Chân dung nhà văn gốc Việt chiến thắng giải thưởng Pulitzer
Hôm qua (18-4), những người chiến thắng giải thưởng Pulitzer năm 2016, giải thưởng cho các thành tựu báo chí, báo điện tử, văn học, và sáng tác âm nhạc tại Hoa Kỳ, đã được công bố.
Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả của quyển The sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên), đã mang về giải thưởng danh giá nhất cho hạng mục tiểu thuyết hư cấu.
Tác giả là ai?
Viet Thanh Nguyen là ai? Ông là phó giáo sư ngành tiếng Anh, Hoa kỳ học và dân tộc học tại đại học Nam California từ năm 2003. Trước đó, ông từng là trợ lý giáo sư trong cùng chuyên ngành.
Theo hãng tin Bustle, ông Viet Thanh Nguyen là người nhập cư. Ông sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975. Ông sống tại Pennsylvania cho đến cuối thập niên 70, sau đó chuyển đến San Jose, California.
Tại đây, gia đình ông mở một trong những tiệm tạp hóa đầu tiên của người Việt trong khu vực.
Ông tốt nghiệp đại học California, Berkeley chuyên ngành tiếng Anh và Dân tộc học. Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi bằng tiến sĩ và tốt nghiệp với bằng tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh năm 1997.
Chân dung nhà văn gốc Việt giành chiến thắng tại giải thưởng Pulitzer. (Hình ảnh: facebook/Viet Thanh Nguyen)
Tiếp đó, ông chuyển đến Los Angeles để dạy học tại trường đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là nhà phê bình lớn về văn hóa cho tờ Los Angeles Times, và biên tâp viên cho diaCRITICS, một trang blog cho cộng đồng nghệ sĩ người Việt.
Video đang HOT
Ông Nguyễn từng viết sách học thuật và các tác phẩm truyện ngắn trong quá khứ, nhưng “Những người đồng cảm” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.
Sơ lược về “Cảm tình viên”
Cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải nhất hạng mục tiểu thuyết của tổ chức Center for Fiction vào năm 2015, huy chương Carnegie xuất sắc cho hạng mục tiểu thuyết từ Hiệp hội Asian/Pacific American Libraries cho hạng mục tiểu thuyết.
“Cảm tình viên” cũng chiến thắng hạng mục tiểu thuyết của giải thưởng PEN/Faulkner và tiểu thuyết khởi đầu của giải thưởng PEN/Robert W. Bingham.
“Cảm tình viên” là câu chuyện về một điệp viên Việt Nam năm 1975 vượt biên từ Sài Gòn (tên gọi cũ của thành phố Hồ Chí Minh) sang Los Angeles để hoạt động tình báo.
PHẠM THANH THẢO (Theo Bustle)
Theo_PLO
Mối tình kỳ lạ của hoàng đế kiệt xuất nhất Trung Quốc
Tuy nổi tiếng tàn bạo nhưng ông rất kính nể, tôn trọng và yêu thương vợ. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ.
Nổi tiếng về tài trí và khả năng trị quốc nhưng Chu Đệ cũng nổi tiếng ôm mối tình si với mỹ nhân tài sắc vẹn toàn Từ thị.
Nổi tiếng về tài trí và khả năng trị quốc nhưng Chu Đệ cũng nổi tiếng ốm mối tình si với mỹ nhân tài sắc vẹn toàn Từ thị. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Chu Đệ.
Trong cuộc đời Minh Thành Tổ Chu Đệ có ba người con gái mà ông vô cùng sủng ái. Họ đều là những người mỹ nhân tài đức vẹn toàn, nhưng có lẽ người có công lớn nhất khiến một đại hoàng đế xuất chúng như Chu Đệ cả đời kính trọng, yêu thương và thương nhớ chính là Từ hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu.
Từ hoàng hậu xuất thân cao quý, là trưởng nữ của khai quốc công thân triều Minh Từ Đạt . Nàng không chỉ tài sắc song toàn mà còn thông văn giỏi võ. Khi mới 14 tuổi, tài hoa xuất chúng của nàng đã vang danh thiên hạ và đến tai Chu Nguyên Chương. Chính Chu Nguyên Chương đã đã tìm Từ Đạt và ý kết thông gia để nàng làm vợ của hoàng tử thứ tư Chu Đệ. Ảnh minh họa chân dung Từ thị.
Dưới sự sắp đặt của hai ông bố, Từ thị đã trở thành chính thất của Chu Đệ khi đó mới 16 tuổi. Tuy Từ thị còn nhỏ nhưng xuất thân từ tướng môn, nên việc đọc sách, hiểu lễ nghĩa đều liệt vào hàng hiếm có trong thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Từ vương phi.
Năm thứ 9 Hồng Vũ, Từ thị được sắc phong là Yến vương phi. Khi về làm dâu hoàng tộc, Từ thị lại được một người mẹ chồng tài đức nổi tiếng thiên hạ là Mã hoàng hậu yêu thương, chăm lo dạy dỗ nên ngày càng hoàn thiện. Ảnh minh họa chân dung Từ vương phi.
Chu Đệ kính trọng và yêu thương Từ vương phi không chỉ bởi tài hoa, đức hạnh, mà nàng chính là người có công lớn giúp Chu Đệ xây dựng thành công đế nghiệp. Khi Chu Đệ phát động "Tĩnh Nam chi biến", triều đình đã phái Lý Cảnh Long vây đánh Bắc Bình đúng lúc Chu Đệ đang đến xin cứu viện ở Ninh Vương Chu Quyền. Ảnh minh họa chân dung Từ vương phi.
Chính lúc nguy cấp, Từ vương phi yếu đuối mảnh mai đã khoác chiến giáp, thân chinh xung trận, chỉ huy quân sỹ, đích thân đánh trống trận đầy nhuệ khí, chiến thắng đối thủ cứu thành công Bắc Bình. Ảnh minh họa chân dung Từ vương phi.
Khi Chu Đệ phát động Tĩnh Nam chi biến, Từ gia chia thành hai phe. Đại ca của Từ vương phi đứng thế đối đầu với Chu Đệ bảo vệ Văn Đế. Vì muốn giúp chồng hoàn thành đại nghiệp, Từ vương phi đã đau đớn gạt bỏ tình thân đứng thế đối đầu với chính anh ruột mình, bỗng chốc từ anh em ruột trở thành kẻ địch. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu.
Những người như Từ vương phi quả là hiếm có trong lịch sử hậu cung của các đế vương, có thể nói nàng chính là đại quý nhân trong cuộc đời Chu Đệ. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu.
Sau này, thực tế cũng đã chứng minh công lao và sự hi sinh của nàng hoàn toàn được đền đáp xứng đáng. Chu Đệ không chỉ hoàn thành đế nghiệp mà còn trở thành một trong những hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều này chứng tỏ việc Chu Đệ có được người vợ như Từ vương phi thì phúc phần này phải tu ba kiếp mới có được. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu.
Tuy nổi tiếng tàn bạo nhưng ông rất kính nể, tôn trọng và yêu thương vợ. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ. Kể từ khi Từ hoàng hậu qua đời, ông đã để trống vị trí hoàng hậu chốn hậu cung như một cách tri ân, tưởng nhớ đến người vợ tào khang trong trái tim mình. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu.
Theo_Kiến Thức
Quái đản thái hậu làm gái điếm để... thỏa mãn dục vọng Thân là thái hậu tiền triều, vì thời thế mà không chốn nương thân, vì dục vọng và lòng tham nên mở kỹ viện làm kỹ nữ. Từ cổ chí kim những thân phận nữ nhi lấm bụi trần không phải là ít nhưng phần lớn họ đều vì hoàng cảnh quá khổ, quá bất hạnh mà phải lăn lộn những nơi nhơ...