ 30 - 19 giờ hằng ngày nhưng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Đặc biệt, vào các giờ cao điểm, thời gian dân văn phòng quanh đây tan tầm thì cả con hẻm chật ních, không có chỗ ngồi nên chủ yếu thực khách mua mang đi.
Một con hẻm khác cũng thuộc Q.1 ở 177 Lý Tự Trọng lúc đầu bán cho dân văn phòng, sau đó do đông khách nên "nới" khung giờ bán đến 22 giờ cho những khách hàng có nhu cầu ăn đêm. Đặc sản ở đây là những món "quốc hồn quốc túy" của người Sài Gòn như: bột chiên, hủ tiếu, mì xào, gỏi khô bò..., nhưng món nổi tiếng nhất là trái cây tô 30.000 đồng/phần với đủ loại trái cây 4 mùa kết hợp cùng sữa chua và thạch rau câu nhiều vị.
Con hẻm 51 Cao Thắng (Q.3) cũng là "thiên đường ăn vặt" nổi tiếng với quán cháo Tiều "sang chảnh" hơn 70 năm tuổi. Món cháo của người Tiều (người Hoa, gốc Triều Châu) là sự kết hợp của cháo trắng với các nguyên liệu tươi sống như: tim, cật, bao tử, thịt heo xay, cá... thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến thưởng thức. Nói "sang chảnh" vì 1 tô cháo Tiều đầy đủ có giá 65.000 đồng, khá cao so với các món ăn khác bán trong hẻm như bánh bèo, súp cua, há cảo... chỉ từ 20.000 đồng/phần.
Điểm trừ chung của các "thiên đường ẩm thực" này chính là do địa hình nhỏ, chật chội, người bán thường ngồi trực tiếp dưới đất, không có bàn, quầy nên khi trời mưa thường hơi nhếch nhác, thiếu vệ sinh. Cùng với chủ trương chung của thành phố muốn dẹp hàng rong, nếu quy hoạch được các hẻm ẩm thực, chỉnh trang cho sạch sẽ, hợp vệ sinh, không chỉ giúp lập lại trật tự đô thị, cải thiện mỹ quan mà còn tạo nên điểm nhấn đặc sắc thu hút khách du lịch khi đến với TP.HCM.
Theo Thanhnien
Kỳ công lắm mới làm ra đĩa gỏi da bò ngon rớt nước miếng Gỏi da bò rất hấp dẫn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng cảm giác mềm mại của da bò non kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn đến lạ kỳ. Gỏi da bò chua cay mặn ngọt. Da bò ở đâu cũng có nhưng để làm gỏi thì phải chọn loại da bò non. Bởi da bò non ăn rất...