Chân dung nhà môi giới hòa bình được Trung Quốc cử tới Ukraine
Ông Lý Huy, người được Trung Quốc giao trọng trách giúp Moscow và Kiev tiến tới đàm phán hòa bình, vốn là nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm về Nga.
Nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Lý Huy sẽ tới châu Âu với tư cách là “đại diện đặc biệt” của Trung Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ông Lý Huy từng đảm nhận vai trò Đại sứ Trung Quốc tại Moscow từ năm 2009 – 2019. Ông sinh năm 1953, từng tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, và được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào năm 2008.
Ông Lý Huy gặp Tổng thống Vladimir Putin khi ông là Đại sứ Trung Quốc tại Nga. Ảnh: THX
Ông thông thạo tiếng Nga và là một trong số ít người nước ngoài được Tổng thống Vladimir Putin trao tặng Huân chương Hữu nghị danh giá. Hiện ông Lý Huy là đại diện đặc biệt của Bắc Kinh về các vấn đề Á – Âu.
Theo ông Alexey Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi ở Đại học Quốc gia Moscow, ông Lý Huy là “lựa chọn tốt nhất có thể” để làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán với Ukraine.
“Moscow sẽ không cần phải lo lắng vì ông Lý Huy thực sự hiểu chính trị của Nga”, hãng tin NBC News dẫn lời ông Maslov chia sẻ.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Lý Huy cũng thường ca ngợi mối quan hệ giữa Nga – Trung Quốc. Ông từng viết trên một tờ báo của Bộ Ngoại giao Nga vào năm 2016 rằng, Trung Quốc cần một “nước Nga hùng mạnh”. Bài luận vào năm 2020 của ông viết cho Viện Ngoại giao Trung Quốc cho hay Bắc Kinh và Moscow sẽ “luôn kề vai sát cánh” bên nhau.
“Hai nước sẽ luôn thể hiện sự ủng hộ vững chắc đối với những nỗ lực của nhau nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, và các lợi ích cốt lõi của mỗi bên”, ông viết.
Theo kế hoạch, chuyến thăm dự kiến của ông Lý Huy tới một số nước châu Âu sẽ được xem là nỗ lực để xoa dịu lo ngại của châu Âu về lập trường của Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh cũng cho hay việc cử ông Lý Huy cho thấy Trung Quốc đang gửi tới Ukraine “chắc chắn ai đó thông thạo các vấn đề liên quan, và có khả năng đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán vì hòa bình”.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò xây dựng cho giải pháp chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine”, bà Mao nhấn mạnh.
Ông Zeno Leoni, giảng viên nghiên cứu quốc phòng tại King’s College London, nhận định kiến thức sâu rộng của ông Lý Huy về Nga sẽ giúp nhà ngoại giao Trung Quốc “hiểu nơi nào có thể hòa giải và nơi nào không thể hòa giải giữa Nga và Ukraine”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko nói với NBC News rằng, chính phủ nước này có quan điểm tích cực trước thông tin ông Lý Huy trở thành nhà môi giới hòa bình. Kiev hy vọng “kiến thức sâu rộng về khu vực sẽ giúp ông ấy giao tiếp một cách vô tư, và hiệu quả với tất cả các bên”.
Tuy nhiên, để thực sự thành công trong việc môi giới hòa bình, ông Lý Huy sẽ phải đưa cả hai bên vào bàn đàm phán. Song, cho đến nay, Nga và Ukraine vẫn còn có quan điểm trái ngược nhau.
Nga tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán năng lượng cho EU trong xung đột
Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đang làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đức và EU vẫn là những khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga.
Các mỏ khí đốt của Nga như mỏ này trên bán đảo Yamal cung cấp cho châu Âu phần lớn năng lượng. Ảnh: AFP
Đài phát thanh châu Âu Tự do (RFE/RL) dẫn kết quả phân tích của các chuyên gia thuộc một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan cho biết, Moskva tiếp tục hưởng lợi từ sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào dầu của Nga bất chấp việc giảm doanh số bán hàng do các lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) công bố ngày 28/4 cho thấy Nga đã tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho EU trong hai tháng xung đột ở Ukraine.
Kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã bán tài nguyên năng lượng trị giá 46 tỷ Euro cho Liên minh châu Âu và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Theo CREA, con số này cao gấp đôi so với số lượng bán ra trong cùng kỳ năm 2021 .
Mặc dù có sự sụt giảm về khối lượng bán ra, nhưng việc tăng giá dầu đã mang lại cho Moskva khoảng 63 tỷ Euro (66 tỷ USD) đối với năng lượng xuất khẩu bằng tàu và thông qua đường ống kể từ ngày 24/2.
Theo CREA, khối lượng nhập khẩu dầu của Nga cho EU giảm 20% và than giảm 40%. Tuy nhiên, nhập khẩu khí đốt đã tăng và Đức vẫn là nước mua chính. Trong hai tháng xung đột, Đức đã nhập khẩu các sản phẩm năng lượng trị giá 9 tỷ Euro.
Lauri Millivirta, nhà phân tích chính tại CREA, cho biết việc tiếp tục nhập khẩu năng lượng của EU "là một lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt".
CREA cũng phát hiện ra rằng nhiều công ty nhiên liệu hóa thạch cũng tiếp tục thực hiện thương mại với khối lượng lớn với Nga, trong đó có BP, Shell, Total và ExxonMobil.
Nghiên cứu cho thấy khối lượng xuất khẩu của Nga đang giảm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực, nhưng việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch đang đảm bảo doanh thu cho Moskva.
Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2022 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi cấm vận năng lượng Nga, nhưng cho đến nay Liên minh châu Âu mới chỉ thảo luận về vấn đề này. EU cũng đã áp đặt lệnh cấm vận đối với than của Nga sẽ có hiệu lực từ tháng 8 tới.
Chính phủ Đức đã bác bỏ lệnh cấm vận khí đốt vì những thiệt hại kinh tế mà nó sẽ gây ra, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz ngày 28/4 cho biết Đức phải chuẩn bị cho việc Nga ngừng cung cấp khí đốt.
Iran đặt mục tiêu mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc Tổng thống Iran bày tỏ mong muốn nước này tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc để đối đầu với điều mà ông mô tả là chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Tổng thống Iran (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Ảnh: MEO Theo trang tin Trung Đông Online, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 27/4 đã bày tỏ...