Chân dung trùm buôn chuối và nghi vấn về âm mưu xảo quyệt
Chỉ mới cách đây 10 ngày thôi, họ còn vui mừng như mở tiệc khi giá chuối tăng gấp đôi so với năm ngoái, nhưng đến thời điểm hiện tại công sức cả năm đang có nguy cơ đổ sông đổ bể, thậm chí nhiều gia đình còn lâm vào cảnh nợ nần…
Nỗi lo của những người làm ăn chân chính
Vựa chuối ở thôn Thọ Lộc Đông (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) được coi là vựa chuối lớn nhất ở Quảng Ngãi với diện tích lên đến 50ha, chuyên cung cấp mặt hàng trái cây vốn nổi tiếng ngon, bổ, rẻ cho thị trường trong và ngoài tỉnh từ hàng chục năm nay.
Thế nhưng, ấn tượng đầu tiên của PV báo Người đưa tin lại là cảnh vườn chuối lùn rộng hàng chục ha với hàng nghìn gốc chuối trĩu nặng quả đến ngày nhưng chưa có người thu hoạch.
Chị Phan Khắc Huyền (xóm Lộc Trì, thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà) chia sẻ: “Thông tin cơ sở mua bán chuối của ông Tới sử dụng hóa chất để ngâm chuối người tiêu dùng nghe vậy nên không dám mua nữa. Thế là hơn 1.000 gốc chuối đang mùa thu hoạch của gia đình bỗng nhiên bị vạ lây”.
Chị Huyền cho biết thêm, mọi năm, số lượng chuối trên diện tích 1ha trong vườn nhà sẽ đem về thu nhập cho gia đình chị khoảng 150 triệu đồng. “Thế nhưng, trong năm nay, dù đang là mùa thu hoạch rầm rộ, gia đình chị chỉ mới thu vào khoảng 50 triệu đồng rồi “đứng bánh”, chẳng thể tiêu thụ được nữa. Cứ thế này thì không biết cuộc sống gia đình trong nay mai sẽ ra sao”, chị Huyền thở dài nói.
Cùng cảnh ngộ với gia đình chị Huyền, ông Đỗ Tề (50 tuổi) trú cùng xã, mấy ngày nay luôn ủ rũ. Gia đình ông Tề một trong những gia đình có diện tích trồng chuối lùn lớn nhất xã Tịnh Hà với 2.000 gốc. Số cây chuối ông trồng đang vào kỳ thu hoạch rộ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Ông Tề đã trồng chuối được hơn 16 năm nay, năm nay gia đình ông thuê hơn 2ha đất để trồng chuối, chuối là thu nhập chính của gia đình ông. “Hổng ai mua hết, biết làm sao. Tháng này các năm, các vựa chuối từ TP. Đà Nẵng, Huế vào tấp nập. Còn cả tháng nay, không thấy ai đến mua”, ông Tề than thở.
Người trồng chuối như ngồi trên đống lửa.
Video đang HOT
Theo cách tính của ông Tề, cứ mỗi sào, nông dân ở đây trồng 120 gốc, trong đó đến mùa này có khoảng 100 gốc cho buồng. Khi chuối chín, trung bình bán 70.000 đồng/buồng chuối, còn thời điểm được giá là 100.000 đồng/buồng.
“Mỗi năm tui thu về từ 170-180 triệu đồng từ một ha chuối. Trừ tất cả chi phí, tui lãi trên 100 triệu đồng. Còn nay, chưa bán được buồng nào mà đã như thế này rồi”, ông Tề nói, mặt buồn thiu. Để có tiền đầu tư cho 2ha chuối ông Tề phải chạy đi vay nóng khắp nơi, bây giờ chuối bán không được, gia đình ông sắp rơi vào cảnh nợ nần. Không chỉ chị Huyền, ông Thiên, ông Tề mà 600 hộ dân trồng chuối ở Tịnh Hà sống nhờ thu nhập từ cây chuối lùn cũng đang trong tình trạng điêu đứng.
Một kẻ “gây tội”, nhiều người điêu đứng
Theo ghi nhận của PV, tại các điểm chợ trong tỉnh Quảng Ngãi tình hình buôn bán chuối khá ế ẩm. Nhiều tiểu thương cho biết, số lượng chuối bán ra giảm đi khá nhiều.
Vì thế, dư luận cũng đặt câu hỏi về động cơ thực sự của “ông trùm chuối hóa chất” gốc Hải Phòng Hoàng Phú Tới. Bởi lẽ, đây dường như không phải là hiện tượng đơn lẻ mà là một hành động đã được “tính toán” từ trước.
Cụ thể, liên tục hai tuần qua, nhiều thương lái đưa hàng chục lao động từ Hải Phòng vào các tỉnh miền Trung thu mua chuối lùn (chưa đến độ già) với giá từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg. Trong đó, “nóng” nhất vẫn là ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam.
Ông Hoàng Văn T. (quê Hải Phòng) tiết lộ: “Thương lái đưa khoảng 60 lao động chia thành từng nhóm vào các tỉnh miền Trung thuê nhà trọ vừa mở đại lý thu mua vừa sơ chế, đóng gói chuối lùn xuất sang thị trường Trung Quốc”.
Sau khi khảo sát, các thương lái chọn vùng trọng điểm có nhiều hộ dân trồng chuối lùn làm nơi tập kết thu mua. Các thương lái thu mua chuối lùn (không non, không già) tính ký theo từng buồng. Sau đó, họ dùng móc sắt mài sắc nhọn ở đầu để tách từng nải ra khỏi cùi đưa vào bể nước vệ sinh bớt bụi bẩn, nhựa.
Sau khi ngâm vào bể hóa chất khoảng 5 phút, các công nhân vớt từng nải để ráo nước rồi mới đóng gói. Trung bình mỗi thùng catton chứa khoảng 5 nải chuối nặng 10kg. Các công nhân cho biết, hóa chất này có tác dụng “chống chín, cầm nhựa”. Một khi chuối phải ngâm qua bể hóa chất này là để cho chuối được tươi lâu, một tuần sau thì chuối mới căng tròn, bắt đầu chín.
Chuối được ngâm trong bể đầy hóa chất.
Các đại lý chuối lâu năm ở Quảng Ngãi cho biết, chưa bao giờ thương lái lại đổ xô thu mua chuối lùn của người dân trong xã với số lượng lớn như những ngày qua. Trung bình mỗi ngày họ thu mua, sơ chế và đóng gói khoảng 6 tấn chuối. Giá chuối thu mua lại cao gấp đôi giá chuối bán ở chợ. Thế nên, người dân đổ xô chặt chuối bán cho thương lái. “Không biết họ mua với số lượng lớn để làm gì, xuất đi đâu. Chỉ nghe người dân nói lại là các ông chủ ở ngoài Bắc vào thuê mặt bằng thu mua chuối xuất đi Trung Quốc”.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên thương hiệu chuối Quảng Ngãi phải gánh chịu kiểu “scandal thương hiệu” này. Còn nhớ hai năm trước tin đồn ăn chuối ung thư đã khiến thương hiệu chuối miền Trung điêu đứng trong một thời gian dài.
Phải mất rất nhiều thời gian người dân mới vực lại được nghề trồng chuối nhưng trước “sự cố” trên công sức của họ đang đứng trước nguy cơ đổ xuống sông, xuống bể. Bà Lê Thị Ngọ (trú xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) bộc bạch: “Cách đây 3 năm thì bão làm ngã hư hết chuối, năm 2012 tin đồn ăn chuối ung thư làm không bán được phải đi đổ, năm nay mới nghe chuối tăng giá gấp đôi tôi chưa kịp mừng vì con trai có tiền để trả nợ bây giờ lại như thế”.
Còn chị Đặng Thị Thiệp, thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Bà con chúng tôi chỉ dùng phân chuồng bón cho cây chuối chứ không dùng bất cứ thuốc gì cả. Từ trước đến nay chỉ bán cho các tiểu thương bán lẻ ở chợ trong tỉnh và thương lái ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Không biết sao năm nay ông Tới đến mua xuất đi Trung Quốc, ông làm gì không biết mà bây giờ người trồng chuối chúng tôi phải hứng chịu”.
Hơn lúc nào hết người trồng chuối ở Quảng Ngãi đang mong muốn cơ quan chức năng sớm làm rõ sự việc để trấn an dư luận, trả lại uy tín cho thương hiệu chuối miền Trung.
Bài học cảnh giác
Ông Nguyễn Thành Hải, Trưởng Công an xã Tịnh Hà cho biết: “Chưa bao giờ thương lái lại đổ xô thu mua chuối lùn của người dân trong xã với số lượng lớn như thời gian gần đây. Lo nhất là bà con thấy cái lợi trước mắt đổ xô trồng chuối, đến lúc Trung Quốc ngưng thu mua thì nông dân chết đứng. Bài học đau đớn này đã xảy ra với người trồng dưa hấu hồi năm ngoái, dưa ế ẩm đến nỗi phải đổ cho bò ăn”.
Hưng Kha – Đặng Tuyền
Theo_Người Đưa Tin
Phá băng cướp giật vùng ven, chuyên nhắm vào phụ nữ
Ngày 22/8, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thủ Đức, TP.HCM, xác nhận đang tạm giữ hình sự 4 nghi can, nằm trong băng nhóm gây ra nhiều vụ cướp giật tài sản người đi đường trên địa bàn. Đối tượng chúng nhắm tới chủ yếu là phụ nữ đi xe máy một mình.
4 đối tượng bị điều tra về hành vi "cướp giật tài sản" gồm: Nguyễn Huệ Đăng, Nguyễn Thanh Hải (cùng SN 1991), Lê Minh Thảo (SN 1998) và Lê Minh Nghĩa (SN 1988, là anh ruột của Thảo, đều ngụ quận Thủ Đức).
Bốn đối tượng trong băng cướp chuyên nhắm "con mồi" là phụ nữ
Khai nhận bước đầu tại cơ quan điều tra, Đăng là thủ lĩnh của băng nhóm trên, hợp cùng với Hải chuyên ra tay cướp giật. Nghĩa và Thảo làm nhiệm vụ cản địa khi bị người dân truy đuổi. Tiền có được chúng "ném" vào các cuộc vui ma túy. Các đối tượng khai nhận thực hiện 5 vụ cướp giật, tuy nhiên cơ quan điều tra nghi vấn số vụ nhóm này ra tay chưa dừng lại ở đó.
Hải và Đăng bị người dân bắt giữ vào chiều tối 6/8. Theo đó, sau khi bàn bạc Hải điều khiển xe gắn máy chở Đăng đi "ăn bay". Khoảng 18h10, hai tên lượn lờ đến đường Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thì phát hiện chị H.K.N (SN 1988, ngụ tỉnh Thừa Thiên Huế) đi xe máy trên đường, có đeo dây chuyền.
Hai tên áp sát, giật dây chuyền của cô gái rồi phóng xe tẩu thoát. Chị N. tri hô cướp. Một số người đi đường nghe thấy nhập cuộc truy bắt. Do vào giờ tan tầm, đường đông đúc hai tên cướp không chạy nhanh được. Đến giao lộ đường số 22 - đường số 24, khu phố 7, phường Linh bất ngờ hai đối tượng bị ngã xe.
Chúng hốt hoảng bỏ xe chạy bộ, tuy nhiên chưa được bao xa, Hải bị người dân bắt lại. Đăng cầm sợi dây chuyền ý đồ định vứt phi tang nhưng cũng không thoát khỏi tay người dân. Cả hai sau đó được người dân bàn giao cho Công an quận Thủ Đức xử lý.
Theo ANTD
Trộm xe máy, hối lộ "hiệp sĩ" 15 triệu đồng Sau khi bị bắt, kẻ trộm xe máy hứa chi 15 triệu đồng để được thả ra nhưng các "hiệp sĩ" cương quyết từ chối, đồng thời giao tội phạm cho công an. Lê Hữu Sơn cùng chiếc xe là tang vật vụ trộm Trưa 20/8, trong lúc đi tuần tra trên đường, "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải cùng các đồng đội thuộc...