Chân dung vị đại gia Formosa và những sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay.”
Chân dung đại gia sáng lập Tập đoàn Formosa
Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan, được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Hai anh em họ Vương được xem như những “huyền thoại” kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Ông Vương Vĩnh Tại – một trong 2 người sáng lập Tập đoàn Formosa
Vương Vĩnh Khánh, người sáng lập tập đoàn Formosa ở Đài Loan, trong giai đoạn khởi nghiệp, ông đi bán gạo. Mỗi lần đến nhà giao gạo cho khách hàng, ông đều lấy hết gạo cũ trong hũ ra, đổ gạo mới xuống dưới, sau đó mới đổ gạo cũ lên trên để khách dùng trước. Nhờ vậy, mọi khách hàng đều quý mến và tin cậy ông. Tiếng lành đồn xa, sự nghiệp kinh doanh của ông liên tục phát triển.
Hai anh em ông Vương – người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Năm 2008, người anh Vương Vĩnh Khánh qua đời ở tuổi 91 với lượng tài sản ước tính khoảng 6,8 tỷ USD.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, người em Vương Vĩnh Tại cũng qua đời vào ngày 27/11/2014, tại Đài Loan. Hiện nay, con trai của ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
Ông Vương Vĩnh Khánh có người con gái là bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC. Tuyết Hồng cùng chồng cũng nằm trong danh sách người giàu nhất Đài Loan với tài sản 2,5 tỉ USD. Bà còn được Forbes xếp hạng thứ 46 trong top những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2012.
Bà Vương Tuyết Hồng người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,…
Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012 theo xếp hạng của Forbes.
Tại Việt Nam, Formosa thống trị ngành thép, dệt – nhuộm
Khi vào Việt Nam, Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như miễn tiền thuê đất 15 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thuế (thông thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Video đang HOT
Một phần của đại công trường Formosa Hà Tĩnh
Tại Việt Nam, dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh). Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hệ thống Formosa đã có rất nhiều công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai.
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300ha diện tích của KCN Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện.
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Sản phẩm thép cuộn cán nóng (sản phẩm quan trọng nhất của ngành thép) lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. ngày 25/12/2015, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng – sản phẩm đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam.
Nhưng đáng kể nhất Dự án Khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Dự án xin giấy phép năm 2008. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 10,5 tỷ USD, dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Theo K.N
Gia đình & Xã hội
Formosa từng đổ hàng nghìn tấn chất độc tại Campuchia
Năm 1998, vụ tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm thủy ngân, tới thị trấn ven biển Sihanoukville đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của người dân Campuchia.
Cuối tháng 12.1998, gần 1.000 người tranh nhau lên xe buýt, tàu và xe đò để rời thị trấn Sihanoukville. Một số vụ tai nạn giao thông đáng tiếc đã xảy ra từ cuộc "chạy loạn" này của người dân Campuchia, như vụ xe đò chở hơn 20 người đâm vào xe tải nhỏ khiến nhiều người bị thương và 1 người chết.
Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương khoảng cuối năm 1998, sau khi họ phát hiện tập đoàn Formosa Plastics (Tập đoàn mẹ của tập đoàn Formosa đầu tư tại VN) đã đưa vào đây khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân.
Một bé trai chơi gần nơi đặt các thùng container chứa chất thải của Formosa tại Sihanoukville. Ảnh tư liệu: BAN
Dân dùng bao chứa thủy ngân để đựng gạo
Theo báo New York Times, điều tra của Bộ Môi trường Campuchia cho biết Formosa đã nhập khối chất thải này và đưa đến Sihanoukville từ cuối tháng 11.1998.
Hơn 140 container chứa khối chất thải của Formosa bị bỏ lại ở một khu vực mở, không rào chắn, không biển cảnh báo, mà ai cũng có thể vào.
Mỗi ngày, một số người đến đây nhặt các bao tải mang về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo.
Vài ngày sau, họ gặp nhiều triệu chứng bất thường, như sức khỏe suy giảm đáng kể và bị tiêu chảy.
Nghi ngờ bãi chất thải có thể chứa chất độc, người dân đã phản đối dữ dội về vụ việc với chính quyền địa phương. Quan chức môi trường ở thị trấn khi đó hứa tiến hành điều tra, đồng thời cho biết sẽ sử dụng bao nilon để bọc khối chất độc cho đến khi tìm ra cách xử lý.
Căng thẳng đạt đến đỉnh điểm sau cái chết của một nhân viên làm việc tại cảng ở Sihanoukville. Anh này chính là người đã dọn dẹp con tàu chở các chất thải của Formosa chuyển từ Đài Loan đến Campuchia.
Do bất bình, người dân giận dữ kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, tổ chức biểu tình ở các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải.
Trước sự phản đối của người dân Campuchia, tập đoàn Nhựa Formosa thanh minh rằng họ đã được chính quyền đảo Đài Loan và chính phủ Campuchia cho phép về việc vận chuyển chất thải vào đây.
Formosa nói cơ quan môi trường ở Đài Loan và Campuchia cũng đã xác nhận những chất này an toàn để chôn trong đất. Tuy nhiên, điều quan trọng là Formosa đã giấu nhẹm việc thành phần khối chất thải có chất độc thủy ngân.
Đoàn công tác Campuchia kiểm tra tình hình khu vực Formosa bỏ chất thải ở Sihanoukville. Ảnh tư liệu: BAN
Mức thủy ngân vượt quá giới hạn 20.000 lần
Một quan chức chính quyền đảo Đài Loan tiết lộ, xét nghiệm của một tổ chức môi trường cho thấy nồng độ thủy ngân trong lượng chất thải của Formosa vượt ngoài mức quy định hợp pháp.
Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm.
Một số tờ báo cho biết 7 người dân ở Sihanoukville đã thiệt mạng với những lý do bị nghi là có liên quan đến nhiễm độc từ rác thải của Formosa, bao gồm 2 người có triệu chứng nhiễm thủy ngân cấp tính.
Ngoài ra, 4 người chết vì tai nạn giao thông khi trên đường sơ tán khỏi thị trấn.
Nhiều người cũng bị thương trong những vụ biểu tình bạo lực của người dân Sihanoukville để phản đối việc chính quyền sở tại cho phép Formosa đưa chất độc đến đây.
Tuy nhiên, Chính phủ Campuchia phủ nhận việc có người thiệt mạng do ảnh hưởng từ chất thải độc hại. Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia khi đó là Bill Pigott, cũng nói "không ghi nhận báo cáo tử vong nào, ngoài việc nhiều người bị bệnh" trong vụ việc này.
Dưới sức ép dư luận, ngày 31.12.1998, Formosa đã chính thức công khai xin lỗi vì "gây xáo trộn cuộc sống của người dân Campuchia", theo báo Guardian.
Đầu tháng 3.1999, trưởng đoàn công tác của chính phủ Campuchia với Formosa, ông Om Yen Tieng, thông báo Phnom Penh đã ra lệnh cho tập đoàn Đài Loan này phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia trước ngày tết truyền thống của người Khmer.
Theo kế hoạch, Formosa được phép tăng gấp 3 số nhân viên làm việc ở Sihanoukville để bảo đảm tiến độ dọn dẹp. Toàn bộ công việc này sẽ do công ty CMD (Mỹ) giám sát độc lập. CMD cũng từng là đơn vị được Chính phủ Mỹ chỉ định xử lý những trường hợp xả thải gây ô nhiễm.
Tuy khối chất độc đã được đưa rời khỏi Campuchia, nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề làm sao Formosa được đưa chúng vào Sihanoukville vẫn chưa được xử lý triệt để.
Đáng chú ý, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, khi đó là Hoàng thân Norodom Ranariddh, nói một số quan chức đã nhận hối lộ khoản tiền đến 3 triệu USD để "bật đèn xanh" cho Formosa đưa chất độc từ Đài Loan vào Campuchia. Formosa đã phủ nhận thông tin này.
Theo BBC, hơn 100 quan chức Campuchia đã bị đình chỉ chức vụ, nhưng chỉ 3 người bị buộc tội gây nguy hại đến tính mạng nhân dân và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổng giám đốc một công ty nhập khẩu ở Campuchia, 2 đối tác người Đài Loan và phiên dịch viên của họ cũng bị khởi tố.
Theo Minh Anh (tổng hợp) (Zing)
"Thành tích" hủy hoại môi trường của Formosa trên khắp thế giới Năm 2009, Tập đoàn Formosa bị trao giải "Hành tinh đen" vì các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ. Quỹ Ethecon, một tổ chức môi trường của Đức, bình chọn Tập đoàn Formosa Plastics (tập đoàn mẹ của Formosa Việt Nam) và đội ngũ lãnh đạo chóp bu cho giải...