Chân dung nữ Phó giáo sư 8X
Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội, bỏ qua cao học để làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Anh ở tuổi 26, 31 tuổi được phong chức danh Phó giáo sư. Đằng sau đường suôn sẻ này là nghị lực, niềm say mê không thể phủ nhận của cô gái Hà thành Nguyễn Khánh Diệu Hồng, giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Khánh Diệu Hồng (ngoài cùng bên phải) trong buổi hướng dẫn sinh viên thực tập
Video đang HOT
Nghiên cứu khoa học- niềm say mê từ thời sinh viên
Trở thành Phó giáo sư trẻ nhất năm 2012 là tin vui mà Nguyễn Khánh Diệu Hồng nhận được từ giới báo chí trong mấy ngày gần đây. Chia sẻ cảm nghĩ khi được công nhận chức danh Phó giáo sư ở độ tuổi còn rất trẻ (Diệu Hồng sinh năm 1981), cô cho biết đây là tin rất vui với không chỉ cô mà cả gia đình và là một mốc rất quan trọng với bất cứ một nhà khoa học nào. Trong cuộc trò chuyện ngắn với vị Phó giáo sư trẻ này, sự tò mò về chân dung một nữ khoa học trẻ của phóng viên được thỏa mãn trước bảng thành tích liên tục từ thời sinh viên đến nay của Diệu Hồng. Song ấn tượng nhất từ nữ khoa học là phong cách 8x với nét nữ tính, sự thẳng thắn, thông minh cùng khá nhiều tài lẻ được cô tiết lộ.
Ngay từ khi còn là sinh viên, niềm đam mê với nghiên cứu khoa học đã đến với Diệu Hồng với định hướng lựa chọn rõ ràng về lĩnh vực nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường. Thành công đầu tiên của Diệu Hồng chính là một nhánh đề tài của Hồng cùng nhóm nghiên cứu, trong khuôn khổ một đề tài lớn của thầy hướng dẫn, được ứng dụng thực tế vào năm 2003. Năm đó, đề tài này đã giành giải nhất “ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” 2003 của Quĩ VIFOTEC và Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ Việt Nam 2003.
Tiếp tục thành công này là hàng loạt những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu về nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường, các chất tẩy rửa trong đời sống và trong công nghệ lọc Hóa dầu trong đó có Hồng được đưa vào ứng dụng… Niềm vui ngày càng lớn khi những thành quả của cả nhóm nghiên cứu “sống” thực sự sau khi vượt qua nhiều thử nghiệm trong môi trường sản xuất kinh doanh vốn với những vị khách hàng thực dụng và khó tính. Đây là một nguồn tiếp sức lớn cho niềm đam mê nghiên cứu của Diệu Hồng và của cả những học trò của cô giáo Diệu Hồng tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cuộc sống không hoàn toàn “mềm mại”
Học giỏi từ nhỏ với thành tích từ tiểu học đến phổ thông, bao quát các lĩnh vực từ văn hóa, nghệ thuật. Sự toàn tài của Nguyễn Khánh Diệu Hồng được chứng minh bằng những bức tranh do cô sáng tác. Những năm học và làm việc tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh (The Royal Institution of GreatBritain) áp lực đến với Diệu Hồng không ít khi cô bỏ qua bằng cao học để chính thức làm nghiên cứu sinh tại Đại học University College London, trường được xếp hạng tốp đầu thế giới và là người Việt Nam đầu tiên được nhận vào thực tập sinh sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh. “Ở nước ngoài một mình phải giải quyết mọi công việc, những lúc như vậy, vẽ tranh là một liều thuốc tinh thần rất hiệu quả với bản thân tôi. Cũng vì vậy mà bức tranh vẽ cầu Tháp bắc qua sông Themes ở London đã được tôi ứng tác trong liền 2 ngày không nghỉ” – Diệu Hồng nhớ lại.
Lựa chọn về nước thay vì ở lại Anh để tìm kiếm cơ hội mới như phần lớn các bạn của Diệu Hồng chính là vì những đam mê của Hồng khi còn nhỏ. Đó là được về làm việc ở một ngôi trường như trường Bách Khoa Hà Nội. Khó khăn đối với một nhà nghiên cứu cũng khó có thể hình dung hết nhưng không có sự kiên trì, không say mê, không hy sinh sẽ không có thành quả. “Một sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao là rất khó. Mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, có những lúc thất bại, việc thử nghiệm cũng không dễ dàng. Chỉ đến khi mọi người thấy được công dụng cũng như so sánh giá thành thì sản phẩm mới chính thức được công nhận.” – Diệu Hồng cho biết.
Có thử thách thì cũng có phần thưởng. Đối với Diệu Hồng đó là việc sở hữu hai ngôi nhà. Bên cạnh ngôi nhà ấm cúng với gia đình, Diệu Hồng có ngôi nhà thứ hai là Viện Kỹ thuật Hóa học. Ngôi nhà này của Diệu Hồng còn liên tục mở rộng với nhiều thành viên mới khi những sinh viên, nghiên cứu sinh đăng ký làm việc với cô đều được giao kèo phải coi đây là nhà. “Coi là nhà có nghĩa là phải biết tôn trọng các quy định của phòng thí nghiệm, biết tiết kiệm, phải gọn gàng, cẩn trọng an toàn cho ngôi nhà của mình, và quan trọng hơn là biết chia sẻ ý tưởng, giúp đỡ các thành viên trong nhóm thay vì dành riêng cho bản thân, để cạnh tranh…” – Diệu Hồng cho biết. Với một nhà nghiên cứu khoa học thực thụ, mỗi đề tài thành công sẽ không chỉ dừng ở đó. Tiếp tục cống hiến, tiếp tục tìm tòi là điều mà Diệu Hồng khẳng định cho con đường dài trước mắt khi bên cạnh cô có sự ủng hộ và chia sẻ của cộng đồng các nhà khoa học đi trước cũng như những thế hệ tiếp theo cô.
Theo Dantri
Gập ghềnh đường đến khoa học
Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội, bỏ qua cao học để làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Anh ở tuổi 26, 31 tuổi được phong chức danh Phó giáo sư. Đằng sau đường suôn sẻ này là nghị lực, niềm say mê không thể phủ nhận của cô gái Hà thành Nguyễn Khánh Diệu Hồng, giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Khánh Diệu Hồng (ngoài cùng bên phải) trong buổi hướng dẫn sinh viên thực tập
Trắng đêm trước ngày có tin vui
Chia sẻ cảm nghĩ khi được công nhận chức danh Phó giáo sư ở độ tuổi còn rất trẻ (Diệu Hồng sinh năm 1981), cô cho biết, đã lo âu, hồi hộp đến mất ngủ trước một mốc rất quan trọng với bất cứ một nhà khoa học nào.
Ngay từ khi còn là sinh viên, Diệu Hồng đã có niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã có với định hướng lựa chọn rõ ràng về lĩnh vực nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường. Thành công đầu tiên của Diệu Hồng là đề tài nghiên cứu cùng 2 người bạn sinh viên được chính thức ứng dụng thực tế năm 2003. Băn khoăn vì sao đất sét trắng ở Việt Nam rất phong phú nhưng bà con nông dân làm nghề nuôi trồng thủy sản vẫn phải nhập cao lanh giá cao (một loại đất sét màu trắng hoặc vàng) chứa vật liệu Zeolit để chống ô nhiễm môi trường nước dẫn đến hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Nhóm nghiên cứu của Hồng đã chọn được nguồn nguyên liệu cao lanh chứa Zeolit tốt nhất ở Yên Bái và tiếp tục xây dựng thành công dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu chứa Zeolit với giá thành chỉ bằng một nửa so với "đất sét" nhập. Đề tài này còn giành luôn giải nhất "Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam" 2003 của Quĩ VIFOTEC và Huy chương Vàng tại Hội chợ công nghệ Việt Nam 2003. Nhưng niềm vui lớn hơn cả là sau quá trình được kiểm nghiệm trên thực tế, công nghệ này đã được chuyển giao sản xuất tại Quảng Bình và Cần Thơ.
Tiếp tục thành công này là hàng loạt sản phẩm đặt hàng được Diệu Hồng cùng nhóm nghiên cứu đưa ra ứng dụng thuộc nhóm nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường, các chất tẩy rửa trong đời sống và trong công nghệ lọc Hóa dầu...
Cuộc sống không hoàn toàn suôn sẻ
Lựa chọn về nước thay vì ở lại Anh để tìm kiếm cơ hội mới như phần lớn các bạn của Diệu Hồng có phần chính ở lý do hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, với Hồng, được về làm việc ở trường cũng như được trở về nhà. Gắn bó từ nhỏ với khu Bách Khoa vì mẹ là giảng viên của trường, Diệu Hồng không ngần ngại khi chọn thi vào ĐH Bách Khoa Hà Nội với ước mơ được làm việc tại trường. "Điều kiện để nghiên cứu khoa học của Việt Nam khó có thể so sánh với nước ngoài nhưng bù lại là có cả một cộng đồng nghiên cứu và sự hỗ trợ lớn từ các thầy cô, những nhà khoa học đi trước" - Diệu Hồng phân tích. Khó khăn đối với một nhà nghiên cứu cũng khó có thể hình dung hết nhưng không có sự kiên trì, không say mê, không hy sinh sẽ không có thành quả. "Một sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao là rất khó. Mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, có những lúc thất bại, việc thử nghiệm cũng không dễ dàng. Nhóm nghiên cứu của tôi đã từng phải đến các xưởng dệt may xin được thử nghiệm sản phẩm tẩy rửa sạch của mình cả năm trời không có kinh phí. Chỉ đến khi mọi người thấy được công dụng cũng như so sánh giá thành thì sản phẩm mới chính thức được công nhận" - Diệu Hồng cho biết.
Có thử thách thì cũng có phần thưởng. Đối với Diệu Hồng đó là việc sở hữu hai ngôi nhà. Bên cạnh ngôi nhà ấm cúng với gia đình, Diệu Hồng có ngôi nhà thứ hai là Viện Kỹ thuật Hóa học. Ngôi nhà này của Diệu Hồng còn liên tục mở rộng với nhiều thành viên mới khi những sinh viên, nghiên cứu sinh đăng ký làm việc với cô đều được giao kèo phải coi đây là nhà. "Coi là nhà có nghĩa là phải biết tôn trọng quy định, biết tiết kiệm, phải gọn gàng và quan trọng hơn là biết chia sẻ ý tưởng, giúp đỡ các thành viên trong nhóm thay vì dành riêng cho bản thân, để cạnh tranh..." - Diệu Hồng cho biết.
Theo ANTD
Đặc cách xét chức danh giáo sư trẻ nhất năm 2012 Theo Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, năm 2012, có 469 người được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và Phó GS (PGS), trong đó có 427 PGS và 42 GS. Hai nhà khoa học được đặc cách xét chức danh GS là ông Phùng Hồ Hải, Phó Viện trưởng Viện Toán học, SN 1970, đây...