Chắn đường thi công ga ngầm Cát Linh: Dân đi đường nào khỏi tắc?
Sở GTVT vừa thông báo phương án tổ chức, phân luồng giao thông phục vụ thi công ga ngầm S10 trên phố Cát Linh.
Phối cảnh tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội.
Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, để phục vụ thi công ga ngầm S10 (thuộc tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội), đơn vị sẽ rào chắn lòng đường và toàn bộ vỉa hè phía Bắc đường Cát Linh dài khoảng 260m (từ ngã 5 Giảng Võ – Hào Nam – Cát Linh đến đầu ngõ 27 phố Cát Linh). Phần mặt đường Cát Linh còn lại từ 4 – 4,6m sẽ bố trí một làn xe hỗn hợp (xe con, xe máy, xe đạp) đi một chiều theo hướng từ ngã 5 Giảng Võ – Hào Nam – Cát Linh đi hướng Trịnh Hoài Đức.
Sở GTVT Hà Nội cũng lên phương án tổ chức, phân luồng giao thông tại chỗ khu vực thi công, cụ thể: Cấm toàn bộ các phương tiện lưu thông qua khu vực công trường (từ ngõ 27 Cát Linh đến ngã 5 Giảng Võ – Hào Nam) theo chiều từ Trịnh Hoài Đức đi ngã 5 Giảng Võ – Hào Nam. Chiều từ ngã 5 Giảng Võ – Hào Nam bố trí một làn đường hỗn hợp dành cho xe con, xe đạp, xe máy và tất cả các loại phương tiện khác như: xe buýt, taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ, xe tải,… Cấm dừng, đỗ xe khu vực công trường.
Ông Tuấn cho hay, bên cạnh việc lập phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông tại chỗ, Sở GTVT Hà Nội cũng lên phương án phân luồng giao thông từ xa. Cụ thể, hướng giao thông đi vào trung tâm (từ phố Giảng Võ, phố Hào Nam) đi theo đoạn đường Giảng Võ nhỏ rẽ phải vào phố Nguyễn Thái Học để đi vào trung tâm hoặc từ Hào Nam đi An Trạch – Cát Linh – Tôn Đức Thắng.
Hướng giao thông từ Trung tâm thành phố đi ra sẽ đi theo hướng phố Trịnh Hoài Đức – Lê Trực – Trần Phú – Sơn Tây – Kim Mã hoặc theo hướng Cát Linh – An Trạch – Hào Nam hoặc đi theo hướng Tôn Đức Thắng – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.
Đối với các tuyến xe buýt, sẽ điều chỉnh khai thác 3 tuyến xe buýt gồm: 23,25,38. Tuyến 23 đi Giảng Võ – Nguyễn Thái Học – Cửa Nam theo lộ trình cũ, chiều ngược lại đi theo hướng Trần Phú – Sơn Tây – Kim Mã – Giảng Võ. Tuyến 25 sẽ đi theo lộ trình Kim Mã – Trịnh Hoài Đức – Cát Linh… chiều ngược lại Cát Linh – Trịnh Hoài Đức – Lê Trực – Trần Phú – Kim Mã. Tuyến 38 sẽ được điều chỉnh theo lộ trình Văn Miếu – Cát Linh – Trịnh Hoài Đức – Trần Phú – Giảng Võ (nhỏ) – Giảng Võ.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội phải có phương án đảm bảo chất lượng thi công, an toàn giao thông, an toàn lao động; trước và trong khi thi công phải có đầy đủ hệ thống biển báo, biển hướng dẫn giao thông, rào chắn, đèn chiếu sáng ban đêm, đèn cảnh báo giao thông… bố trí lực lượng 24/24h để hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Video đang HOT
Ban quản lý đường sắt Hà Nội và Nhà thầu có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, chính quyền địa phương) và các đơn vị liên quan đến phối hợp, hạn chế ùn tắc tối đa giao thông.
Theo đại diện Ban quản lý đường sắt Hà Nội, dự kiến việc phân luồng giao thông trên các tuyến phố nêu trên sẽ bắt đầu thực hiện từ giữa tháng 3/2018.
Theo Danviet
HN: Dân "nín thở" chui hầm dưới nhà ga đường sắt trên cao
Nín thở, sợ hãi là tâm lý chung của nhiều người khi phải lưu thông dưới đường hầm bằng sắt trên Quốc lộ 32 được dựng tạm để phục vụ thi công tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.
Theo phản ánh của người dân, đã hơn 1 tuần qua, người dân khi lưu thông trên quốc lộ 32 hướng từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, khi đi qua ngã tư Nhổn - Cầu Diễn gặp phải nhiều khó khăn ở đoạn đường hầm bằng sắt do đơn vị thi công tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội dựng lên.
Đoạn hầm sắt này được đơn vị thi công dựng lên để phục vụ người dân tham gia giao thông di chuyển bên dưới, trong khi vẫn có công nhân xây dựng phía trên.
Theo ghi nhận của PV, trong sáng 30/5, trên tuyến đường này luôn có một lượng lớn phương tiện tham gia giao thông, khi đi đến nút giao thông này, hầu hết các phương tiện đều phải giảm tốc độ để chui qua hầm sắt.
Đường hầm đặc biệt này có độ dài khoảng 150m, rộng 2m và cao 2m.
Đường hầm được làm hoàn toàn bằng sắt và lưới thép B40 và chỉ dành riêng cho xe máy lưu thông một chiều.
Xe ô tô được bố trí đi ở làn đường bên cạnh.
Tuy nhiên, vì lo ngại tính an toàn của đường hầm, nhiều người không đi trong hầm mà lựa chọn đi chung với làn ô tô phía ngoài. Anh Trường (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: "Tôi buôn bán hoa quả, thường xuyên đi qua đoạn đường này, từ hơn tuần nay người ta dựng hầm sắt để cho xe máy đi vào nhưng tôi thường tránh không đi mà chỉ đi chung với làn ô tô vì sợ vật liệu xây dựng từ trên công trường rơi xuống".
Người dân lưu thông bên dưới trong khi phía trên công nhân vẫn tiếp tục làm việc.
Phía trên có mái được gia cố bởi sắt thép, tuy nhiên theo ghi nhận của PV, những mối sắt thép này đã bị bung ra, những thanh sắt dài hàng mét treo lơ lửng trên đầu người dân như những chiếc bẫy tử thần.
Người đi bộ phải chen chúc cùng dòng phương tiện trong hầm.
Được biết, trong quá trình xây dựng các tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra, như vụ việc rơi bó sắt xuống đường Trần Phú (Hà Đông) ngày 6/11/2014 khiến 1 người thiệt mạng hay vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao đè bẹp 1 xe taxi xảy ra vào ngày 28/12/2014.
Theo Danviet
Gần Tết, xe nhích từng cm trên phố ở Hà Nội Cảnh tắc đường vốn quen thuộc ở Thủ đô, nhưng dịp gần Tết, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Dòng người nhích từng cm trong suốt nhiều tiếng đồng hồ trong giờ cao điểm buổi chiều tại đường La Thành, đoạn qua ngõ 612. Hơn một tuần qua, giao thông trên nhiều tuyến phố ở Thủ đô đã thường xuyên diễn...