Chân dung “ông trùm” bất động sản bị truy nã vì lừa đảo
Chuyên gia kinh tế thì cảnh báo, việc xử lý hình sự và giải quyết quyền lợi khó có thể song hành trong những sự vụ liên quan đến dự án BĐS.
Ngày 27/7, Cơ quan điều tra công bố thông tin bắt nguyên Giám đốc Hanoi Land Lê Trung Kiên. Kiên bị bắt sau 6 năm trốn truy nã vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảntrong thời điểm bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu ấm dần đã dấy lên hy vọng được giải quyết quyền lợi cho người góp vốn vào những dự án BĐS trên giấy, chủ đầu tư “dính” vòng lao lý. Nhưng, chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc xử lý hình sự và giải quyết quyền lợi khó có thể song hành trong những sự vụ liên quan đến dự án BĐS.
Lê Trung Kiên tại CQĐT, hình thức, cách ăn mặc chẳng khác gì doanh nhân thành đạt.
Chi tiền mua… giấy lộn
Đầu năm 2007, với nỗ lực cho ra đời một công ty chuyên về BĐS hoạt động tập trung nhất tại Hà Nội và TP.HCM, một số doanh nghiệp đã mời Lê Trung Kiên – Giám đốc Hanoi Land hợp tác. Thậm chí, có doanh nghiệp còn đưa Kiên vào ban vận động tài chính. Lợi dụng điều này, Kiên đã ngấm ngầm thu tiền của nhiều cổ đông rồi bỏ trốn khiến cho một số doanh nghiệp tham gia dự án và nhiều cổ đông khuynh gia bại sản…
Với những mánh lừa đảo của mình, Kiên đã bị cơ quan công an “sờ gáy”. “Ngửi thấy mùi” bị bắt, Kiên bỏ trốn, cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra lệnh truy nã, vì Kiên đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 17/7 vừa qua, cục Cảnh sát truy nã tội phạm, bộ Công an bắt Lê Trung Kiên (SN 1972), trú tại 126 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) theo Quyết định truy nã số 2, ngày 29/12/2009.
Theo tìm hiểu của PV, năm 2007, thị trường chứng khoán, BĐS ở giai đoạn “tăng nóng”. Số người đầu tư vào kinh doanh BĐS tăng lên chóng mặt. Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt các công ty kinh doanh BĐS. Với thế mạnh trong ngành xây dựng, thời điểm đó, tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) cũng nắm bắt cơ hội nhằm kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, để việc kinh doanh hợp thức hóa thì điều kiện bắt buộc phải thành lập một công ty chuyên đầu tư BĐS với những kế sách và chiến lược dài hơi. Nhưng, quan trọng hơn phải có sự đầu tư, chung sức của các cổ đông và Lê Trung Kiên chính thức được một số doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động BĐS mời hợp tác. Từ đây, Kiên trở thành thành viên ban vận động tài chính của doanh nghiệp này.
Khoảng thời gian đầu quý 2/2007, thị trường tài chính, BĐS bất ngờ với thông tin Lilama Land được thành lập với số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng. Sau đó, có thể tăng lên 3.000 tỉ đồng vào 2008, thậm chí là có cả kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Hồng Kông khi nâng vốn lên 10.000 tỉ đồng… Cùng với đó, Hanoi Land cũng đã tuyên bố “bắt tay” với Lilama để lập Lilama Land với sự góp vốn của cổ đông sáng lập khoảng 40% vốn điều lệ (trong đó Hanoi Land nắm 10%, Lilama 10% và cổ đông khác 20%), 60% còn lại sẽ phát hành ra công chúng.
Video đang HOT
Người được xác định là “vẽ ra bức tranh” đầy tiềm năng của Lilama Land chính là Lê Trung Kiên, nguyên Chủ tịch HĐQT Hanoi Land. Lê Trung Kiên đã huy động được một lượng vốn khổng lồ từ hàng chục cá nhân, pháp nhân cho Lilama Land, mặc dù công ty này vẫn chưa chính thức được thành lập. Ở thời điểm đó, khi trả lời báo chí, Lê Trung Kiên từng cho biết về quá trình “thai nghén” dẫn đến ra đời Lilama Land. Kiên cũng tuyên bố rất cứng rắn nhưng cũng đầy sự mời gọi đối với các nhà đầu tư, đó chính là: “Trước khi thành lập công ty CP Bất động sản Hà Nội vào năm 2001, tôi đã hoạt động trong lĩnh vực bất động sản rất lâu. Với một nền kinh tế đang phát triển, nền chính trị vững chắc nên trong thời gian gần đây, luồng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào rất lớn, vì chỉ có ở ta mới xây tiếp được nhà mấy chục tầng. Như thế, đầu tư BĐS chỉ có thắng chứ không sợ thua”.
Cũng theo Lê Trung Kiên, Lilama Land ra đời hoàn toàn là ý tưởng của Hanoi Land và tâm huyết của Kiên. Ngay sau đó, trên thị trường chứng khoán “chợ đen”, một số nhà đầu tư truyền tai nhau thông tin mua cổ phần Lilama Land với giá gấp 1,7- 2,5 lần mệnh giá nhưng chưa có ai nhận được sổ cổ đông.
Tuy nhiên, câu chuyện huy động vốn của Hanoi Land dần lộ ra những điều bất thường khi vào ngày 17/5/2007, HĐQT Lilama mới có Quyết định tham gia góp vốn vào Lilama Land và đến ngày 31/7/2015, công ty Lilama Land mới chính thức ra mắt với số vốn 1.000 tỉ đồng, nhưng điều bất thường là không có cổ đông sáng lập là Hanoi Land. Các cổ đông sáng lập của Lilama Land khi đó gồm 6 cổ đông là Lilama 9 triệu cổ phần; Vinataba 5 triệu cổ phần; Habeco nắm 5 triệu cổ phần; công ty TNHH Tân Long 5 triệu cổ phần; Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) 2 triệu cổ phần.
Thông tin này được công bố thì cũng là lúc nhiều nhà đầu tư rất hoang mang và lo sợ khi “đổ tiền” cho Lê Trung Kiên để mua đống giấy lộn. Từ đó, rất nhiều nhà đầu tư hoảng hốt tìm đến cơ quan chức năng tố cáo Lê Trung Kiên. Biết được điều này, Kiên đã cao chạy xa bay.
Dự án B5 Cầu Diễn từng gắn với nhiều tên tuổi đại gia BĐS dính chàm.
Trốn nã vẫn tiếp tục phạm tội
Trước sự biến mất đột ngột của Lê Trung Kiên, quá trình điều tra, Công an TP. Hà Nội đã xác định được, hành vi của Kiên có những dấu hiệu về hình sự và ra quyết định truy nã số 2, ngày 29/12/2009, đối với Lê Trung Kiên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong vòng 6 năm trời, Kiên vẫn “lặn không sủi tăm”.
Ngày 10/7/2015, Cục trưởng cục Cảnh sát truy nã tội phạm – Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh ký Quyết định thành lập chuyên án. CQĐT đã xác định được trong quá trình lẩn trốn, Kiên từng trú ngụ tại Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc và tiếp tục thâm nhập thị trường chứng khoán nước ngoài.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát xác định, hiện nhiều khả năng Kiên đã quay về Việt Nam, sống lưu động ở nhiều tỉnh, thành và thực hiện hành vi phạm tội. Theo thông tin người dân cung cấp, ngày 17/7/2015, Kiên sẽ rời TP.HCM ra Hà Nội bằng đường hàng không để gặp “đối tác” bàn chiến lược làm ăn. Qua xác minh, trinh sát khẳng định, thông tin người dân cung cấp là có thật. Các tổ công tác được giao nhiệm vụ mật phục tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) từ sáng sớm ngày 17/7. Đến 13h30, một người đàn ông cao to, ăn mặc lịch sự đúng “chất” doanh nhân thành đạt đạo mạo bước xuống máy bay. Nhận diện đúng đối tượng, các trinh sát khép chặt vòng vây, bắt đối tượng Lê Trung Kiên.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo ĐS&PL, luật sư Trương Anh Tú, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết: “Trong trường hợp này, cần đợi kết luận điều tra làm rõ là các cổ đông đã bỏ vốn đầu tư có phải bị Lê Trung Kiên dùng thủ đoạn lừa đảo dưới hình thức “kêu gọi đầu tư để chiếm đoạt” không? Nếu có đủ cơ sở kết luận hành vi của Lê Trung Kiên là dùng thủ đoạn lừa đảo các nhà đầu tư thì trong khi xét xử vụ án, các tổ chức cá nhân bị Kiên lừa góp vốn sẽ được tham gia vụ án với tư cách nguyên đơn dân sự, nếu các chủ thể này có đơn yêu cầu Kiên hoàn trả số tiền mà Kiên đã lừa đảo, thì cơ quan điều tra căn cứ vào quy định tại Điều 52, Bộ luật Tố tụng Hình sự để xem xét giải quyết”. Luật sư Trương Anh Tú cũng nêu quan điểm: “Việc các nhà đầu tư có nhận lại được tiền đã bị Kiên lừa đảo chiếm đoạt hay không còn tùy thuộc vào hiện trạng tài sản của Kiên đang sở hữu hoặc đã và đang tẩu tán bị phát hiện thu hồi, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thi hành án. Nếu tài sản mà Kiên lừa đảo chiếm đoạt được xác định đã làm thất thoát qua đầu tư, hoặc tiêu xài hết thì việc yêu cầu Kiên phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư sẽ được ghi nhận trong bản án, nhưng khả năng được thi hành là rất khó”.
Nguyễn Bắc – Phạm Thiệu
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nguyên Giám đốc Hanoi Land bị bắt sau 6 năm trốn truy nã
Lê Trung Kiên - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) trốn truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vừa sa lưới pháp luật.
Lê Trung Kiên - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) trốn truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vừa sa lưới pháp luật . Phòng 4 - Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an) vừa bắt giữ đối tượng truy nã Lê Trung Kiên (SN 1972, trú tại 126 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) theo Quyết định truy nã số 2 ngày 29/12/2009 của Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, đầu năm 2007, với nỗ lực cho ra đời một công ty chuyên về bất động sản hoạt động tập trung nhất tại Hà Nội và TP. HCM, một số doanh nghiệp đã mời Lê Trung Kiên - Giám đốc Hanoi Land hợp tác. Khi đó Kiên là thành viên Ban vận động.
Lê Trung Kiên. Nguồn: Internet.
Tháng 4/2007, Kiên thông báo về đề án thành lập Lilama Land với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Vốn góp của các cổ đông sáng lập khoảng 40% vốn điều lệ, trong đó Lilama sẽ nắm giữ 10%, Công ty Bất động sản Hà Nội nắm giữ 10%, cổ đông sáng lập khác nắm giữ 20%, 60% vốn điều lệ còn lại sẽ phát hành ra công chúng.
Ngay sau đó trên thị trường chứng khoán "chợ đen", một số nhà đầu tư truyền tai nhau thông tin mua cổ phần Lilama Land với giá gấp 1,7-2,5 lần mệnh giá nhưng chưa có ai nhận được sổ cổ đông.
Ngày 18/5, Lilama công bố việc chưa tổ chức bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng đối với Lilama Land. Đáng chú ý, cổ đông sáng lập của Lilama Land gồm Lilama, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC), Công ty bất động sản Tân Long, Công ty cổ phần may Đức Giang. Trong danh sách mà Lilama công bố không có Hanoi Land như Lê Trung Kiên thông báo trước đây.
Lê Trung Kiên tiến hành thu tiền của nhiều cổ đông, trong khi chưa có tư cách pháp nhân. Khi biết thông tin này, nhiều nhà đầu tư cố gắng liên lạc với Lê Trung Kiên nhưng vô vọng. Cuối cùng, họ phải cầu cứu cơ quan chức năng. Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã số 2 ngày 29/12/2009 đối với Lê Trung Kiên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 10/7/2015, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh ký Quyết định thành lập Chuyên án mang bí số 872K, giao nhiệm vụ cho Phòng 4 phối hợp với các đơn vị, địa phương quyết tâm bắt giữ bằng được đối tượng Lê Trung Kiên trong thời gian sớm nhất, không để đối tượng có thời gian tiếp tục phạm tội, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn, đúng pháp luật.
Theo điều tra, Kiên từng lẩn trốn tại Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc và tiếp tục thâm nhập thị trường chứng khoán nước ngoài.
Qua các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Phòng 4 xác định hiện nhiều khả năng Kiên đã quay về Việt Nam, sống lưu động ở nhiều tỉnh, thành và có biểu hiện tiếp tục phạm tội. Theo thông tin cơ sở quần chúng nhân dân cung cấp, ngày 17/7/2015, Kiên sẽ rời TP. HCM ra Hà Nội bằng đường hàng không để gặp đối tác bàn chiến lược làm ăn.
Qua xác minh, trinh sát khẳng định thông tin trên là có thật. Các tổ công tác được giao nhiệm vụ mật phục tại sân bay quốc tế Nội Bài từ sáng sớm ngày 17/7. Đến 13 giờ 30 phút, một người đàn ông cao lớn, ăn mặc lịch sự đúng "chất" doanh nhân thành đạt đạo mạo bước xuống máy bay. Nhận diện đúng đối tượng, các trinh sát khép chặt vòng vây, bắt gọn đối tượng Lê Trung Kiên.
Theo_Giáo dục thời đại
Cựu Phó ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy bật khóc, xin lỗi gia đình bị hại Luật sư đề nghị xem xét vai trò đồng phạm của Nguyễn Quốc Văn và truy cứu trách nhiệm hình sự vợ của bị cáo này Sáng 12/6, TAND Hà Nội tiếp tục phiên xử cựu Phó ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, Hà Nội, tòa bắt đầu phần bào chữa của các luật sư. Tại tòa, luật sư Lê Anh Tùng...