Chân dung tỷ phú hoàng gia giàu nhất thế giới
Quốc vương Bhumibol Adulayadej của Thái Lan là vị vua giàu nhất thế giới với tổng tài sản ước tính 30 tỷ USD.
Quốc vương Bhumibol Adulayadej của Thái Lan là vị vua giàu nhất thế giới với tổng tài sản ước tính 30 tỷ USD và là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất, từ 1946. Ông sở hữu gần 1.414 ha đất tại Bangkok, 2 chiếc Limousine thiết kế riêng và viên kim cương đã qua chế tác lớn nhất thế giới. Đây là món quà mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày ông lên ngôi.
Hiện viên kim cương được đặt trong Cung điện Hoàng gia Thái Lan và là một phần của bộ sưu tập đắt giá của Hoàng gia.
Các lâu đài bằng vàng khổng lồ, máy bay cá nhân, xe limousine xa xỉ và bộ sưu tập trang sức hoàng gia ấn tượng chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản của quốc vương Thái Lan Bhumibol.
Ông cũng sở hữu bộ sưu tập trang sức ấn tượng với món nổi tiếng là viên kim cương lớn nhất thế giới Golden Jubilee nặng 545,65 carat. Giá của viên kim cương nói trên khoảng 2,4-7,3 triệu bảng.
Lên ngôi từ ngày 9-6-1946, chính thức làm lễ đăng quang ngày 5-5-1950, cho đến nay, Quốc vương Bhumibol Adulayadej là vị vua trị vì trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Mặc dù
Quốc vương Bhumibol Adulayadej của Thái Lan là vị vua giàu nhất thế giới với tổng tài sản ước tính 30 tỷ USD.
Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, Quốc vương Bhumibol Adulayadej được coi là vị vua có ảnh hưởng lớn trong chính trường và đời sống nhân dân Thái Lan. Được người dân Thái Lan hết sức yêu kính, đối với nhiều người, hình ảnh của Quốc vương được sùng bái như thần linh. Quốc vương cũng được xem là tâm điểm của sự đoàn kết dân tộc.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej tham gia tích cực vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước, chủ yếu là qua một loạt các đề án phát triển kinh tế mà ông đề xuất, tổ chức và tài trợ bằng ngân quỹ của Hoàng gia. Có hơn 3.000 đề án đã được triển khai trên toàn quốc, nhắm vào mục tiêu cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Đề án phát triển của Hoàng gia nhằm vào tám lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường, y tế, hướng nghiệp, tài nguyên nước, truyền thông, phúc lợi xã hội và những lĩnh vực khác.
Vì những đóng góp trên, vào tháng 5 năm 2006, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, Kofi Annan, trao tặng Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại đầu tiên của Liên hiệp quốc cho quốc vương.
Video đang HOT
Ở Thái Lan, nhà vua được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu vua đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Nhà vua sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở nông thôn. Ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh.
Vì lẽ đó người Thái chống rất mạnh những chỉ trích nhằm vào vua. Các hành động bêu xấu, bôi nhọ và lăng mạ hình ảnh vua có thể khiến một cá nhân phải ngồi tù. Nhưng ngay cả những bài viết có nội dung khen ngợi vua không phải lúc nào cũng được hoan nghênh.
Năm 2001, William Stevenson, người đã có cơ hội tiếp xúc với triều đình và hoàng gia Thái Lan, viết cuốn tiểu sử Revolution King (Ông vua cách mạng). Một bài viết đăng trên tạp chí Time nói rằng ý tưởng cho cuốn sách được gợi ý bởi vua Bhumibol. Theo các nhà phê bình, cuốn sách cho thấy một sự hiểu biết thân cận về đời tư của nhà vua và mô tả ông theo một khía cạnh tích cực. Thế nhưng, cuốn sách vẫn bị cấm tại Thái Lan và Văn phòng Hoàng gia cảnh cáo các phương tiện truyền thông Thái không nên nhắc nhở đến cuốn sách vì nó có những “tư liệu không chính xác, không tôn trọng nhà vua”.
PV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Các đám tang hoàng gia được tổ chức như thế nào
Tùy theo phong tục, tập quán của mỗi quốc gia mà đám tang của các nhân vật hoàng gia được tổ chức đơn giản hay cầu kỳ, phức tạp.
Tang lễ của Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah được cử hành hết sức đơn giản theo nghi thức của chủ nghĩa Wahhabi (theo khuynh hướng khổ hạnh) của người Hồi giáo ngay trong ngày ông qua đời. Cụ thể, sau khi từ trần rạng sáng 23/1/2015 (giờ địa phương) ở tuổi 90, thi thể ông được tắm rửa sạch sẽ, sau đó bọc trong 2 mảnh vải trắng trơn rồi đưa tới thánh đường Turki Bin Abdullah Grand ở thủ đô Riyadh trong buổi lễ cầu nguyện lúc 15 giờ 15 phút chiều cùng ngày.
Buổi lễ được mở cửa cho tất cả công chúng. Sau tang lễ, Hoàng gia Ả Rập Saudi đặt thi thể quốc vương Saudi Abdullah trên một tấm ván, chở đi bằng một chiếc xe tải màu đen bình thường, băng qua sa mạc trước khi dừng tại nghĩa trang Al Oud - dải đất trống rộng lớn với những ngôi mộ khiêm tốn được đánh dấu bằng những viên đá nhỏ.
Toàn bộ thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi tập trung trước ngôi mộ nhỏ dành cho ông. Người nối ngôi ông Abdullah, Vua Salman, mặc một chiếc áo choàng màu đen đơn giản. Một nhóm nam giới khiêng Quốc vương Abdullah nhẹ nhàng đặt xuống huyệt mộ và lấp đất. Mọi người lần lượt ném một nắm đất màu vàng xuống mộ, như một nghi thức từ biệt. Cuối cùng, Vua Salman dẫn đoàn người lặng lẽ rời khỏi nghĩa trang.
Tại Ả Rập Saudi, cửa hàng và doanh nghiệp trong nước vẫn hoạt động bình thường, quốc kỳ vẫn tung bay. Các quan chức cấp cao của các nước đến lễ tang sẽ được tiếp đón ở cung điện nhà vua. Hoàng hậu và các công chúa của Quốc vương Abdullah tiếp đón khách mời là nữ giới tại cung điện. (Cổng vào nghĩa trang Al Oud được canh gác sáng 23/1/2015)
Tang lễ của hoàng tử trẻ Dubai Sheikh Rashid bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, 33 tuổi, con trai cả của quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người cai trị của Dubai và cũng là Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mới đây cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Hàng trăm người thân và các quan chức đã tập trung bên trong nhà thờ Hồi giáo Zabeel để tỏ lòng tôn kính của họ đối với vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời vì cơn đau tim.
Dubai tuyên bố quốc tang ba ngày và treo cờ rủ sau khi vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời, tất cả các hoạt động vui chơi giải trí ở Dubai đều đóng cửa trong suốt thời gian để tang.
Thi thể của vị hoàng tử xấu số được bọc trong lá cờ của UAE và được những người em trai mình - Sheikh Maktoum bin Mohammed al-Maktoum (trái) và Sheikh Hamdan bin Mohammed al-Maktoum (phải) đích thân khiêng đi. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Umm Harir ở Bur Dubai.
Trong khi đó, lễ tang của công chúa Thái Lan năm 2012 lại diễn ra hoàn toàn khác biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và các phương tiện truyền thông trong, ngoài nước. Các hãng tin của 170 nước trên thế giới đã truyền hình trực tiếp lễ tang này. Nhà vua Thái Lan cùng hàng nghìn binh sĩ và người dân trong sắc phục đen tham dự lễ hỏa táng cho công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi. Công chúa qua đời vì bệnh nhiễm trùng máu vào tháng 7/2011 ở tuổi 85.
200 người đàn ông kéo chiếc xe vàng lộng lẫy chở bình tro cốt của công chúa Bejaratana Rajasuda qua đường phố Bangkok. Lễ hỏa táng công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi đã được tổ chức với nghi thức trang trọng ở Sanam Luang (bãi cỏ hình ô van rộng lớn, được mệnh danh là "cánh đồng của Hoàng gia", dùng làm chỗ hỏa táng các nhân vật hoàng tộc Thái Lan ở thủ đô Bangkok).
Công chúa quá cố là người con gái duy nhất của nhà vua Rama VI và là người chị thân thiết với quốc vương đang trị vì của Thái Lan. Lúc đó, quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (phải) lần đầu xuất hiện sau hơn hai năm nằm viện với vai trò người chủ trì lễ hỏa táng cho công chúa.
Lễ hỏa táng của công chúa có sự tham dự của thủ tướng Thái Lan lúc bấy giờ là Yingluck Shinawatra (phải) và đại diện quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Chaparade, công chúa Maha Chakri Sirindhorn cùng hàng nghìn binh sĩ Thái Lan tham gia diễu hành với nét mặt nghiêm trang.
Buổi lễ hỏa táng công chúa thêm phần trang trọng với màn bắn 21 phát súng đại bác do các binh sĩ thực hiện. Hàng nghìn người dân Thái Lan mặc sắc phục đen tập trung hai bên đường để theo dõi lễ diễu hành và tưởng nhớ công chúa quá cố.
Theo_Giáo dục thời đại
Quan chức hoàng gia Ả Rập Xê Út mất 'ghế' vì tát phóng viên Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út tuyên bố sa thải trưởng ban lễ tân hoàng gia Mohammed al-Tobayshi sau khi clip ghi cảnh ông này tát phóng viên ảnh bị tung lên mạng. Quốc vương Salman (phải) đang cố gắng tạo một bộ mặt mới cho đội ngũ lãnh đạo - Ảnh: Reuters Saudi Press Agency, thông tấn xã chính thức...