Chân dung trùm buôn lậu gỗ Phượng “râu”
Theo lãnh đạo tổ dân phố nơi Phượng “râu” sinh sống, căn nhà của nghi phạm này chứa đầy đồ gỗ có giá trị tiền tỷ
Liên quan đến việc bắt gỗ lậu tại tại xưởng của ông Phan Hữu Phượng (50 tuổi, biệt danh Phượng “râu” – tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, Đắk Nông), hiện cơ quan chức năng vẫn đang phân loại gỗ tại xưởng nghi phạm này.
Từ kẻ trắng tay thành đại gia
Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Tổ phó tổ dân phố 2, thị trấn Ea T’ling, Phượng “râu” quê Hà Tĩnh, đến huyện Cư Jút sinh sống vào khoảng năm 1998.
Trong thời gian dài, Phượng “râu” không có nghề nghiệp nên đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Sau đó, người này mua được con trâu để đi kéo gỗ tạp quanh vùng.
Thời gian sau, Phượng “râu” mua được chiếc xe chuyên dụng để kéo gỗ. Khi làm ăn tạm ổn định thì loại xe này bị cấm, Phượng “râu” lại tay trắng.
Phượng “râu” tại cơ quan điều tra. Ảnh: Trần Lộc
Tuy nhiên, theo ông Mạnh, khoảng năm 2013, sau khi Chính phủ có lệnh “đóng cửa rừng” lần thứ nhất (không giao chỉ tiêu khai thác gỗ cho các công ty lâm nghiệp – PV), Phượng “râu” bắt đầu làm ăn khấm khá, giàu lên.
“Thời gian gần đây, xưởng phía sau nhà Phượng lúc nào cũng có gần 10 công nhân chuyên làm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Đặc biệt, có một &’đội quân’ được Phượng nuôi ăn ở, trả lương tháng hơn 10 triệu đồng chuyên đi khai thác gỗ”, ông Mạnh nói.
Vị Tổ phó cho biết thêm ông trùm này có 3 xưởng gỗ. Trong đó, 2 xưởng phía sau nhà dùng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và cưa xẻ gỗ để xuất bán, chủ yếu là gỗ quý hiếm. Còn xưởng đối diện nhà dùng là nơi tập kết gỗ sau khi chở từ rừng về.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Trọng Tấn, Chánh Văn phòng UBND huyện Cư Jút, cho biết Phượng “râu” được cấp giấy phép kinh doanh từ năm 2008-2009 và chỉ được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ thành phẩm.
“Việc Phượng kinh doanh gỗ trái phép như vậy là trái quy định. Từ trước đến nay, cơ quan chức năng chưa xử phạt vi phạm nào đối với xưởng gỗ của ông ta”, ông Tấn nói.
Video đang HOT
Nhà Phượng “râu” chứa nhiều gỗ quý có giá trị tiền tỷ. Ảnh: Trần Lộc
Theo ông Tấn, sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện đã có báo cáo nhanh về vụ việc. Liên quan đến cuốn sổ trong quá trình làm ăn Phượng chung chi cho nhiều cán bộ, ông Tấn nói chưa thể khẳng định.
“Các cơ quan chức năng đang thực hiện công tác kiểm đếm nên chưa có báo cáo cụ thể. UBND huyện đã chỉ đạo công an theo sát vụ việc để xử lý theo quy định”, ông Tấn nói.
Gỗ quý, xe sang
Chứng kiến quá trình khám xét nhà Phượng “râu” ngày 27.4, ông Mạnh cho biết căn nhà ông trùm này chứa nhiều món đồ gỗ khủng như sập, tượng, bàn ghế… che kín lối đi.
“Tài sản có thể nhìn thấy của Phượng giá trị hơn 70 tỷ đồng. Việc Bộ Công an vào khám xét nhà, người dân ở đây không ai tỏ ra bất ngờ. Phượng có quan khá hệ rộng”, ông Mạnh nói thêm.
Căn nhà của Phượng “râu” có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 100m, kín cổng cao tường nằm trên quốc lộ 14.
Số gỗ lậu của của Phượng “râu” bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: Trần Lộc
Sau khi khám xét căn nhà, lực lượng chức năng kiểm tra chiếc Lexus 570. Khám xét nhà và xe, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến việc khai thác, mua bán gỗ, trong đó có 4 cuốn sổ ghi chép lại quá trình làm ăn của nghi phạm này.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, ông trùm 50 tuổi đã có hơn 10 năm trong nghề kinh doanh, mua bán gỗ.
Khoảng 4h ngày 27.4, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ( C44) bắt quả tang 2 xe tải chở khoảng gần 40 m3 tại khu vực thị trấn Ea T’ling.Các tài xế khai nhận số gỗ này do Phượng “râu” thuê chở, đưa từ khu vực lán trại ở tiểu khu 464 Vườn quốc gia Yók Đôn, sát Đồn biên phòng 747 (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk).Khám xét lán trại này và khu vực xung quanh, lực lượng chức năng phát hiện nhiều máy kéo, xe reo, cưa máy và một số bãi tập kết, phân loại gỗ.Khi thấy lực lượng công an, Phượng lên xe bán tải bỏ trốn, nhưng lúc ra đến bìa rừng, ông ta bị cảnh sát bắt giữ.Ngày 28.4, đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp Phan Hữu Phượng (50 tuổi, tức Phượng “râu”, ngụ thị trấn Ea T’Linh, huyện Cư Jút, Đắk Nông) để điều tra hành vi Mua bán vận chuyển lâm sản trái phép.
Theo Tây Nguyên (Zing)
Xe gỗ của Phượng 'râu' đi lọt các trạm kiểm lâm, biên phòng nào?
Từ Đồn Biên phòng 747, để về được thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút (Đắk Nông), xe gỗ của Phượng "râu" sẽ phải đi gần 70 km đường rừng, qua 3 đồn biên phòng, 3 trạm quản lý bảo vệ rừng và 1 trạm kiểm lâm.
3 đồn biên phòng, 4 trạm bảo vệ rừng
Lối rẽ vào rừng xuyên qua lâm phận của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil.
Ngày 2.5, PV Dân Việt đã đi dọc tuyến đường được cho là Phượng "râu" đã sử dụng để vận chuyển gỗ từ tiểu khu 462 Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) về thị trấn Ea T'ling (huyện Cư Jút), tỉnh Đắk Nông. Thông tin từ ông Phan Thanh Hòa, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn, từ lán trại của Phượng "râu" muốn về đến thị trấn Ea T'ling có thể đi theo hai hướng: Một là qua các Đồn Biên phòng 747, 749 (thuộc tỉnh Đắk Lắk) và Đồn 751 (thuộc tỉnh Đắk Nông) rồi rẽ vào đường 6B, đi khoảng hơn 1km thì rẽ phải về huyện Đắk Mil, sau đó theo đường Hồ Chí Minh về huyện Cư Jút. Tuyến đường này mất gần 90km.
Trước mặt Đồn Biên phòng 751, nơi có lối rẽ vào đường 6B về tỉnh Đắk Nông.
Hai là đi qua các Đồn Biên phòng 749 (tỉnh Đắk Lắk), 751 (tỉnh Đắk Nông), sau đó rẽ trái vào đường 6B đi tiếp khoảng 6km, qua Trạm Kiểm lâm số 10 của Vườn Quốc gia Yok Đôn rồi rẽ phải đi qua lâm phận của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đắk Wil (tỉnh Đắk Nông). Từ đây đi gần 30km nữa thì đến xã Đắk Wil (huyện Cư Jút), qua Đồn Công an Ea Pô, sau đó chạy qua địa phận các xã Ea Pô, Nam Dong, Tâm Thắng rồi đến thị trấn Ea T'Ling (đều thuộc huyện Cư Jút).
Như vậy nếu đúng như thông tin từ lực lượng phá án, thì xe gỗ của Phượng "râu" đã đi qua tuyến đường thứ 2. Theo quan sát của PV, theo tuyến đường này, xe gỗ của Phượng "râu" đầu tiên phải đi qua Đồn 747, tiếp đó qua Đồn 749, rồi đến Đồn 751 của tỉnh Đắk Nông với tổng chiều dài 30km theo QL 14C. Vừa ra tới Đồn 751 thì xe gỗ sẽ rẽ trái vào đường 6B (theo các cán bộ tại Trạm Kiểm lâm số 10, Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn thì con đường này thường gọi là đường quốc phòng).
Trạm kiểm lâm số 10 của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Từ ngã rẽ này vào đến Trạm Kiểm lâm số 10, đường nhỏ hẹp hơn nhưng xe tải cũng khá dễ dàng đi qua. Khi đi qua Trạm 10 khoảng 1km, xe rẽ phải đi qua lâm phận của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil (huyện Cư Jút, Đắk Nông) với 3 trạm quản lý bảo vệ rừng, gồm Trạm Bến Cát, Trạm Đắk Lâu và Trạm số 1. Đoạn đường này dài khoảng 20 km, nằm hoàn toàn trong rừng, không có dân cư sinh sống.
So với quãng đầu tiên, đoạn đường này khá gập ghềnh với nhiều đèo dốc dựng đứng. Đặc biệt, để đi ra được khỏi rừng, xe gỗ buộc phải qua Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1 của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil có barie chắn ngang.
Cán bộ kiểm lâm, biên phòng nói gì?
Trưa 2.5, chúng tôi đã có buổi làm việc với Đồn Biên phòng 749 (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk). Buổi làm việc có đại úy Trần Tiến Vinh, Phó đồn trưởng, đại úy Nguyễn Trọng Cường, Phó đồn trưởng, trung tá Phạm Công Khanh, Chính trị viên. Tại buổi làm việc, cả 3 cán bộ trên đều cho rằng cho đến khi có thông tin của báo chí đơn vị mới biết có việc xe chở gỗ lậu của Phượng "râu" đi qua địa bàn.
Barie tại trạm bảo vệ rừng số 1 của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil.
Các cán bộ này đều khẳng định, theo quy định thì tất cả người và phương tiện khi đi vào khu vực biên giới đều phải đăng ký với đồn. Nhưng ngược lại, đơn vị không có chức năng chặn, kiểm tra phương tiên đi trên quốc lộ.
Trong trường hợp có tin báo, hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị phải phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành kiểm tra. Cũng theo các cán bộ này, hiện trên tuyến đường này đang có một số đơn vị trúng thầu làm đường tuần tra biên giới nên lượng xe cộ qua lại rất nhiều, không thể kiểm soát hết được.
Chúng tôi cũng đã đến làm việc với Đồn Biên phòng 751, nhưng cán bộ tại đây từ chối cung cấp thông tin vì không có chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông.
Còn tại Trạm Kiểm lâm số 10 của Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn, ông Nguyễn Tấn Bình, Trạm trưởng cho biết đơn vị chỉ có chức năng quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Yok Đôn, không có chức năng kiểm tra xe chở gỗ đi trên đường. Chỉ trong trường hợp có tin báo thì đơn vị mới phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành kiểm tra. Ông Bình cũng cho biết, trong thời gian qua, trên địa phận trạm quản lý (khoảng 17 nghìn ha rừng) chỉ xảy ra một vài vụ khai thác, vận chuyển lâm sản nhỏ lẻ.
Ông Phạm Văn Hồng (thứ 3 từ phải qua) trả lời phóng viên.
Trên lâm phận Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil, ông Phạm Văn Hồng, Trạm phó Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1, cho biết trong đêm 26 và rạng sáng 27.4, tại trạm chỉ có một mình ông trực, những người khác đều đã về công ty để họp. Tuy nhiên tối đó, do có thông tin về việc phá rừng ở trạm bên trong nên ông đã nhờ một người dân gần đó giữ trạm giúp (chỉ trông coi nhà trạm) và đi vào rừng, trạm bị bỏ trống. Cũng theo ông Hồng, khi trở về trạm ông có nghe người trông nhà nói có xe lâm sản đi qua trạm barie ra ngoài.
Một cán bộ khác tại này cho biết, barie có khóa nhưng thường thì chìa khóa để ở hộc bàn ngay tại trạm. Cán bộ này cũng cho biết, do có nhiều công việc khác nên không phải bất cứ lúc nào cũng có người trực tại trạm này.
Để làm rõ thêm thông tin, chiều 2.5, chúng tôi đã đến văn phòng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil nhưng không gặp cán bộ nào, liên tục gọi điện cho lãnh đạo công ty này nhưng cũng không được.
Chiều cùng ngày, chúng tôi cũng đã đến Đồn Công an Ea Pô (trực thuộc Công an huyện Cư Jút) để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên người trực ban, trung úy Lý Văn Hiền cho biết lãnh đạo đơn vị đang đi công tác nên hẹn vào lúc khác. Chúng tôi cũng đã điện thoại cho lãnh đạo đồn này nhưng không thể liên lạc được.
Như Dân Việt đã đưa tin, rạng sáng 27.4, Cục Cảnh sát môi trường phối hợp với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) bắt quả tang 2 xe ô tô BKS 61C - 072.70 và 61L - 3057 của Công ty TNHH MTV Kiều Dung (đóng tại tỉnh Bình Dương) chở đầy gỗ không có giấy tờ hợp pháp tại khu vực thị trấn Ea T'Ling. Toàn bộ số gỗ trên 2 xe này khoảng hơn 40m3, từ nhóm III đến IV.Các đối tượng khai số lâm sản trên được vận chuyển từ khu vực lán trại thuộc tiểu khu 464 Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) của đối tượng Phan Hữu Phượng (tức Phượng "râu"), gần Đồn Biên phòng 747 (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk). Theo tin từ Bộ Công an, xe gỗ của Phượng "râu" đã đi qua hàng loạt chốt, trạm bảo vệ rừng, biên phòng và công an.
Theo Danviet
Vụ bắt gỗ lậu tại Đắk Lắk: Tiết lộ 'sốc' từ Cục Kiểm lâm Theo Cục Kiểm lâm, khu vực bắt gỗ lậu nằm ở vành đai biên giới do biên phòng quản lý, kiểm lâm muốn kiểm tra phải phối hợp, báo trước mới được vào. Kiểm lâm khó vào biên giới! Ngày 1/5, ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho biết, đơn vị đã cử...