Chân dung ‘ông ngoại Wan’ dạy khỉ hái dừa tại Malaysia
Ông Wan Ibrahim Wan làm nghề dạy khỉ hái dừa trong bốn thập kỷ qua. Công việc của ông từng bị nhiều tổ chức bảo vệ động vật nghi ngại vì vấn đề nhân đạo.
Trong ngôi làng nhỏ phía bắc Malaysia, người đàn ông được biết đến với tên gọi “ông ngoại Wan” đã làm nghề huấn luyện khỉ Macao hái trái cây suốt 40 năm qua. Ông tên thật là Wan Ibrahim Wan, 63 tuổi, sống ở làng Padang Halban, bang Kelantan, Malaysia. Ông Wan chủ yếu huấn luyện khỉ hái dừa, mặt hàng buôn bán sinh lời lớn ở vùng rừng nhiệt đới Malaysia.
Ông Wan bắt đầu nghề huấn luyện khỉ từ những năm 20 tuổi. Theo lời ông kể, ban đầu đây chỉ là thú vui của ông khi nhìn thấy những chú khỉ Macao trèo cây hái dừa. Dần dần, người dân bắt đầu nghe tới tăm tiếng của “ông ngoại Wan” và gửi khỉ đến để ông huấn luyện. Dưới mái trường của “thầy Wan”, một chú khỉ có thể “tốt nghiệp” trong vòng vài ngày đến 1 tháng.
Video đang HOT
Những nông dân tìm đến ông sẽ trả khoảng 150 ringgit (tương đương 900.000 đồng) để gửi gắm những chú khỉ của mình. Nhiều khách hàng của “ông ngoại Wan” cho biết họ ưa chuộng ông vì cách dạy dỗ nhẹ nhàng hơn so với một số trung tâm khác. “Tôi biết một số người huấn luyện nhúng khỉ vào nước khi chúng không chịu hái trái cây”, ông Mat Ali Zakaria cho biết.
Trong quá khứ, việc huấn luyện khỉ hái trái cây gặp phải nhiều sự phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật. Tuy nhiên ông Wan khẳng định mình luôn đối xử tốt với các “học viên” của mình. “Tôi xem chúng như con”, ông Wan cho biết.
Trường học đặc biệt của “ông ngoại Wan” sẽ không còn tồn tại lâu trong thời gian tới. Hiện ông đã già và không người con nào của ông muốn nối nghiệp cha. Tuy nhiên, nhiều cơ sở huấn luyện khỉ đã được thành lập trên khắp Malaysia. Ảnh: Anup Shah.
Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Động vật Malaysia Shenaaz Khan cho biết bà không phản đối việc huấn luyện khỉ nếu người nuôi dạy và chăm sóc khỉ không đối xử tàn bạo với chúng.
Tuy nhiên bà Khan cũng bày tỏ sự quan ngại khi các tổ chức bảo vệ động vật không thể giám sát những chú khỉ sau khi chúng quay về làm việc cho chủ nhân. “Người nông dân sử dụng khỉ như một lực lượng lao động, tuy nhiên chúng lại không được bảo vệ”, AFP dẫn lời bà Khan. Ảnh: IAmSafari.
Theo Chi Mai (Zing)
Uber rút khỏi Đông Nam Á, bán lại hoạt động cho đối thủ Grab
Grab vừa công bố mua lại hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, qua đó sáp nhập với đối thủ sau cuộc cạnh tranh khốc liệt tại khu vực.
Theo thỏa thuận, Grab sẽ mua lại tất cả hoạt động của Uber trong khu vực 620 triệu dân ở Đông Nam Á, bao gồm dịch vụ giao thực phẩm UberEats. Đổi lại, Uber sẽ nhận được 27,5% cổ phần của Grab và CEO Dara Khosrowshahi của Uber sẽ tham gia đội ngũ lãnh đạo của công ty đối thủ.
Grab sẽ tiếp quản các hoạt động và tài sản của Uber ở Singapore, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Giá trị của thương vụ này không được tiết lộ.
Grab hoạt động tại 191 thành phố ở Đông Nam Á bao gồm Phnom Penh. Ảnh: Getty.
Theo Bloomberg, thỏa thuận trên đánh dấu thắng lợi cho Grab cũng như Tập đoàn SoftBank, cổ đông lớn nhất của cả Uber và Grab. Tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản đang tìm cách giảm sự cạnh tranh tại thị trường đi chung xe đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á.
Trước đó, Uber từng rút khỏi 2 thị trường lớn khác là Trung Quốc và Nga bằng các thỏa thuận tương tự. Tháng 8/2016, Didi, công ty cung cấp dịch vụ đi chung xe tại Trung Quốc, đã mua lại thị phần của Uber ở nước này. Tháng 7/2017, Uber cũng rút khỏi Nga bằng cách sáp nhập với đối thủ hàng đầu là Yandex.Taxi.
Đối với Anthony Tan, giám đốc điều hành và người đồng sáng lập Grab, vụ mua bán này sẽ chấm dứt cuộc chiến khốc liệt để giành vị thế dẫn đầu ở Đông Nam Á giữa Uber và Grab.
Xuất phát từ ứng dụng gọi xe ra mắt ở Kuala Lumpur năm 2012, Grab đã trở thành dịch vụ đi chung xe hàng đầu khu vực với số vốn 4 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Hiện tại, Grab cung cấp dịch vụ đi chung xe tại 191 thành phố trên khắp Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Theo Danviet
MH370: Bốn năm bí ẩn vẫn chưa tìm ra lời giải Việc công bố báo cáo đầy đủ về sự mất tích của máy bay MH370 đã bị tạm hoãn chờ kết quả của đợt tìm kiếm mới bởi bất cứ bằng chứng mới nào được phát hiện "có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc điều tra", các nhà điều tra Malaysia cho biết trong báo cáo thường kỳ gửi tới gia đình...