Chặn đứng nhiều tốp người vượt biên trên tuyến biên giới Việt – Lào
Đêm 9-5, nhóm người từ Lào tìm cách qua đường biên vào Việt Nam ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã bị bộ đội biên phòng bắt giữ, đưa đi cách ly.
Một trong 4 chốt chặn ở biên giới Việt – Lào trên xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam – Ảnh: B.D.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 10-5, chủ tịch UBND huyện Nam Giang A Viết Sơn cho biết đang đợi kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với nhóm 6 người vượt biên trái phép vừa bị bộ đội biên phòng bắt giữ.
Trước đó, đêm 9-5, 6 người gồm 4 người dân tộc Mông quê ở Lai Châu và 2 người trú tại Đà Nẵng, Quảng Nam ở khu vực biên giới bị biên phòng phát hiện, bắt giữ.
Bốn người Mông gồm: Sùng A Tùng (35 tuổi), Châu A Khai (25 tuổi), Sùng A Páo (43 tuổi), Lừa A De (33 tuổi), cùng trú tại huyện Phong Thổ, Lai Châu.
Video đang HOT
Hai người còn lại gồm Đoàn Văn Minh, trú tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng và Tô Thị Huyền (trú tại huyện Bắc My, Quảng Nam).
Làm việc với biên phòng, nhóm này khai cùng nhau lên biên giới, 4 người Mông tìm cách qua Lào khai thác dược liệu, Minh và Huyền là người thu mua, vận chuyển.
Bộ đội biên phòng Quảng Nam tuần tra dọc đường biên Việt – Lào – Ảnh: B.D.
Thời gian gần đây, các chốt biên phòng dọc biên giới Việt – Lào, đoạn qua tỉnh Quảng Nam liên tục được tăng cường lực lượng để chốt chặn, bắt giữ nhiều vụ vượt biên trái phép. Đa phần các vụ việc này đều liên quan đến những người lao động từ phía Bắc vào khai thác dược liệu.
Thượng tá Dương Đệ Châu – đồn trưởng Đồn biên phòng A Xan (Tây Giang) – cho biết khi phát hiện nhóm người này, lực lượng biên phòng sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính hành vi chính về việc xâm nhập vào khu vực cấm hoặc áp dụng các quy định về khai thác lâm sản.
Trong năm 2020, riêng ở huyện Tây Giang đã xử lý gần 200 người vào vùng cấm, từ đầu năm tới nay biên phòng đã xử lý 33 người.
ảo Lý Sơn bị cô lập nhiều ngày
Ngày 8-12, UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, 12 ngày qua, do thời tiết xấu, biển động mạnh khiến tuyến giao thông đường thủy Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại phải tạm ngừng hoạt động.
Người dân thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, Quảng Nam) dọn dẹp đồ đạc sau trận lũ do Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ vào ngày 28-10 vừa qua. Ảnh: VĨNH LỘC
Bị cô lập nhiều ngày với đất liền, một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên đảo trở nên khan hiếm. Trên biển hiện có gió mạnh và sóng lớn, để tránh nguy cơ gây mất an toàn, cùng với việc cảnh báo ngư dân không nên ra khơi, lực lượng chức năng huyện Lý Sơn còn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết không để người dân lén lút sử dụng tàu cá vận chuyển hành khách và hàng hóa ra, vào đảo.
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cho biết, từ hôm nay (9-12) đến ngày 13-12, các tỉnh Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Trời rét, riêng từ ngày 11 đến 13-12, đêm và sáng trời rét. Từ ngày 14 đến 18-12, có mưa vài nơi; riêng ngày 14 có mưa, mưa rào rải rác, trời rét. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa, mưa rào rải rác, trời rét. Trên biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (9-12), khu vực bắc Biển ông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao từ 2 đến 4 m; vùng biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động; sóng biển cao từ 2 đến 4 m.
Ngày 8-12, Sở Công thương tỉnh ắk Nông cho biết, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về kiểm tra việc xả lũ của hai thủy điện Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp. Trước đó, trong các ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12, hai thủy điện nêu trên đã xả lũ khiến nước từ nhánh sông Krông Ana (tỉnh ắk Lắk) đổ về sông Krông Nô (tỉnh ắk Nông) cao bất thường, gây ngập lụt và làm thiệt hại hơn 30 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Trước tình hình nêu trên, Công ty thủy điện Buôn Kuốp khẳng định sẽ phối hợp chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ để chia sẻ thiệt hại với nhân dân.
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Thủy điện ắk Mi nhằm lên phương án hỗ trợ người dân bị thiệt hại do Thủy điện ăk Mi 4 xả lũ vào ngày 28-10 vừa qua. Theo thống kê, Thủy điện ăk Mi 4 xả lũ làm 569 nhà tại xã Cà Dy và thị trấn Thạnh Mỹ bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại hơn 32 tỷ đồng; ngoài ra nhiều công trình dân sinh bị hư hỏng nặng nề. Tại buổi làm việc, đại diện Công ty cổ phần Thủy điện ắk Mi cho biết, trong thời gian tới, công ty sẽ phối hợp với huyện Nam Giang kiểm tra thực tế, thẩm định số liệu thiệt hại để có hướng hỗ trợ người dân.
Ngày 8-12, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có văn bản đề nghị Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, hỗ trợ các loại giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia để địa phương kịp thời hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão, lũ, triển khai sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Cụ thể, đề nghị hỗ trợ 890 tấn giống lúa; gần 73 tấn giống ngô; 55,6 tấn giống lạc; 26,2 tấn giống rau, đậu các loại, hành tím... Ngoài ra, một số địa phương trong tỉnh cũng đề nghị xin được hỗ trợ hom giống sắn sạch bệnh để trồng trên diện tích hơn 651 ha.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, thời gian gần đây, thời tiết trên vùng biển Quảng Bình có gió to, sóng lớn làm chìm nhiều tàu, thuyền, gây thiệt hại cho ngư dân. Cụ thể, sáng 7-12, trên vùng biển gần bờ xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, xảy ra vụ chìm thuyền khi đang khai thác hải sản, làm hai ngư dân là anh Trần Như Tiến (SN 1977) và Trần Như Hoàng (SN 1992) đều ở xã Ngư Thủy mất tích. Tối cùng ngày, lực lượng tìm kiếm tìm được thi thể của anh Trần Như Tiến tại khu vực biển xã Ngư Thủy và đến trưa 8-12 đã tìm được thi thể người còn lại. Tương tự, trên vùng biển xã ức Trạch, huyện Bố Trạch, thuyền của ngư dân Nguyễn Văn Riu (SN 1988, người địa phương) bị sóng đánh chìm. Rất may, chủ thuyền tự bơi vào bờ an toàn. ồn Biên phòng Lý Hòa phối hợp chính quyền địa phương và người dân kéo được thuyền cùng ngư lưới cụ vào bờ.
Tại Hà Nam, bệnh viêm da nổi cục trên bò đã xuất hiện trên đàn bò của hộ ông Lê Văn Liêu, tổ dân phố Hương Cát và hộ ông Vũ Văn Hòe, tổ dân phố Tứ Giáp, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên. ây là loại bệnh mới, lần đầu xuất hiện tại Hà Nam. ược biết, hộ ông Liêu và ông Hòe có tổng số bảy con bò và bê, thời gian gần đây ba con có triệu chứng mắc bệnh bất thường. Cụ thể, bò bị sưng hạch trước vai, nổi các nốt sần hình tròn, chắc và nhô cao trên vùng đầu, cổ, lưng, bụng, viêm mũi và tiết nhiều nước bọt. Ngày 7-12, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của ba con bò có biểu hiện bệnh nêu trên dương tính với bệnh viêm da nổi cục. Hiện, ngành chức năng tỉnh Hà Nam đang triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
* Ngày 8-12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa tái phát dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể, ngày 28-11, đàn lợn 59 con của một hộ dân tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam có 11 con biểu hiện bệnh, một con chết; đàn lợn sáu con của một hộ nuôi tại xã Vang Quới Tây, huyện Bình ại có hai con biểu hiện bệnh, một con chết. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre lấy mẫu lợn bệnh gửi Chi cục Thú y vùng 6 xét nghiệm, kết quả các mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh tả lợn châu Phi. Cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre đã tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của các hộ nuôi nêu trên và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Thủy điện Đak Mi 4 không thể chối bỏ trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người dân Người dân huyện Nam Giang, Quảng Nam mong muốn thủy điện sớm đền bù thiệt hại để họ tái thiết cuộc sống. Sau hơn 1 tuần hứng chịu đợt ngập lụt do thủy điện Đak Mi 4 xả lũ gây ra, nhiều nơi tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn đang khắc phục hậu quả nặng nề. Thế nhưng, người dân bị...