Chân dung nhà giàu mới nổi Trung Quốc
Cải cách kinh tế mang lại cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho hàng trăm triệu người Trung Quốc, nhưng những người giàu nhất vẫn luôn ở tầng lớp trên, có mối quan hệ tốt, và trong một số trường hợp là có tầm nhìn tốt. Họ chiếm 1% dân số nước này.
Wu Xie’en là bí thư đảng ủy làng Hoa Tây, ngôi làng giàu có nhất Trung Quốc. Ông và gia đình hầu như có uy lực tuyệt đối ở ngôi làng kiểu mẫu về phát triển kinh tế này. Được biết đến như là “đệ nhất thôn dưới gầm trời”, làng Hoa Tây ở tỉnh Giang Tô đã xây dựng nhiều công trình thu nhỏ của Vạn lý trường thành, Thiên An Môn, Khải hoàn môn và cả điện Capitol của Mỹ.
Yin Mingshan là chủ tịch tập đoàn Lifan, nhà sản xuất xe máy và ô tô hàng đầu, có trụ sở tại siêu đô thị Trùng Khánh. Sản phẩm của tập đoàn này chủ yếu dành cho thị trường nội địa Trung Quốc, phù hợp các khách hàng là tầng lớp mới vươn lên mức trung lưu. Công ty của ông đặc biệt thành công, và Yin là một trong những người giàu nhất ở Trung Quốc.
Kirk Chen là thành viên của gia tộc sở hữu thương hiệu hạng sang Bất động sản Cửu Long, một trong những câu lạc bộ sang trọng nhất ở Thượng Hải. Khu bất động sản này bao gồm một sân golf 27 lỗ, một câu lạc bộ polo và một khu thể thao dưới nước hạng nhất. Chen là tổng giám đốc của câu lạc bộ đua thuyền buồm và thể thao nước. Anh ta thích phô trương chiếc xe sang Lamborghini.
Trung Quốc những năm gần đây nhập nhiều ngựa từ nước ngoài về phục vụ cho thú vui của giới nhà giàu. “Giấc mơ của tôi là đổi ngựa lấy Ferrari của họ”, Nuria Mercader, một quản lý bán hàng chuyên ngựa giống Caballos Llargués, nói với WSJ gần đây.
Video đang HOT
Xia Yang là chủ sở hữu và chủ tịch câu lạc bộ Polo Beijing Sunny Times. Trong trang trại của ông ở ngoại ô Bắc Kinh, hàng chục con ngựa quý sống trong các tàu ngựa vô cùng hiện đại. Thậm chí có cả một số tay polo người Argentina sống ở đó để trông coi lũ ngựa. Môn polo suy tàn ở Trung Quốc trong thời Cách mạng Văn hóa, nhưng ông Xia tâm sự rằng sau một lần thấy Thái tử Charles chơi polo, ông quyết tâm đưa môn thể thao quý tộc trở lại Trung Quốc.
“Ở châu Âu, polo dành cho quý tộc. Chúng tôi ở Trung Quốc không có quý tộc, nhưng chúng tôi có nhiều người ngày càng giàu có nhanh chóng. Tôi mong muốn họ trở thành các quý ông, và chơi polo là một phần trên con đường trở thành quý ông”.
Yue-Sai Kan là ngôi sao lớn ở Trung Quốc. Tạp chí People từng viết rằng bà là người phụ nữ nổi tiếng nhất đang còn sống ở nước này. Bà là nhà sản xuất truyền hình và người dẫn chương trình ở Thượng Hải, từng viết 4 cuốn sách, là người sáng lập ra dòng mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1989. Dòng sản phẩm của bà sau đó được bán cho L’Oreal, nhưng Yue vẫn có cổ phần chi phối và là gương mặt của sản phẩm trước công chúng. Việc làm đẹp ở nước này giờ không chỉ là dùng mỹ phẩm, ngày càng nhiều phụ nữ chọn cách phẫu thuật thẩm mỹ để hiện thực hóa ước mơ kiều diễm. Trung Quốc hiện đứng thứ ba sau Mỹ và Brazil về số ca phẫu thuật làm đẹp.
Wu Xiangbing là giám đốc học viện golf của Guanlan’s Mission Hills Golf Club, câu lạc bộ golf danh giá nhất Trung Quốc. Wu từng là tay chơi chuyên nghiệp và đã 4 lần vô địch golf toàn quốc. Golf đang là môn thể thao được giới nhà giàu Trung Quốc ưa chuộng những năm gần đây, nhưng trình độ phát triển vẫn còn non nớt. Hiện con số người chơi dao động từ 300.000 đến 3 triệu. Đây là một mỏ vàng.
Jason Fong là giám đốc vụ quản lý tài sản của USB ở Thượng Hải. Khi người Trung Quốc ngày càng giàu có nhanh chóng, họ tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho ngân hàng Thụy Sĩ này. Thu hút những ngân hàng như USD đến Thượng Hải là chiến lược của Trung Quốc nhằm đưa thành phố này trở thành một trung tâm tài chính đẳng cấp quốc tế. Và điều đó đã thành sự thực. Cách đây 20 năm, Thượng Hải không có thị trường chứng khoán, nhưng nay đã cạnh tranh ngang ngửa với Hong Kong.
Ma Jing, con gái một vị tướng, và chồng là Li Haifeng, được cho là những người quyền thế nhất ở thành phố Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông, là chủ của một đế chế kinh doanh. Họ tự nhận là “cặp đôi kỳ diệu”. Dự án mới nhất của nhà này là một tổ hợp khách sạn theo phong cách hoàng cung. Bà Ma cho rằng công trình này có thể sánh với điện Versailles của Pháp. Trái lời cha khi lấy chồng, bà Ma từ bỏ nghề bác sĩ để kinh doanh. Bước khởi nghiệp của chồng bà bắt đầu từ việc xây dựng một nhà hàng, nay cặp đôi đã có một đế chế về xây dựng và bất động sản.
Bing Bing là giám đốc kiêm chủ sở hữu Yan Club Arts Center. Phòng tranh của cô tọa lạc tại khu 798 nổi tiếng của Bắc Kinh. Thời trước, cô đã nhanh chóng phát hiện tiềm năng nghệ thuật ở Bắc Kinh và mở các gallery đều tiên ở khu 798. Bing Bing là con gái một vị tướng nổi tiếng ở Tứ Xuyên. Cô đã góp phần biến 798 thành một thị trường nghệ thuật sôi động. Câu lạc bộ nghệ thuật Yan của cô chiếm một khu căng tin của một nhà máy cũ.
Liu Kai Mung là một trong các huấn luyện viên môn golf ở Hong Kong. Câu lạc bộ của ông tọa lạc ở Kowloon, khu vực có mật độ dân đông nhất thế giới. Hong Kong nổi tiếng là đắt đỏ nhất thế giới, nhưng phía sau những tòa nhà lấp lánh cũng tồn tại các khu ổ chuột nơi hàng trăm nghìn người sống trong các “ngăn” như hộp diêm.
Theo VNE
Em gái Việt 'văn võ song toàn'
Janneinne Lê, hiện đang học lớp 12 tại trường trung học Mater Dei, vừa được bình chọn là học sinh "Scholar-Athlete" trong tuần vừa qua với các thành tích xuất sắc về cả học vấn lẫn thể thao.
"Từ nhỏ tới lớn em luôn siêng năng và tự giác, thay vì đi chơi lúc rảnh rỗi, em đi sinh hoạt các công tác xã hội", chị Anh Tú, mẹ của em Janneinne, tâm sự.
Ngoài thời gian theo học các lớp nâng cao về toán tích phân, vật lý, chính trị, lịch sử nghệ thuật, triết học, Jannienne Lê dành nhiều thời gian để luyện tập bộ môn golf và thi đấu cho trường.
"Hôm nay cháu phải dậy từ 4 rưỡi sáng rồi đi đấu chung kết ở mãi San Clemente (một thành phố ở California, Mỹ)", chị Anh Tú kể vào đầu tuần này. Có được một đứa con gái chăm chỉ như em Janneinne, chắc hẳn người mẹ nào cũng sẽ rất tự hào.
Janneinne Lê trên sân tập golf. Ảnh: Người Việt
Janneinne được bố cho tập môn golf từ lúc 5 tuổi. Học sinh đạt thành tích cao trong lớp học không hiếm trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhưng số em tham gia thi đấu thể thao ở các giải lớn tương đối ít hơn. Janneinne Lê thành công trong cả hai lĩnh vực, thật là "văn võ song toàn".
"Bé yêu thích môn toán từ năm lớp bốn", chị Tú kể về một trong các sở trường của Jannienne. Lúc 14 tuổi, em giúp cho đội Decathlon của trường thắng giải nhất toàn tiểu bang California. Academic Decathlon, là một cuộc thi dành cho các em học sinh xuất sắc từ các trường, bao gồm mười bài thi khác nhau cho các bộ môn học, và toán học thường là bộ môn được ra đề khó nhất.
Khi hỏi về các sở thích của Janneinne Lê, "Bé thích ăn cơm nhất", chị Anh Tú cười và nói về món ăn yêu thích của em.
Tuy chưa bao giờ về thăm quê mẹ hay được đi học Việt ngữ, em có thể nói và đọc tiếng Việt. Janneinne Lê nói chuyện bằng tiếng Việt với gia đình khi ở nhà và với các cô chú khi đi sinh hoạt cộng đồng tại nhà thờ Tam Biên. Em mơ ước trở thành bác sĩ để giúp các trẻ cô nhi ở Việt Nam. Chị Tú cũng cho biết cả nhà đang sắp xếp một chuyến đi về Việt Nam vào năm sau để ba chị em của Janneinne có thể thăm quê hương và riêng Janneinne có thể tới thăm các cô nhi viện tại đó.
Janneinne Lê đang từng bước biến ước mơ làm bác sĩ của mình thành hiện thực.
Theo VNE
Tai nạn giao thông thảm khốc ở Thiên Tân Tân Hoa xã hôm qua đưa tin tổng cộng 5 người nước ngoài và 1 người Trung Quốc thiệt mạng trong vụ xe buýt du lịch đâm vào xe tải chở container. Theo đó, chiếc xe buýt chở một nhóm du khách người Đức đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải. Tại địa phận thành phố Thiên Tân, chiếc xe này gặp nạn...