Chặn đường dưới dạ cầu Rạch Chiếc để xe qua trạm thu phí, chủ đầu tư nói gì?
Ngày 29-5, đường tạm dưới chân cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) bị rào chắn không cho ôtô chạy.
Người dân sống gần trạm thu phí xa lộ Hà Nội muốn vào trung tâm TP buộc phải đi qua trạm mới lên được cầu Rạch Chiếc.
Từ ngày 29-5, đường tạm bên hông cầu Rạch Chiếc đã bị chặn, xe ôtô phải đi theo đường song hành để ra xa lộ Hà Nội – Ảnh: L.PHAN
Ghi nhận sáng 30-5, khoảng 10 nhân viên của chủ đầu tư trạm thu phí xa lộ Hà Nội phải xuống đường để phân luồng giao thông. Họ ra tín hiệu yêu cầu xe máy chạy thẳng, dừng lại hoặc chạy chậm để nhường đường cho ôtô băng ngang đường di chuyển vào các làn thu phí.
Việc này khiến giao thông cả khu vực bị hỗn loạn.
Anh Tuấn (ngụ khu dân cư Bắc Rạch Chiếc) cho biết hôm qua (29-5), chủ đầu tư trạm thu phí xa lộ Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, đặt bêtông dưới chân cầu Rạch Chiếc ngăn ôtô, xe máy chạy xuống đường dưới dạ cầu để vòng lên cầu Rạch Chiếc đi về hướng trung tâm TP.
Video đang HOT
“Biện pháp phân luồng mới buộc chúng tôi phải chạy vào đường Nguyễn Văn Bá rồi mới rẽ vào xa lộ Hà Nội. Khi vòng qua đường chính thì xảy ra xung đột với dòng xe đi thẳng trên xa lộ Hà Nội gây ùn ứ giao thông”, anh Tuấn bức xúc.
Nhiều người dân ở khu vực Bắc Rạch Chiếc cũng phản ảnh nhà họ nằm sát trạm, theo cách đi cũ sẽ đi dưới dạ cầu Rạch Chiếc và quay xe lên cầu để đi vào TP, còn theo cách này họ phải đi qua trạm thu phí và tốn thêm tiền.
Ùn ứ tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội sáng 30-5 – Ảnh: L.PHAN
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nam – phó giám đốc trạm thu phí xa lộ Hà Nội – cho biết việc phân luồng mới nhằm đảm bảo giao thông và thực hiện theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP Thủ Đức.
“Hiện đường song hành phía bên trái ( Công ty Ximăng Hà Tiên) đã hoàn thành đoạn từ cầu Rạch Chiếc tới đường Võ Văn Ngân, do đó chúng tôi cắm biển báo, đèn đường và tổ chức phân luồng. Còn đường song hành phía bên phải chưa xong nên phân luồng qua bên trái để phục vụ thi công.
Phía TP Thủ Đức chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, còn chúng tôi tổ chức thi công. Phần đường đi dưới dạ cầu là đường tạm sử dụng lúc chưa có đường song hành. Bây giờ có rồi nên sẽ không sử dụng nữa và bàn giao cho Ban quản lý tuyến đường sắt đô thị để trồng cây xanh vì đây là đất quy hoạch cây xanh.
Việc người dân khu vực này (khoảng vài chục hộ) phản ảnh chúng tôi có biết, nhưng mong bà con chia sẻ, có thể đi xa chút nhưng đảm bảo an toàn giao thông. Đường tạm trước đây xe vòng và quay lên cầu ngay dốc cầu rất nguy hiểm”, ông Nam nói.
Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc có chính sách giảm vé cho dân khu này hay không, ông Nam cho biết chưa có. Theo chính sách TP ban hành chỉ xem xét giảm cho hộ dân mặt tiền, có xe và không sử dụng để kinh doanh, có hộ khẩu hoặc tạm trú 6 tháng trở lên.
Xem xét xả trạm nếu không hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 158/TB-VPCP nêu kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về vướng mắc trong triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, các dự án/trạm thu phí BOT và đánh giá khả năng khai thác lưỡng dụng một số sân bay.
Hàng xe nối đuôi nhau trở lại Thủ đô Hà Nội tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, chiều 4/2/2022. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Thông báo nêu rõ, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, các tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn đều được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng ETC bảo đảm duy trì chỉ 1 làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) trên mỗi chiều lưu thông; số lượng phương tiện tham gia dán thẻ đầu cuối tăng nhanh, trong thời gian 7 tháng vừa qua đã dán được gần 2 triệu phương tiện, nâng tổng số phương tiện tham gia dịch vụ đạt khoảng 3 triệu (chiếm hơn 65% tổng số phương tiện trên toàn quốc).
Tuy nhiên, về tổng thể, mục tiêu triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng chưa đạt yêu cầu về tiến độ, đặc biệt là việc lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý triển khai quá chậm; còn lúng túng trong việc xử lý sự cố kỹ thuật liên quan thu phí điện tử tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân.
Bên cạnh đó, việc xử lý, giải quyết các vướng mắc bất cập dự án/trạm thu phí BOT tuy đã cố gắng nhưng còn chưa triệt để, cần sự phối hợp của các ngành, các cấp để giảm tối đa ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư theo hình thức PPP.
Để sớm hoàn thành các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra đối với việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và sớm xử lý vướng mắc đối với các dự án/trạm thu phí BOT, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ thu phí ETC khẩn trương lắp đặt các làn thu phí còn lại đảm bảo tại mỗi trạm thu phí chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp, hoàn thành trước ngày 30/6/2022.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết liệt chỉ đạo VEC hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhận thức rõ đây là trách nhiệm, nghĩa vụ để bảo đảm hoàn thành mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC phải tập trung cao để hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án do VEC quản lý. Đến 31/7/2022, nếu không triển khai sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc xem xét việc tạm dừng thu phí (xả trạm).
Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các công việc trong quá trình thực hiện của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng phương án tổ chức giao thông, phương án xử lý các tình huống sự cố; tổ chức tuyên truyền rộng rãi để triển khai thí điểm tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (chỉ phục vụ các phương tiện có đủ điều kiện tham gia dịch vụ thu phí điện tử không dừng); lưu ý không được ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, doanh nghiệp trong trường hợp các trạm thu phí xảy ra sự cố liên quan đến hệ thống thu phí.
Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng tăng cường công tác điều tiết giao thông, xử phạt nghiêm các phương tiện đi vào làn thu phí không dừng khi không đủ điều kiện.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng, nhà đầu tư BOT và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường hơn nữa các giải pháp để tăng tỷ lệ phương tiện ô tô dán thẻ ETC, phấn đấu đến tháng 9/2022 đạt 80% đến 90%, tiến tới thu phí hoàn toàn tự động không dừng ETC trên cả nước.
Về đánh giá khả năng khai thác lưỡng dụng đối với một số sân bay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan sớm khảo sát, đánh giá khả năng khai thác lưỡng dụng đối với Sân bay Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và Sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), báo cáo Phó Thủ tướng trong tháng 5 năm 2022.
Hai người đi môtô nước tử vong sau khi tông vào sà lan trên sông Sài Gòn Hai người đàn ông đi môtô nước với tốc độ cao đã tử vong sau khi tông vào sà lan trên sông Sài Gòn (TP.HCM). Môtô nước bị tai nạn được neo, buộc lại tại đoạn bờ sông Sài Gòn - Ảnh: MINH HÒA Đến trưa 21-5, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ...