Chân dung nữ tù nhân IS đòi hoán đổi với con tin Nhật
Sajida al-Rishawi, nữ tù nhân từng âm mưu đánh bom tự sát một khách sạn ở Jordan, có người thân là trợ tá đắc lực cho thủ lĩnh nhóm tiền thân của IS, là người mà nhóm cực đoan ra yêu sách, đòi trả tự do trong video mới.
Sajida al-Rishawi diễn lại việc đeo đai thuốc nổ để đánh bom tự sát một khách sạn ở Jordan. Ảnh: The Star
Một video xuất hiện hôm qua cho thấy một trong hai con tin Nhật Bản bị IS bắt giữ có thể đã bị hành quyết sau khi hết hạn trả tiền chuộc. Đoạn video có hình ảnh con tin Kenji Goto, 47 tuổi, mặc áo cam, bị còng tay, cầm một bức ảnh được cho là chụp thi thể lìa đầu của con tin Haruna Yukawa, 42 tuổi.
Một giọng nói bằng tiếng Anh, dường như là của Goto, thông báo IS hiện không đòi tiền chuộc nữa mà yêu cầu hoán đổi tù nhân. Chúng muốn giới chức thả tự do cho một người phụ nữ có tên Sajida al-Rishawi.
“Họ chỉ yêu cầu thả người em gái đang bị giam cầm của họ, Sajida al-Rishawi”, giọng nói cho biết.
Đánh bom tự sát bất thành
Sajida Mubarak Atrous al-Rishawi, một phụ nữ trong độ tuổi 40, là một kẻ đánh bom tự sát không thành công. Bà cùng chồng đeo dây đai gắn bom, với âm mưu kết liễu bản thân và những người khác tại một tiệc cưới ở khách sạn Radisson SAS, thủ đô Amman của Jordan tháng 11/2005.
Đây là một trong ba vụ tấn công vào các khách sạn riêng biệt ở Jordan, khiến tổng cộng 60 người thiệt mạng. 38 người đã chết trong cuộc tấn công vào khách sạn Raddisson SAS, sau khi al-Rishawi và chồng bà, Ali Hussein Ali al-Shamari, từ Iraq đến Jordan bằng hộ chiếu giả để thực hiện âm mưu.
“Chúng tôi thuê một căn hộ tại Jordan. Chồng tôi có hai đai thuốc nổ. Anh ấy đeo một cái cho tôi và tự đeo một cái khác. Anh ấy dạy tôi sử dụng, hướng dẫn cách kéo kíp nổ và kích hoạt nó”, The Independent dẫn lời al-Rishawi, kể lại.
“Chúng tôi thuê một chiếc xe và vào khách sạn ngày 9/11/2005. Hai người chúng tôi vào bên trong, đi đến hai góc phòng đối diện nhau”, al-Rishawi nói tiếp.
“Chồng tôi kích hoạt đai bom của anh ấy, tôi cố gắng kích nổ bom của mình nhưng thất bại”, al-Rishawi bình tĩnh kể lại trên truyền hình Jordan tháng 11/2005. “Mọi người chạy trốn, và tôi chạy cùng họ”.
Phó thủ tướng Jordan vào thời điểm đó, Marwan Muasher cho biết giới chức Jordan có thông tin rằng chồng al-Rishawi “đã bảo bà ta chạy ra khỏi phòng” khi bà không thể kích hoạt bom.
Al-Rishawi năm 2006 bị kết án tử hình, tuy nhiên, vào năm đó, Jordan bắt đầu xóa bỏ án tử và kéo dài quy chế này trong 8 năm, cho đến khi nối lại việc hành hình vào tháng trước. Al-Rishawi hiện vẫn bị giam tại Jordan.
Ông Muasher nói với CNN rằng al-Rishawi không đeo đai thuốc nổ khi bị bắt, nhưng giới chức phát hiện bà có hai đai bom. Một cái chứa đầy thuốc nổ RDX và chiếc còn lại chứa vòng bi sắt, một kỹ thuật thường được những kẻ đánh bom sử dụng.
“Mục đích là nhằm gây ra nhiều thương vong nhất có thể”, ông nói.
Video đang HOT
Sajida al-Rishawi bị giam trong nhà tù Jordan. Ảnh: The Star
Mối liên quan đến IS
Giới chức Jordan vào thời điểm đó cho rằng các cuộc tấn công được dàn dựng bởi nhóm khủng bố al-Qaeda tại Iraq, do tên thủ lĩnh người Jordan, Abu Musab al-Zarqawi, cầm đầu. Một bài đăng trên trang web do al-Qaeda ở Iraq sử dụng đã nhận trách nhiệm về các vụ khủng bố ở Jordan.
Al-Zarqawi tháng 6/2006 bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công của Mỹ. Phó thủ tướng Marwan Muasher cho biết al-Rishawi là em gái kẻ được coi là “cánh tay phải” của Zarqawi, đã bị giết ở Fallujah, Iraq. Ông không cung cấp cụ thể danh tính người này.
IS trỗi dậy vào năm 2004, với tiền thân là al-Qaeda tại Iraq. Mục tiêu của nhóm là tạo ra một nhà nước Hồi giáo trên khắp các khu vực của người theo đạo Hồi dòng Sunni ở Iraq và Syria. Al-Qaeda hồi tháng 2/2014 cắt đứt quan hệ với IS sau nhiều tháng đấu đá nội bộ giữa IS và một nhóm khác, Mặt trận al-Nusra.
Thủ lĩnh tối cao hiện thời của IS, Abu Bakr al-Baghdadi từng là trợ tá của al-Zarqawi, Trung tá về hưu James Reese, cựu chỉ huy lực lượng Delta của Mỹ cho biết.
“Có mối liên quan giữa IS với người phụ nữ này”, Reese nói về yêu sách hoán đổi tù nhân trong video. “Đây chỉ là một cách khác để giúp IS đưa những người này trở lại và giúp tuyên truyền cho nhóm”.
Phương Vũ
Theo CNN/ The Independent
Ảnh chân dung "độc và lạ" kể chuyện nhân loại trong năm 2014
Mỗi bức ảnh dưới đây là một câu chuyện riêng biệt về con người, về cuộc đời trên khắp thế giới năm 2014.
Mỗi bức ảnh chân dung là một khoảnh khắc "đóng băng" nhân vật xuất hiện trong ảnh, đưa lại cho người xem một lối vào nội tâm sâu kín của nhân vật. Những bức ảnh chân dung chân thực nhất thường có sức mạnh "kể chuyện".
Ảnh chân dung là một thể loại đặc biệt của nhiếp ảnh báo chí. Ở đó, những câu chuyện chính trị - kinh tế - xã hội được kể lại theo một cách "mềm" hơn, nhân văn và giàu tính nghệ thuật hơn.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh chân dung "độc và lạ" kể về nhân loại trong năm 2014:
Ngày 21/2: Một người biểu tình ở thủ đô Kiev, Ukraine.
Một cô bé hóa trang trong ngày lễ Thánh Santo Domingo de Guzman ở thủ đô Managua, Nicaragua. Trong dịp lễ này, người dân nơi đây sẽ phủ lên cơ thể một lớp sơn đỏ để cầu những điều may mắn sẽ được vị thánh biến thành sự thật. Trong 10 ngày đầu tiên của tháng 8 hàng năm, những hoạt động tưng bừng kỷ niệm ngày lễ thánh sẽ được diễn ra.
Ngày 21/8: Người phụ nữ mặc bộ đồ bơi kỳ lạ ở biển Hoàng Hải, Thanh Đảo, Trung Quốc. Hiện tại mốt đồ bơi chống nắng kiểu này rất được phụ nữ nơi đây ưa chuộng.
Ngày 23/8: Bà Matua Fallah đang đứng đợi để được phát phần gạo ít ỏi tại một trung tâm phân phát lương thực ở thị trấn Dolo, Liberia. Chính quyền đã chậm trễ trong việc phân phát lương thực cứu trợ cho thị trấn nghèo với dân số 20.000 người, sau khi áp dụng lệnh cách ly để ngăn đại dịch ebola lây lan từ thị trấn sang các khu vực xung quanh.
Ngày 30/8: Một người phụ nữ Triều Tiên đang xem một cuộc thi đấu vật ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Ngày 7/9: Những người tham gia cuộc tuần hành của cộng đồng LGBT (đồng tính nữ - đồng tính nam - song tính và chuyển giới) ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Ngày 15/9: Bà cụ Blanca Lydia Valenzuela (61 tuổi) đến từ Honduras lau nước mắt khi được hỏi chuyện. Hiện bà đang sống ở nơi dành cho những người nhập cư không giấy tờ vào Mexico. Bà cho biết một năm bà đến Mexico hai lần để tìm kiếm cậu con trai đã mất tích khi vượt biên vào Mexico hồi năm 2003.
Ngày 28/9: Những thầy tu tham dự một buổi đối thoại được tổ chức ở thủ đô Colombo, Sri Lanka. Tại đây, mâu thuẫn giữa các tín đồ đạo Phật và đạo Hồi đã diễn ra khá gay gắt trong năm 2014.
Ngày 29/10: Khoảng 30 hộ gia đình sống dưới gầm cầu ở thủ đô Manila, Philippines, buộc phải sống trong ánh nến sau khi nguồn điện mà họ "câu" bất hợp pháp bị cắt. Những hộ gia đình này chủ yếu kiếm sống bằng nghề đi thu lượm ve chai.
Ngày 4/10: Một Chiến binh Tự do của Hiệp hội Thực thi Công bằng đang đi tuần ở thành phố San Diego, bang California, Mỹ. Hiệp hội được thành lập từ năm 2006, những người tình nguyện tham gia vào hội mặc những bộ đồng phục được thiết kế lấy cảm hứng từ những nhân vật siêu anh hùng trên màn ảnh. Họ đi tuần trên các đường phố của San Diego và sẵn sàng giúp đỡ những ai cần giúp.
Ngày 29/10: Một nữ diễn viên của vở kịch "Mê cung kinh hoàng" - vở kịch sắp được công diễn ở thành phố Bottrop, Đức.
Ngày 4/11: Vẻ mặt ngơ ngác, sợ hãi của một cô bé theo đạo Hồi ở đất nước Bahrain khi tham gia vào nghi lễ tôn giáo Ashura, trong đó những người đàn ông sẽ tự hành xác mình theo những cách đau đớn nhất.
Ngày 4/11: Một thiếu niên theo đạo Hồi ở Ấn Độ tham gia vào nghi lễ Ashura - nghi lễ đòi hỏi những tín đồ nam phải tự dùng dao làm mình chảy máu.
Ngày 15/11: Anh Matt Gone, nổi tiếng với biệt danh "người đàn ông kẻ carô", xuất hiện tại Hội nghị Nghệ sĩ Xăm mình Quốc tế lần 8 được tổ chức tại thủ đô Bogota, Colombia.
Ngày 16/11: Đứng đợi xe buýt ở thành phố Donetsk, miền đông Ukraine.
Cậu bé Mohammed người Somali mắc bệnh sốt rét đang được điều trị tại trung tâm y tế từ thiện ở thủ đô Mogadishu.
Người phụ nữ sống trong một trại tị nạn ở miền tây bắc đất nước Yemen.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Boston Globe
Chân dung tay súng khống chế con tin ở Sydney Giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tên Sheik Man Haron Monis là nghi phạm vụ bắt giữ con tin ở một quán cà phê trong hơn 10 tiếng đồng hồ qua tại thành phố Sydney, theo trang tin 9 News (Úc). Chân dung giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Sheik Man Haron Monis trên trang web của 9 News Monis sinh ra tại...